Nguyễn-Xuân Nghĩa - Người Việt Ngày 121022
"Hoa Kỳ Nhìn Từ Bên
Ngoài"
Mệnh, Đạo Và Thuật Vẫn Thua Cá
Tánh Của Lãnh Đạo....
* Hai ứng cử viên Mitt Romney và Barack Obama trong cuộc tranh luận cuối *
Còn đúng hai tuần và một cuộc tranh luận cuối, cử tri Hoa Kỳ sẽ đi bỏ
phiếu. Trong cuộc bầu cử năm nay họ sẽ bầu lên người lãnh đạo nước Mỹ bốn năm tới.
Theo những tiêu chuẩn gì?
Trong vòng sơ bộ bên đảng Dân Chủ
cho cuộc bầu cử tổng thống năm 2008, Nghị sĩ Hillary Clinton tung ra một mẩu quảng
cáo truyền hình để tấn công đối thủ là Nghị sĩ Barack Obama. Ba giờ sáng, điện
thoại reo vang trong Tòa Bạch Ốc: một vụ khủng hoảng ngoại giao vừa xảy ra. Khi
ấy, một người ít kinh nghiệm như ông Obama sẽ làm gì?
Cử tri Dân Chủ không tin vào lời
cảnh báo đó. Ông Obama trở thành Tổng thống thứ 44 và bà Clinton là Ngoại trưởng
thứ 67 của nước Mỹ. Nhưng nội dung lời nhắn của bà vẫn nguyên vẹn, và thật ra là
yếu tố quan trọng nhất để cử tri chọn lựa lãnh đạo.
***
Khi một vụ khủng hoảng bùng nổ, lãnh
đạo Mỹ có thể là người biết tin nhanh và nhiều nhất. Nhưng đấy là lúc con người
cô đơn này phải lập tức lấy quyết định. Gần như nhắm mắt đi tiền trong một canh
bạc sinh tử. Dựa trên những gì? Đức tin tôn giáo, chủ thuyết, chánh sách, kinh
nghiệm cá nhân? Hay dựa trên những tính toán hơn thua về chính trị?
Tổng hợp tất cả các yếu tố ấy thì
quan trọng nhất chính là cá tánh - hay bản lãnh. Một thí dụ:
Ngay sau Đại hội của hai đảng vào
cuối Tháng Tám và đầu Tháng Chín, khi cuộc tranh cử 2008 bước vào khúc quanh
chiến lược từ sau Lễ Lao động, khủng hoảng tài chánh bùng nổ ngày 15 Tháng Chín.
Khi ấy, ứng viên Cộng Hoà là Nghị sĩ John McCain đã thành con gà mắc đẹn hay mắc đẻ: ngưng
tranh cử mấy ngày để tìm cách giải quyết một vấn đề bất ngờ mà nằm ngoài khả năng.
Ra cái chiều quan tâm mà lại có cái vẻ cuống cuồng. Vấn đề là cá tánh.
Nghị sĩ Obama nín thinh nên được
tiếng là bình tĩnh và lấy lại sự thua sút của liên danh Dân Chủ vào đầu Tháng
Chín. Rốt cuộc, hính quyền George W. Bush cùng Quốc hội có biện pháp cấp cứu và
Obama choàng trách nhiệm lên cổ đối thủ Cộng Hoà và đạt 52% số phiếu quần chúng.
Thí dụ ấy, đa số đã quên rồi.
Khốn nỗi, đối với cử tri, cá tánh
của ứng cử viên lại là khái niệm mơ hồ nhất.
***
Vì vị trí và sức nặng của nước Mỹ,
Tổng thống Hoa Kỳ có thể là người có nhiều quyền thế nhất thế giới. Nhưng ông ta
không có toàn quyền quyết định. Sau khi mãn nhiệm rất lâu, lịch sử mới xét đoán
về tài năng hay ảnh hưởng của một Tổng thống Mỹ. Sự xét đoán ấy thường tương phản
với chương trình tranh cử của ông ta – hay bà ta.
Hãy nói về chuyện tranh cử trước đã.
Khi ra tranh cử - từ vòng sơ bộ
trong đảng để được là thủ ủy của liên danh đại diện rồi đến cuộc bầu cử toàn quốc
- ửng viên phải đề nghị một chương trình hành động. Chương trình ấy được soi sáng
bởi ba loại yếu tố: là chủ thuyết của ứng viên; là chánh sách sẽ thi hành nhằm
giải quyết các vấn đề trước mắt; và quan trọng nhất, là thuật lý luận giúp mình
lấy phiếu. Không có phần tuyên truyền ấy thì mọi chương trình huê dạng nhất đều
chỉ được nhắc tới trong hồi ký của người thất cử. Vì vậy, điều mà cử tri coi là
quan trọng nhất, chương trình hành động, thật ra chỉ là nghệ thuật tranh cử và
khả năng tổ chức của ban tranh cử.
Thế rồi, khi đắc cử, Tổng thống Mỹ
là người đầu tiên phát giác ra sự bất ngờ: "coi vậy mà không phải vậy!"
Lãnh đạo Hoa Kỳ không dễ áp dụng những dự kiến hành động khi tranh cử.
Về đối nội, quyền lực Tổng thống
bị hạn chế bởi lưỡng viện Quốc hội, Tối cao Pháp viện, Ngân hàng Trung ương, và
phản ứng của thị trường, kể cả "bọn khốn kiếp buôn bán trái phiếu"
theo lối phát biểu của Tổng thống Bill Clinton khi gặp bẽ bàng với dự kiến cách
mạng của ông.
Tổng thống Mỹ có nhiều thẩm quyền
hơn về lãnh vực đối ngoại. Nhưng trong địa hạt này, ông cũng gặp trở lực bất ngờ.
Trước hết là loại quyền lợi trường cửu và thiết thực của nước Mỹ mà ứng cử viên
chỉ lờ mờ đoán ra khi chưa ngồi vào vị trí lãnh đạo. Thứ hai là phản ứng của các
nước khác, cường quốc đồng minh hay đối thủ. Thứ ba là di sản của chính quyền
tiền nhiệm, với loại hậu quả bất lường của những quyết định trước đó.
Trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 1916,
ứng viên Dân Chủ là Woodrow Wilson tranh cử với khẩu hiệu "không để bị lôi
vào cuộc chiến" - Thế chiến I đã khởi sự từ 1914. Vậy mà sau cùng, vì một
vụ tấn công của Đức, lại chuông reo lúc ba giờ sáng, Hoa Kỳ vẫn tham chiến, tám
tháng trước khi cuộc chiến ngã ngũ. Và sự nghiệp của Wilson được lịch sử phán xét
từ Thỏa ước Versailles, bị Thượng viện Hoa Kỳ từ chối phê chuẩn. Sáng kiến về
việc thành lập Hội Quốc liên - tiền thân của Liên hiệp quốc - bị coi là một thất
bại của ông Wilson. Một chuyện oan uổng.
Rốt cuộc thì sự nghiệp tầm thường
hoặc xuất chúng của một tổng thống lại tùy thuộc vào hai yếu tố chính. Trước hết
là... số mệnh may rủi của một lãnh tụ.
Là người ngây thở lý tưởng, Tổng
thống Jimmy Carter thấy sự nghiệp tan tành vì vụ khủng hoảng Iran. Lão luyện về
nội chính và giành nhiều công sức cho chương trình "Xã hội Đại đồng"
của mình, Tổng thống Lyndon Johnson thừa hưởng di sản Việt Nam của John Kennedy
và thất bại hoàn toàn vì hồ sơ đối ngoại là cuộc chiến này.
Với kinh nghiệm quốc tế thu gọn vào
quan hệ cùng xứ Mễ giáp giới tiểu bang Texas, Thống đốc George W. Bush tranh cử
với trọng tâm là nội chính và khiêm cung về đối ngoại: không can thiệp và xây dựng
quốc gia cho xứ khác – như chính quyền tiền nhiệm tại Kosovo. Ông lãnh di sản bất
ngờ là vụ khủng bố 9-11, mở ra hai cuộc chiến nên mang tiếng là "sát quân"
và sự nghiệp lấm lem từ vụ khủng hoảng tài chánh 2008 có nguyên nhân từ cả chục
năm trước!
Dù là người có nhiều quyền thế, Tổng
thống Mỹ vẫn gặp mệnh đỏ đen! Hình như vì vậy mà Napoléon mới tìm tướng tài
trong số những kẻ có vận hên.... "Thời lai, đồ điếu thành công dị!"
Sau số mệnh, yếu tố thứ hai có thể
quyết định về sự nghiệp của một lãnh tụ là bản lãnh. Dù lãnh một tụ bài rất xấu
mà vẫn đảo ngược tình hình, chuyển thắng thành bại. Người như vậy thật ra không
nhiều trong lịch sử dù sao vẫn còn quá mỏng của nước Mỹ.
Vì vậy, cử tri cứ chú ý đến dự kiến
của các ứng cử viên mà nhiều khi không rõ chủ đích giấu kín bên trong, như
Abraham Lincoln giữ kín lập trường chống chế độ nô lệ cho đến khi hữu sự. Chứ
thành bại thì còn tùy vào vận may.
Còn một yếu tố hữu ích cho sự xét
đoán mà lại ít được cử tri chú ý. Đó là cá tánh của ứng cử viên. Nó có thể phần
nào phản ảnh cái bản lãnh khi có chuyện bất ngờ.
***
Lần này, vụ Benghazi tại Libya có
thể giúp ta nhìn lại.
Cùng ba phụ nữ khác - Đại sứ
Suzan Rice và hai cố vấn trong Hội đồng An ninh là Samantha Power và Gayle
Smith - Ngoại trưởng Clinton đã thuyết phục Chính quyền Obama can thiệp vào cuộc
nội chiến Libya vào Tháng Ba 2011 vì lý do nhân đạo. Chế độ độc tài Muammar
Ghaddafi tiêu vong và Libya tiến dần đến chế độ dân chủ, nhưng qua hành lang
nhiễu loạn ở miền Đông, tại Benghazi. Chiều 11 Tháng Chín, Đại sứ Christopher
Stevens cùng ba viên chức Mỹ bị quân khủng bố ám sát trong toà Tổng lãnh sự Hoa
Kỳ ở nơi đây. Lại chuông reo lúc ba giờ sáng.
Khi khủng hoảng bùng nổ, Chính
quyền Obama lúng túng mất ba tuần - chứ không phải ba ngày hay ba tiếng - về cách
ứng xử và giải thích về nguyên nhân của vụ thảm sát. Cho đến khi Ngoại trưởng
Clinton đứng ra nhận trách nhiệm. Bà là nhân vật sáng giá nhất hiện nay của đảng
Dân Chủ nên chấp nhận được tổn thất đó cho đảng.
Biết đâu chừng là với tầm nhìn
xuyên tới cuộc tranh cử 2016?
Sau nhung bien chuyen ve chinh tri vua qua, chi co ba Hillary Clinton la nguoi co ban lanh nhat. Suot 4 nam, ba da di tu dong sang tay de giai quyet thien ha su va chung to ban lanh cua minh. Co nguoi da nhan xet: " Neu khong co Hillary, co le Bill Clinton chi la mot luat su binh thuong". Chi tiec la ba da lon tuoi, khong biet con co suc khoe de dam nhan thien ha su nam 2016??? Neu ba ra ung cu, chac chan se duoc la phieu cua YC.
Trả lờiXóaXin phép cụ!
Trả lờiXóaLúc cụ khỏe thì Người Việt chưa cần.
Lúc Người Mỹ cần thì cụ lại viết chữ Việt.
Day la blog cua nguoi Viet ma, cha le lai viet bang ngon ngu khac? Nhung neu viet bang tieng Anh hay Phap khong biet Tuong Can co du trinh do de doc khong, hay lai u u cac cac nhu ... Vit? sao ma kho tanh qua vay!!!
XóaBạn hiểu sai ý tôi.Thử hỏi có bao nhiêu người viết về vấn đề lớn mà dân chúng cần?
Trả lờiXóaKhong biet Tuong Can dang noi den dan chung o Viet Nam hay o My? Neu dan chung o Vietnam, thi nhung bai binh luan cua ong NXN la nhung van de khong can thiet, vi moi van de da co dang va nha nuoc lo. Nhung doi voi nhung nguoi Viet dang song o My, thi do la nhung van de nguoi ta noi den hang ngay.
XóaToi chi la mot nguoi dan ba binh thuong, sau nhung ngay gio ban ron voi cong viec, cung muon trau doi them kien thuc de...day con. Trong tuong lai, biet dau nuoc My lai co mot tong thong goc Viet. Noi dua voi Tuong Can cho vui thoi chu con cua toi con nho lam, nhung do cung la giac mo cua nhieu nguoi VN hai ngoai.