Hùng Tâm - Hồ Sơ Người-Việt Ngày 160629
Anh Quốc vừa cho Liên Âu một bài
học, đấy mới chỉ là khởi đầu….
* Liên Âu thiếu nước... cờ *
Sau
khi Vương quốc Anh thống nhất UK quyết định ra khỏi Liên hiệp Âu châu – giải
pháp Brexit mà nhiều người cho là bất ngờ chỉ vì họ đoán sai kết quả trưng cầu
dân ý hôm 23 - tình hình Anh Quốc sẽ ra sao và Liên Âu phải tự cải cách như thế
nào? Ngay từ đầu Tháng Sáu, Hồ Sơ Người-Việt
dành ba kỳ liên tiếp trình bày bối cảnh của chuyện này từ nhiều giác độ khác biệt.
Đã đến lúc chúng ta có thể tiến thêm một bước mà nhìn vào tương lai.
Đấu Trí Giữa Anh Quốc Và Âu Lục
Do
vị trí địa dư là một hải đảo đối diện với các quốc gia thuộc khu vực bán đảo
phía Tây của Đại lục Âu-Á, mà ta có thể gọi là Âu-Lục (Continental Europe) Anh
Quốc đã có một chủ trương khá đặc biệt. Là vừa muốn giữ nền độc lập của mình, vừa
muốn can thiệp vào Âu-Lục để khỏi bị đe dọa hay uy hiếp, lại vừa củng cố quan hệ
riêng với Hoa Kỳ ở bên kia Đại Tây Dương. Chủ trương đa diện ấy càng được đẩy mạnh
khi Đế quốc Anh tàn lụi và mất dần ảnh hưởng kể từ sau Thế chiến II.
Vì
vậy, việc nước Anh ngần ngại khi gia nhập hệ thống Âu châu thống nhất rồi cũng
là quốc gia đầu tiên ly khai khỏi hệ thống không là điều đáng ngạc nhiên.
Khi
72% thành phần cử tri tham gia cuộc trưng cầu dân ý và 52% những người bỏ phiếu
lại ủng hộ việc ly khai, ta không thể nói rằng đây là một kết quả khít khao.
Khi 40% cử tri của thủ đô London cũng muốn ly khai thì ta cũng thấy rằng việc ở
lại không có sức thuyết phục cao như các chính khách hay bình luận gia mong đợi.
Khi hai chính đảng lớn là Bảo Thủ và Lao Động cùng bị vỡ đôi trên lằn ranh Đi/Ở
thì đây hết là dị biệt lập trường tả hữu cổ điển mà là cái gì đó sâu xa hơn nhiều.
Sau
cùng, người ta cứ đề cao nguyên tắc dân chủ, đến khi người dân thể hiện quyền
làm chủ mà đòi quốc gia phải đi theo hướng khác thì cũng chẳng thể nói rằng người
dân mắc tội thất học, thiếu hiểu biết hoặc ngả theo chủ nghĩa quốc gia dân tộc
có mùi phát xít. Mấy ngày qua, dư luận Anh, Âu và toàn cầu cứ tranh cãi về chuyện
ấy một cách vô ích.
Bây
giờ, các chính đảng truyền thống của Anh phải tìm giải pháp nội bộ để thực hiện
ý nguyện của đa số và khủng hoảng sẽ bùng nổ trong từng đảng cho tới khi nước
Anh có lãnh đạo chính thức nêu vấn đề với Liên Âu về thể thức tiến hành việc ly
khai.
Phía
Liên Âu muốn Anh khởi sự việc này càng sớm càng hay, phía Anh Quốc, Chính quyền
của Thủ tướng David Cameron chưa có khả năng đó.
Ông
Cameron có thể tính sai khi quyết định tổ chức trưng cầu dân ý và gặp kết quả
ngược với dự kiến, nhưng ông can đảm nhận trách nhiệm ở việc đi và ở của mình.
Ông sẽ ra đi, mà vẫn ở lại cho tới khi đảng Bảo Thủ có lãnh đạo mới, với hy vọng
là trong hạn kỳ vài tháng nữa. Nếu ông từ chức ngay vào ngày 24 thì tình hình
còn khó khăn hơn nữa. Trong hạn kỳ đó, có thể là tới Tháng 10, đảng Lao Động
cũng phải vượt qua được khủng hoảng nội bộ mà có đường lối và nhân sự tham gia
quyết định lịch sử vào giai đoạn nguy ngập này.
Bên
kia, các nước Âu-Lục cũng nhức đầu trong trận đấu trí vì không chỉ đối phó với Anh
Quốc trong một vụ ly dị tốn kém mà còn phải canh chừng các thành viên còn lại
cũng có thể nhân chuyện Brexit mà tính khác. Mà ngần ấy quốc gia hay lãnh tụ đều
bị chi phối bởi phản ứng của thị trường. Hai ngày tuột giá đã gây thiệt hại khoảng
hai ngàn tỷ đô la chỉ vì nhiều nhà đầu tư nhận thức sai mà đánh cá ngược với kết
quả bất ngờ. Những biến chuyển sắp tới cũng khiến các ngân hàng trung ương và nội
các từng nước bị lay động. Vụ khủng hoảng ngân hàng tại Ý đang xảy ra cũng tác
động vào trận đấu trí của các chính khách.
Nhìn
vào toàn cảnh thì các nước sau đây có thể bị chấn động tài chánh: Ý, Hy Lạp, Bồ
Đào Nha, Tây Ban Nha, Malta, Cyprus và Ireland. Khó khăn kinh tế thì đe dọa
Ireland, Thụy Điển, Hòa Lan, Bỉ và cả nước Đức. Trong khi đó, trào lưu nghi ngờ
hoặc chống Âu Châu sẽ tăng tại Pháp, Ba Lan, Hung, Áo, Ý, Hy Lạp và cả Đan Mạch.
Tổng kết lại, Liên Âu không ở trong thế mạnh để bắt ép Anh Quốc như người ta lầm
tưởng.
Trước
khi nói đến thế lực kinh tế đối chiếu giữa Anh Quốc và Liên Âu, thì phải nhắc đến
cơ sở pháp lý và thậm chí tà ý của Liên Âu. Cũng là một cách giải thích phản ứng
của dân Anh.
Cơ Sở Pháp Lý và Gian Ý Chính Trị
Có
hai chi tiết đáng chú ý được thấy rõ qua vụ tranh luận vừa qua. Thứ nhất là
gian ý của Liên Âu mà nhiều người Anh đã nhìn ra dù truyền thông dòng chính lại
chẳng đề cập tới.
Đấy
là cơ sở pháp lý của quyền hạn lãnh đạo Âu Châu. Họ đã có Hiệp ước Roma năm
1958 về khuôn khổ hội nhập các thành viên, rồi Hiêp ước Maastrich năm 1993 để lập
ra Liên Âu. Họ chuẩn bị đúc kết hai văn kiện này thành bản Hiến pháp Âu châu, với
việc soạn thảo được trao cho nguyên Tổng thống Pháp Valéry Giscard d’Estaing.
Không ngờ là năm 2005, Pháp và Hòa Lan tổ chức trưng cầu dân ý về bản hiến pháp
này với kết quả là đa số bác bỏ!
Lãnh
đạo Âu châu không từ bỏ giấc mơ thống nhất bằng mọi giá nên mới tung ra một văn
kiện thứ tư là Thỏa ước Lisbon năm 2007. Đây là văn kiện bên trong có quy định
về thủ tục ly khai ở Điều 50. Tức là ngay từ đầu, Liên Âu muốn vượt qua lòng dân
của từng nước mà vẽ ra luật chơi chung cho mọi nước. Nhớ lại thi nếu người dân
Anh có đòi ra đi thì tội cũng chẳng nặng hơn dân Pháp hay dân Hòa Lan vào năm
2005 khi bác bỏ Hiến pháp.
Thứ
hai, ngay sau khi biết kết quả trưng cầu dân ý, Ngoại trưởng của sáu nước sáng
lập đã ra tối hậu thư cho Thủ tướng Cameron, rằng nếu Anh Quốc đã quyết định đi
thì hãy đi cho sớm.
Sáu
nước đó là Pháp, Đức, Ý, Hòa Lan, Bỉ và Luxembourg. Khi đọc tin, ít ai nêu vấn
đề là tại sao đại diện của sáu quốc gia này lại có quyền lên tiếng thay cho cả Liên
Âu? Các nước còn lại, 21 thành viên kia, chỉ là khán giả? Chi tiết ấy không qua
mặt được các nước Ba Lan, Hung, Tiệp… Họ càng thông cảm với lập trường của Anh
Quốc dù vẫn muốn Anh ở lại. Chính thái độ của sáu nước cột trụ càng gây phản ứng
nghi ngờ của các thành viên còn lại và một ảnh hưởng của vụ Brexit được phơi
bày ra ánh sáng – mà cho tới ngày Thứ Ba 28, chửa thấy truyền thông dòng chính
nói tới.
Chỉ
vì qua ngày Thứ Bảy 25, sáu đại diện Liên Âu đã tháo chạy trong bản thông cáo
chung được phổ biến qua nhiều ngôn ngữ cho thế gian cùng biết. Họ thú nhận “rằng
có sự khác biệt giữa các quốc gia thành viên trong tham vọng hội nhập Âu châu
nên Liên Âu sẽ tập trung nỗ lực vào những thách thức mà cả tập thể cùng có thể
giải quyết và để từng quốc gia hay cấp địa phương giải quyết các nhiệm vụ còn lại.”
Diễn
ra bạch văn cho dễ hiểu, sáu cột trụ của Âu Châu vừa chính thức công nhận là
chánh sách của Liên Âu không thỏa mãn mọi thành viên. Vì vậy, từ nay họ tìm
cách thỏa mãn mọi người, dù điều ấy có nghĩa là thủ đô Bruxelles bớt thẩm quyền
kiểm soát về chính trị và chú trọng tới tự do thương mại trong một thị trường kinh
tế chung. Vụ nổi giận chính trị của dân Anh đã cứu vãn chủ quyền nhiều nước
khác mà các bình luận gia đầy quán tính vẫn chưa hiểu nên cứ buồn về việc Anh
Quốc rũ áo.
Sau
cùng, Hồ Sơ Người-Việt đề cập tới sức nặng kinh tế của các nước trong cuộc, vì
đấy mới là cơ sở suy luận về một trật tự kinh tế khác.
Sức Nặng Kinh Tế
Trong
nội tình Anh Quốc, hai chính đảng lớn và đảng United Kingdom Independence Party
– chủ trương Brexit - phải ra khỏi cơn khủng hoảng và dàn xếp một giải pháp “đại
đoàn kết” để có đủ đa số cầm quyền cho tương lai sau những tổn thất kinh tế và
chính trị vừa qua. Liên Âu cũng thế, sẽ phải đối phó với thực tế trước mắt và
ngăn được một vụ đổ dàn là khi nhiều nước cũng theo Anh Quốc ra đi.
Kịch
bản lạc quan của tương lai là một thế hợp tác mới, dựa trên “tương quan lực lượng”
về kinh tế.
Trước
hết, nếu tính theo Tổng sản lượng GDP, căn cứ trên danh mục của Quỹ Tiền Tệ Quốc
Tế cho năm 2015, thì sức nặng kinh tế của các nước có thể được tóm lược như
sau: 1/ Hoa Kỳ là 17 ngàn 900 tỷ Mỹ kim (Liên Âu gồm 28 nước chỉ được 17 ngàn tỷ);
2/ Trung Quốc là gần 11 ngàn tỷ; 3/ Nhật Bản có bốn ngàn mốt; 4/ Đức có ba ngàn
ba; 5/ Anh Quốc là hai ngàn tám; 6/ Pháp là hai ngàn tư…. Đây là ta chưa nói đến
khả năng sáng tạo hay sức cạnh tranh hoặc năng suất kinh tế thật là lợi tức đồng
niên tính theo đầu người của từng nước.
Anh
có nền kinh tế đứng hàng thứ năm thế giới và trong khối Âu Châu thì chỉ thua
kinh tế Đức. Nhưng khác với nước Đức quá lệ thuộc vào xuất cảng, Anh Quốc còn
có ưu thế khác: là đầu cầu rót vốn đầu tư của các nước, nhất là Hoa Kỳ, vào
Liên Âu nay đang lui về vai trò của một khu vực tự do thương mại.
Nói
về tự do thương mại thì Hoa Kỳ đang có Hiệp định NAFTA với Canada và Mexico,
hai nước có sản lượng kinh tế đứng hạng thứ 10 và thứ 15. Ba quốc gia này sản
xuất ra tổng cộng 20 ngàn 600 tỷ Mỹ kim một năm, so với 17 ngàn tỷ của Liên Âu
thì cao hơn 21%. Ra khỏi Liên Âu, nếu Anh Quốc gia nhập Hiệp ước NAFTA được cải
tên thành… Xuyên Đại Tây Dương - chuyện không khó – thì sản lượng của bốn nước
sẽ là 23 ngàn 400 tỷ, so với Liên Âu không còn Anh Quốc (14 ngàn 200 tỷ) thì
nhiều hơn chín ngàn 200 tỷ đô la. Hơn gấp rưỡi!
Nếu
Liên Âu chỉ là một câu lạc bộ làm ăn về kinh tế chứ hết tham vọng áp đặt một trật
tự chính trị cho các thành viên, với quy chế về cư trú hay hạn ngạch tiếp nhận
di dân hoặc tiêu chuẩn về chi thu ngân sách - mà chẳng xứ nào tôn trọng - thì
Anh Quốc cũng có thể gia nhập một câu lạc bộ tương tự ở bên kia Đại Tây Dương,
với Hoa Kỳ, Canada và Mexico. Thoải mái hơn nhiều! Mà sẵn đà phát triển, tại
sao không mời thêm Úc, Tân Tây Lan cùng nói Anh ngữ, hay với vài nước Bắc Âu xưa
nay vẫn gắn bó với Anh và Mỹ hơn là với các nước Âu-Lục?
----
Kết luận ở đây là gì?
Trong khi người ta nguyền rủa hay ca tụng chuyện
Brexit, một trật tự kinh tế khác có thể ra đời.
Còn lại, Liên Âu nhỏ và nghèo hơn vẫn có thể tồn
tại với những tham vọng thực tế và thuần nhất hơn.
Nếu không, Liên Âu sẽ có loạn, là kịch bản không lạc quan. Vụ phi trường Istanbul vừa bị khủng bố tấn công là một nhắc nhở.
Kết quả của Brexit trong ngắn hạn có thể làm suy yếu nước Anh, tuy nhiên là một quốc gia đông dân, với lợi thế về ngôn ngữ, văn hóa, lịch sử, sở hữu kho vũ khí hạt nhân, nước Anh sẽ tiếp tục là một cường quốc có ảnh hưởng trên thế giới.
Trả lờiXóaNếu 5 quốc gia sử dụng tiếng Anh là quốc ngữ hợp lại thành một liên bang thì sẽ trở thành một thực thể có sức cạnh tranh và ảnh hưởng lớn hơn đến thế giới, chỉ e là chủ nghĩa dân tộc lại chiến thắng để rồi hội nhập về kinh tế mà không hội nhập được về chính trị.
Liên Âu tuy là một câu lạc bộ kinh tế, nhưng chỉ thống nhất về tự do hàng hóa và dịch vụ mà chưa thống nhất về tiền tệ. Trong số 28 quốc gia Liên Âu (bao gồm cả nước Anh) chỉ có 19 quốc gia sử dụng đồng tiền chung Euro. Sản lượng kinh tế của các quốc gia sử dụng đồng Euro là 11 ngàn 500 tỷ Mỹ kim. So với sản lượng kinh tế của nước Tàu là 11 ngàn tỷ Mỹ kim thì xấp xỉ. Với một nền kinh tế đang suy yếu cộng với ảnh hưởng kinh tế của Brexit thì e là năm sau tỷ trọng kinh tế của đồng Euro trong nền kinh tế thế giới sẽ đứng dưới đồng Nguyên.
Trả lờiXóaKhi đưa vào sử dụng đồng Euro, các quốc gia Liên Âu muốn cạnh tranh với sức ảnh hưởng của đồng Mỹ kim trong các giao dịch tài chính quốc tế cũng như dự trữ ngoại tệ của các quốc gia. Nay thì mọi chuyện đang đổi thay có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tỷ trọng dự trữ đồng Euro trong rổ ngoại tệ của các quốc gia cũng như ảnh hưởng của đồng tiền này đối với nền kinh tế toàn cầu.
Nước Tàu có thể vui sướng vì chuyện này, nhưng đừng mơ tưởng sẽ trở thành siêu cường của thế giới. Thay vào đó, một thế giới đa cực đang hình thành. Các lãnh đạo của Liên Âu sẽ không dễ dàng để cho sự tan rã Liên bang Âu châu xảy ra, bài học Liên bang Xô Viết vẫn còn đó. Và sự trỗi dậy của Ấn Độ có thể góp phần làm cân bằng cán cân quyền lực ở khu vực châu Á.
Cảm ơn bài viết cho nghiên cứu...
Trả lờiXóa