Nguyễn Xuân Nghĩa - KBC Hải ngoại Ngày 20111028
Ảo giác về triển vọng dân chủ và rủi ro khủng hoảng trong thế giới Á Rập Hồi giáo
Từ đầu năm 2011, thế giới vui mừng khi thấy các nước Á Rập Hồi giáo có chuyển động khi người dân nổi lên chống lại chế độ. Khởi đi từ một vụ đảo chánh tại Tunisie rồi Ai Cập (Egypt), nỗi vui mừng khiến người ta lạc quan nói đến một kỷ nguyên dân chủ chưa từng thấy trong thế giới Á Rập.
"Mùa Xuân Á Rập" hoặc "Cách mạng Hoa nhài", quốc hoa của xứ Tunisie, trở thành khẩu hiệu hấp dẫn cho những người khát khao dân chủ ở nơi khác.
Nhưng sự thật Á Rập lại chưa hẳn như vậy. Một sự thật khác thí ít được chú ý: Truyền thông Tây phương, thậm chí cả lãnh đạo, biết quá ít về thế giới kỳ bí và phức tạp này, mà lại ảnh hưởng quá nhiều đến nhận thức của thế giới, nhất là thế giới dùng Anh ngữ.
Vì nói mãi về triển vọng dân chủ, Tây phương tin vào sự miêu tả hay giải thích của chính mình. Rồi khiến chúng ta dễ hồ hởi sảng! Người viết xin làm công việc xối nước lạnh - để chúng ta cùng tỉnh ngủ.
***
Khu vực gọi là Bắc Phi và Trung Đông – gọi tắt là MENA, Middle East & North Africa – gồm có nhiều mảnh vụn của Đế quốc Hồi giáo Ottoman bị tan rã sau Thế chiến I, cách đây 90 năm.
Sau hơn 600 năm tồn tại, một đế quốc rộng lớn xuất hiện từ năm 1299 – đời nhà Trần nước ta – tất nhiên đã để lại nhiều di sản văn hoá và chính trị. Khi ấy, tức là trong thế kỷ vừa qua, chúng ta lại ít biết về những hậu quả này vì chỉ nhìn thấy sự xuất hiện của Tây phương.
"Tây phương" vào thời đó là các nước Âu Châu đã bành trướng toàn cầu với chủ nghĩa thực dân, rồi suy tàn vì chinh chiến bên trong, vì xung đột với chủ nghĩa Cộng sản từ Liên bang Xô viết, với chủ nghĩa Phát xít của Đức quốc xã, và gần nửa thế kỷ "Chiến tranh lạnh" giữa hai khối Đông-Tây. "Tây" ở đây là Tây phương, nhưng do một siêu cường mới nổi lên từ thế kỷ 20 giữ vai trò lãnh đạo. Đó là Hoa Kỳ.
Thế giới của chúng ta - của người Việt mình - chỉ chú ý đến phần "Tây phương" vì bị ảnh hưởng nặng nhất, về mọi mặt. Sau đó ta mới ít nhiều chú ý đến phần Cộng sản – ít hơn nhiều – dù bị tấn công từ năm 1930, bại trận năm 1975 và nay vẫn chưa thoát.
Từ thế giới Tây phương, chúng ta cũng hiểu thêm về sự chuyển hóa của Âu Châu qua hình thái sinh hoạt dân chủ, có khác biệt với chế độ thực dân tàn khốc thời xưa. Và thấy rằng trong các hệ thống chính trị, nền dân chủ là ít tệ nhất, có giá trị phổ cập nhất. Nên cũng tưởng rằng cả nhân loại đều mong muốn như vậy.
Trở lại chuyện Á Rập, từ khi Đế quốc Ottoman suy sụp và tan rã, khu vực MENA trôi vào quỹ đạo Âu Châu, trở thành nạn nhân của chế độ thực dân. Người Hồi giáo thì không thể quên chuyện "Thập tự chinh", một nỗ lực bành trướng của Âu Châu, bị đánh bại và chấm dứt khi Đế quốc Ottoman ra đời. Với họ, chủ nghĩa thực dân hay chế độ giám hộ của Âu Châu chỉ là một biểu hiện mới của chuyện cũ. Mâu thuẫn tôn giáo và chính trị bị hòa nhập làm một.
Nhưng cùng lúc đó, một Đế quốc khác xuất hiện từ năm 1917, Đế quốc Xô viết hay "Liên bang Xô viết".
Với tổ chức khoa học và tinh vi, Đế quốc này kết hợp lý luận với ngoại giao cùng nghệ thuật khuynh đảo do một bộ phận có nhiệm vụ thực hiện, là "Quốc tế Cộng sản" Komintern, nhằm xây dựng vùng trái độn và mũi xung kích cho cả đế quốc. Lúc ban đầu, các hạt nhân cộng sản được gieo trồng trên thế giới đều được Liên Xô ươm mầm vun xới (một trong những hạt nhân đó tại Việt Nam là Hồ Chí Minh, xuất thân từ đảng Cộng sản Pháp, một đảng ra đời năm 1920 do nghệ thuật tác động của mật vụ KGB).
Khi Đế quốc Ottoman tan rã, vành đai kiềm tỏa bị đánh bung đã mở ra một thời kỳ đại loạn giữa ba sắc tộc lớn là người Thổ (sáng lập đế quốc), người Ba Tư (một dân tộc từng làm chủ một đế quốc thuộc loại rộng lớn nhất thế giới) và một tập hợp hỗn tạp của những người tự xưng "Á Rập". Tôn giáo chính của họ vẫn là Hồi giáo, nhưng chia thành hai hệ phái lớn là Sunni và Shia - và nhiều tông phái nhỏ hơn. Ngoài ba chủng tộc đông dân nhất vừa nói ở trên, còn có nhiều thị tộc hay bộ lạc, vẫn sinh hoạt theo nền nếp cá biệt, cổ xưa, với bản sắc riêng, trong từng khu vực biệt lập.
Sự suy tàn của Âu Châu cùng sự lớn mạnh đột ngột của Đế quốc Xô viết khiến khu vực MENA là địa bàn tranh hùng.
Âu Châu bị lụn bại vì ba lần đại chiến (1870, 1914, 1939) muốn quay về đất cũ ở bên kia Địa Trung hải, là nơi mà Liên Xô muốn xâm nhập: sau Âu Châu, đây là nơi Đế quốc Xô viết cho là vùng chiến lược, phải ưu tiên chinh phục.
Một trong những thành tích đáng kể nhất là qua Komintern và KGB, lập ra các phong trào "Á Rập Đỏ", nói cho lịch sự là "Á Rập Xã hội Chủ nghĩa". Những hạt mầm họ gây dựng được đã đơm hoa kết trái thành các chế độ độc tài ngày nay.
Ngoài ra, nếu không trực diện tranh hùng bằng quân sự thì họ áp dụng phương pháp khủng bố. Các tổ chức khủng bố khét tiếng trong thế giới Hồi giáo từ những năm 1960 đều đã được Liên Xô huấn luyện và yểm trợ. Ngày nay, vì vụ khủng bố 9-11 của al-Qaeda tại Hoa Kỳ năm 2001, người ta quên mất thành tích của PLO, của YasserArafat, Abu Nidal, hay Carlos the Jackal, v.v...
Vì vậy, trên những mảnh vụn của Đế quốc Ottoman, ta thấy xuất hiện nhiều xu hướng trái ngược, có chung một nét là rất cuồng tín cực đoan – khác hẳn thế giới Hồi giáo tại Đông Nam Á.
Trước tiên, có xu hướng phát xít của các lãnh tụ đã từng hợp tác với Đức quốc xã. Vì tinh thần phát xít, lại được Liên Xô yểm trợ, họ chủ trương hiện đại hóa theo phương pháp cộng sản, gọi đó là "xã hội chủ nghĩa". Các lãnh tụ khét tiếng của khối Á Rập Đỏ này chính là Gamal Nasser tại Ai Cập, Hafer al-Assad tại Syria, hay Moammar Gaddafi tại Libya. Họ muốn xây dựng một chế độ thế quyền - quyền lực thế tục - tập trung vào một đảng và cai trị theo lối chuyên chế độc tài. Lồng trong "lý tưởng xã hội chủ nghĩa với màu sắc Xô viết" còn có tham vọng vĩ cuồng – megalomane - của các lãnh tụ muốn lãnh đạo toàn khối Á Rập. Không hề tin nhau mà còn cạnh tranh với nhau để lãnh đạo khối Á Rập, các lãnh tụ này đều giương cao lá cờ chống Mỹ và chống Israel, theo đúng chủ trương của Liên Xô.
Phản ứng ngược lại với xu hướng Á Rập Đỏ thì có xu hướng thần quyền - quyền lực tuyệt đối đạo Hồi, theo cách suy diễn cực đoan nhất. Họ muốn tiến hành cách mạng tôn giáo để thống nhất sức mạnh của đạo Hồi, được cai trị bằng giáo luật Sharia. Xu hướng "Cách mạng Hồi giáo" này lại có hai hệ phái Sunni và Shia, và cứ coi nhau như kẻ thù.
Lực lượng khủng bố al-Qaeda của Osama bin Laden là một nhánh nhỏ và cuồng tín nhất của hệ phái Sunni. Lãnh đạo hệ phái Shia thì có các Giáo chủ Iran hay sản phẩm của họ, là lực lượng khủng bố Hezbollah tại Lebanon, thậm chí lực lượng Hamas trong cộng đồng Palestine trên Dải Gaza.
Ở giữa hai xu hướng lớn này – Hồi giáo thế quyền theo xã hội chủ nghĩa và Cách mạng thần quyền của Hồi giáo cuồng tín – là một số vương quốc Á Rập theo chế độ quân chủ, từ Maroc đến Jordan và Vịnh Ba Tư, như Saudi Arabia, Kuweit, Bahrain. Họ e sợ cả hai trào lưu cách mạng đó, và tìm sự bảo vệ của Tây phương.
Đó là các nước Hồi giáo được gọi là "ôn hoà" - vì thân Tây phương và chống "Cách mạng Hồi giáo" của xu hướng thần quyền - nhưng đa số vẫn còn nạn độc tài. Ngoại lệ có thể đếm trên đầu ngón tay của một bàn tay, thí dụ như Vương quốc Maroc.
Xen trong mớ bòng bong đó còn có các thị tộc, lãnh chúa, các lực lượng võ trang và thậm chí đạo tặc.
Và giữa ba khối sắc tộc lớn nhất - người Thổ, Ba Tư và Á Rập - thì khối Á Rập có mật độ hỗn loạn cao nhất vì phân tán vào hơn hai chục quốc gia, đa số bị các lãnh tụ khống chế cho những tham vọng riêng, với màu sắc Á Rập.
Còn lại, xu hướng dân chủ là sản phẩm hiếm có trên thị trường Á Rập.
Nhiều người có học hoặc khá giả thì đã nhập cư vào các nước Tây phương và lên tiếng thay cho dân Á Rập theo lý luận quen tai làm truyền thông Tây phương tưởng thật! Những người còn ở trong nước thì bị quy tội "tay sai" của Tây phương, hay Mỹ đế, và bị diệt trừ thẳng tay mà các nước Tây phương chỉ có thể bênh vực một cách yếu ớt.
Khi Liên Xô tan rã hai chục năm trước, khối Á Rập Đỏ suy vong. Ngày nay, họ chỉ còn có thể bám víu vào hai cường quốc độc tài là Liên bang Nga - hậu thân của Liên Xô – và Trung Quốc. Còn lại, xu hướng "Cách mạng Hồi giáo" thì bị lão hóa, tư tưởng già nua lạc hậu chỉ còn sức thuyết phục nhờ khả năng khủng bố và trước đó, nhờ tinh thần ngu dân và luận điệu chống Tây phương.
Trong khi xu hướng dân chủ thì vẫn non yếu, thiếu tổ chức và dễ bị quy chụp tội thân Tây phương. Và quan trọng nhất, các nước Tây phương thì đang gặp nhiều vấn đề bên trong nền kinh tế và xã hội, kể cả hiện tượng dân số tại Âu Châu bị lão hóa trước đà sinh sản của di dân mà đa số là gốc Hồi giáo, từ các thuộc địa cũ tiến lên.
***
Khi Liên Xô suy vong, người ta tưởng rằng đấy là cơ hội bùng phát dân chủ!
Thật ra, đó chỉ là "Hội chứng 1989": chỉ có các nước Đông Âu là được giải phóng nhờ phản ứng quốc gia dân tộc chống Nga, sức hút của Tây Âu và sự yểm trợ thất thường của Hoa Kỳ. Chứ Liên bang Nga bị khủng hoảng với nền dân chủ giả hiệu thời Boris Yeltsin. Rồi tái xuất hiện từ năm 2000 với ách độc tài, trong nỗ lực khôi phục lại những gì Liên Xô đã mất. Trung Quốc thì cải cách mà vẫn triệt hạ dân chủ, với thành tích là vụ tàn sát Thiên an môn năm 1989.
Ngày nay, chúng ta đang có thể gặp lại "Hội chứng 1989" trong khối Á Rập, một sự hồ hởi sảng.
Cả Liên bang Nga và Trung Quốc đều có mối lo Hồi giáo bên trong và không chấp nhận được những hiện tượng dân chủ hay độc lập trong thế giới Hồi giáo. Họ lại có kinh nghiệm và tổ chức khuynh đảo nên có khả năng xử lý – phá hoại – vượt xa Tây phương.
Bây giờ, khi thế giới Á Rập bị rúng động, người ta có thể thấy ra khung cửa hẹp của dân chủ giữa hai bờ vực đầy quyến rũ cho quần chúng u mê. Đó là chủ nghĩa độc tài quân phiệt và Cách mạng Hồi giáo cuồng tín. Điều đáng sợ hơn vậy là sự giao thoa, như cái bình thông đáy, giữa hai xu hướng này. Tổ chức "Huynh đệ Hồi giáo" theo hướng cách mạng thần quyền vẫn tiếp tục phát triển cơ sở và còn mở rộng cơ hội hợp tác với chế độ độc tài quân phiệt trong giai đoạn giao thời hiện nay. Đấy là những gì đã thấy tại Ai Cập và có thể sẽ thấy sau này tại Libya, hay Syria...
Nghịch lý ấy thật ra dễ hiểu: hai xu hướng độc tài và thần quyền cực đoan đều có kẻ thù chung là tinh thần dân chủ của Tây phương. Là Tây phương, là Thiên chúa giáo, Israel hay "Đế quốc Mỹ". Trong khi ấy, Tây phương thì hời hợt, truyền thông nông cạn và dư luận thiếu kiên nhẫn nên, ở trên cùng, lãnh đạo rất sẵn sàng đổi ý. Năm 1989, họ đã đổi ý với Trung Quốc sau vụ thảm sát Thiên an môn, bây giờ cũng dập dừng bất định trước cảnh đàn áp tại Syria.
Vì vậy, thế giới Á Rập chưa thể sớm có dân chủ như người ta trông đợi.
Mà vì khu vực ấy lại liên quan đến cuộc chiến chống khủng bố và hai chiến trường Iraq và A Phú Hãn của Hoa Kỳ, ưu tiên của nước Mỹ sẽ còn bị thu hút vào đây. Điều ấy có nghĩa là nước Mỹ còn hòa hoãn với Liên bang Nga để tìm cách giải quyết chuyện A Phú Hãn và Iran - tức là cả hồ sơ Iraq. Và chưa sẵn sàng quay lại đối phó với Trung Quốc trong thế mạnh.
(Bài này được viết ngày 19 Tháng Chín, 2011 cho tờ "KBC Hải Ngoại", vừa tục bản vào đầu Tháng 11 này)
"Đây mới là kịch bản bất lợi cho Việt Nam! Vậy mà nhiều người vẫn nuôi ảo giác là nhờ Cách mạng Hoa nhài mà Việt Nam sẽ có dân chủ, thậm chí còn mong được Mỹ bồng về làm khuôn mặt đối lập!"
Trả lờiXóaĐây là một cáo buộc rất nặng nề cho bất kỳ cá nhân hay tổ chức đấu tranh cho dân chủ nào của Việt nam. Thiết tưởng, một người cầm bút chân chính, không thể có hành động vô thức và vô trách nhiệm khi tạo ra một màn sương acid độc hại để nhuốm hết mọi tổ chức đấu tranh cho dân chủ cho Việt nam như thế được. Ông Nghĩa nếu không đủ gan sứa nêu đích danh cá nhân và đoàn thể mà ông cáo buộc trên thì nên tự trọng rút lại phát biểu trên và xin lỗi tất cả những tổ chức đấu tranh cho dân chủ cho Việt nam.
Ăn nói vô lễ như vậy thì không đáng trả lời! Nguyễn Xuân Nghĩa
Trả lờiXóaMột người yêu cầu người khác phải tự trọng thế này, thế nọ mà lại chẳng dám nêu tên khi góp ý (cho dù sử dụng bí danh) thì thật là tệ hại quá. Chẳng hơn gì cỏ rác bên đường?!
Trả lờiXóaXin chú ý bác Nghĩa: góp ý của ano 3:15am có khả năng liên quan gì đến việc "nhà cũ của bác bị dột hay không"?
Chớ theo tôi thì người này không "nằm ở đáy giếng" đâu.
Kính chào bác Nghĩa!
Anh Anonymous 3:15 AM
Trả lờiXóaAnh tranh luận kiểu này thì chỉ có hại cho: “mọi tổ chức đấu tranh cho dân chủ cho Việt nam” và bị người đọc suy ra anh thuộc loại ‘Mỹ bồng về’. Để nâng cao dân trí thì dù “sự thật mất lòng” cũng phải nói, viết. Mỹ bồng về, Mỹ đưa về, Mỹ bảo trợ gì đấy có thể là dân chủ thật cũng có thể là dân chủ giả hiệu. Làm sao để người dân Việt phân biệt được đâu là thật, đâu là giả để không bị các cá nhân, tổ chức ‘dân chủ cuội’ lừa mị là nhiệm vụ của mọi người. Tránh được vỏ dưa ‘dân chủ xhcn’ kiểu Trung quốc lại đạp phải vỏ dừa ‘dân chủ giả’ từ nước ngoài về thì nguy hại càng khốc liệt vì khi đó xã hội Việt Nam không còn biết tin vào đâu, cái gì. Tôi hiểu cách ông Nghĩa đang làm: Nâng cao dân trí.
Tôi vừa đọc bài viết của Nguyễn khoa Thái Anh trên danchimviet. info kể về một cuộc gặp mặt và cũng vừa nghe nói về các việc làm của TS Nguyễn hữu Liêm (có tên, ảnh trong bài báo) ở Việt nam thời gian gần đây (kiểu như là tập hợp lực lượng chờ thời cơ mà ông ấy thấy là sẽ đến) lại thấy ý của ông Nguyễn xuân Nghĩa là có ích tuy khó nghe với nhiều người (tôi nghĩ ông NXN không ám chỉ những vị tôi kể trên. Tôi cũng không có ý ám chỉ gì, chỉ kể ra để anh nghiên cứu) . Chính trị có lý tưởng nhưng chỉ lý tưởng không thôi thì không tưởng. Chính trị có danh, lợi, quyền nhưng chỉ danh, lợi, quyền không thôi thì sa vào mị dân, dân túy. Có người được tôn xưng là ‘nhà dân chủ’ nhưng thực ra là nhà háo danh, hám lợi, hám quyền. Nếu dân chủ không thỏa mãn danh, lợi, quyền cho anh ta thì anh ta lại to mồm đòi dân chủ. Làm sao để dân Việt nhìn thấu ‘tim đen’ của các loại dân chủ này? Anh cần tranh luận để thuyết phục người xem kể cả ông Nguyễn xuân Nghĩa. Tôi nghĩ dân chủ do Mỹ bồng về cũng có thật có giả. Ai thật? Ai giả? Ai dùng chữ nghĩa nổ banh xác pháo nhưng ruột thì rỗng toách?
Mong anh cho ý kiến
Anh Anonymous 3:15 AM
Trả lờiXóaAnh tranh luận kiểu này thì chỉ có hại cho: “mọi tổ chức đấu tranh cho dân chủ cho Việt nam” và bị người đọc suy ra anh thuộc loại ‘Mỹ bồng về’. Để nâng cao dân trí thì dù “sự thật mất lòng” cũng phải nói, viết. Mỹ bồng về, Mỹ đưa về, Mỹ bảo trợ gì đấy có thể là dân chủ thật cũng có thể là dân chủ giả hiệu. Làm sao để người dân Việt phân biệt được đâu là thật, đâu là giả để không bị các cá nhân, tổ chức ‘dân chủ cuội’ lừa mị là nhiệm vụ của mọi người. Tránh được vỏ dưa ‘dân chủ xhcn’ kiểu Trung quốc lại đạp phải vỏ dừa ‘dân chủ giả’ từ nước ngoài về thì nguy hại càng khốc liệt vì khi đó xã hội Việt Nam không còn biết tin vào đâu, cái gì. Tôi hiểu cách ông Nghĩa đang làm: Nâng cao dân trí.
Tôi vừa đọc bài viết của Nguyễn khoa Thái Anh trên danchimviet. info kể về một cuộc gặp mặt và cũng vừa nghe nói về các việc làm của TS Nguyễn hữu Liêm (có tên, ảnh trong bài báo) ở Việt nam thời gian gần đây (kiểu như là tập hợp lực lượng chờ thời cơ mà ông ấy thấy là sẽ đến) lại thấy ý của ông Nguyễn xuân Nghĩa là có ích tuy khó nghe với nhiều người (tôi nghĩ ông NXN không ám chỉ những vị tôi kể trên. Tôi cũng không có ý ám chỉ gì, chỉ kể ra để anh nghiên cứu một trường hợp điển hình) . Chính trị có lý tưởng nhưng chỉ lý tưởng không thôi thì không tưởng. Chính trị có danh, lợi, quyền nhưng chỉ danh, lợi, quyền không thôi thì sa vào mị dân, dân túy. Có người được tôn xưng là ‘nhà dân chủ’ nhưng thực ra là nhà háo danh, hám lợi, hám quyền. Nếu dân chủ không thỏa mãn danh, lợi, quyền cho anh ta thì anh ta lại to mồm đòi dân chủ. Làm sao để dân Việt nhìn thấu ‘tim đen’ của các loại dân chủ này? Anh cần tranh luận để thuyết phục người xem kể cả ông Nguyễn xuân Nghĩa. Tôi nghĩ dân chủ do Mỹ bồng về cũng có thật có giả. Ai thật? Ai giả? Ai dùng chữ nghĩa nổ banh xác pháo nhưng ruột thì rỗng toách?
Mong anh cho ý kiến
comment khó quá bác Nghĩa ơi
Trả lờiXóa"Người viết xin làm công việc xối nước lạnh "
Trả lờiXóaNhững điều ông viết trên, chỉ càn một ít hiểu biết về lịch sử và chính trị thế giới thì cũng biết chứ chẳng có gì phức tạp hay bí hiểm mà phải dùng ngôn từ ngạo mạn xem thường độc giả như thế
Kính gửi bác Nghĩa,
Trả lờiXóaXin bác làm luôn công viêc giật dây bồn cầu để độc giả không phải đọc những ý kiến vô lễ như trên luôn ạ. Rất cảm ơn các bài phân tích sâu của bác. Mong được đọc thêm nhiều bài viết tuyệt vời của bác.
Một độc giả thầm lặng và tăm tối đã nhờ các bài viết của bác khai sáng phần nào.
Anh Anonymous 3:15 AM
Trả lờiXóaPhần 1
Anh Anonymous 3:15 AM
Anh tranh luận kiểu này thì chỉ có hại cho:"mọi tổ chức đấu tranh cho dân chủ cho Việt nam" và bị người đọc suy ra anh cũng thuộc loại 'Mỹ bồng về'. Để nâng cao dân trì thì dù "sự thật mất lòng" cũng phải viết ra. Mỹ bồng về, Mỹ đưa về, Mỹ bảo trợ...có thể là dân chủ, đối lập chân chính cũng có thề là thứ giả hiệu. Làm sao để người dân Việt phân biệt được đâu là thật, đâu là giả, là cuội để không bị lừa mị là trách nhiệm của người trí thức chân chính. Tránh được vỏ dưa dân chủ XHCN kiểu Trung quốc lại đạp phải vỏ dừa dân chủ giả từ phương Tây về thì nguy hại càng khốc liệt vì khi đó người Việt không còn biết tin ai. Tôi hiểu cách ông Nghĩa đang làm: Nâng cao dân trì.
Anh Anonymous 3:15 AM
Trả lờiXóaphần 3
Chính trị có phần lý tưởng nhưng chỉ lý tưởng không thôi thì trở thành không tưởng. Chính trị có danh, lợi, quyền nhưng chỉ danh, lợi, quyền không thôi thì sa vào thủ đoạn mị dân. Nếu không có lý tưởng gì mà chỉ muốn danh, lợi quyền thì lại nổ như pháo tết về những gì dân chủ, tự do, nhân quyền...mà thực ra là cá nhân chủ nghĩa. Thứ này chỉ có gây rối xã hội. Có người tự hoặc được tôn là nhà dân chủ, trí thức tiến bộ, phản kháng gì đấy nhưng sẽ chống dân chủ nếu dân chủ không ban cho anh ta danh lợi quyền chức mà thực tài, tấm lòng thì anh ta thiếu.
Làm sao để dân Việt có đủ tri thức, bản lãnh nhìn thấu tim đen các loại dân chủ đối lập to mồm này?
Anh Anonymous 3:15 AM
Trả lờiXóaphần 4
Anh cần tranh luận khách quan để thuyết phục người đọc kể cả ông Nguyễn xuân Nghĩa.
Dân chủ Mỹ bồng về cũng có thật, giả. Ai thật? Ai giả? Ai ba hoa rỗng tuếch? Ai giả bộ cao siêu mà trống rỗng? Anh cần giúp người dân có khả năng biện biệt để không bị lừa lần nữa.
Rất mong anh có ý kiến
Anh Anonymous 3:15 AM
Trả lờiXóaPhần 2
Thưa anh! Tôi vừa đọc bài viết của nhà báo Nguyễn khoa thái Anh trên danchimviet kể về một cuộc gặp mặt và cũng vừa nghe nói về những việc làm của TS Nguyễn hữu Liêm (có tên, ảnh trong bài báo) ở Việt nam thời gian qua(tập hợp lực lượng chờ thời cơ có đối lập...)lại thấy bài viết của ông Nguyễn xuân Nghĩa có giá trị cảnh tỉnh dân Việt. Tôi không ám chỉ gì chỉ kể ra một ví dụ để anh nghiên cứu.
Bác Nghĩa và anh Anonymous 3:16 AM
Trả lờiXóaDo post phần 2 bị lỗi nên phải post lại sau.
Mong bác Nghĩa và anh Anonymous 3:15 AM thứ lỗi.
Tôi xin ghép các phần lại cho dễ xem
Trả lờiXóaAnh Anonymous 3:15 AM
Anh tranh luận kiểu này thì chỉ có hại cho:"mọi tổ chức đấu tranh cho dân chủ cho Việt nam" và bị người đọc suy ra anh cũng thuộc loại 'Mỹ bồng về'. Để nâng cao dân trì thì dù "sự thật mất lòng" cũng phải viết ra. Mỹ bồng về, Mỹ đưa về, Mỹ bảo trợ...có thể là dân chủ, đối lập chân chính cũng có thề là thứ giả hiệu. Làm sao để người dân Việt phân biệt được đâu là thật, đâu là giả, là cuội để không bị lừa mị là trách nhiệm của người trí thức chân chính. Tránh được vỏ dưa dân chủ XHCN kiểu Trung quốc lại đạp phải vỏ dừa dân chủ giả từ phương Tây về thì nguy hại càng khốc liệt vì khi đó người Việt không còn biết tin ai. Tôi hiểu cách ông Nghĩa đang làm: Nâng cao dân trì.
Thưa anh! Tôi vừa đọc bài viết của nhà báo Nguyễn khoa thái Anh trên danchimviet kể về một cuộc gặp mặt và cũng vừa nghe nói về những việc làm của TS Nguyễn hữu Liêm (có tên, ảnh trong bài báo) ở Việt nam thời gian qua(tập hợp lực lượng chờ thời cơ có đối lập...)lại thấy bài viết của ông Nguyễn xuân Nghĩa có giá trị cảnh tỉnh dân Việt. Tôi không ám chỉ gì chỉ kể ra một ví dụ để anh nghiên cứu.
Chính trị có phần lý tưởng nhưng chỉ lý tưởng không thôi thì trở thành không tưởng. Chính trị có danh, lợi, quyền nhưng chỉ danh, lợi, quyền không thôi thì sa vào thủ đoạn mị dân. Nếu không có lý tưởng gì mà chỉ muốn danh, lợi quyền thì lại nổ như pháo tết về những gì dân chủ, tự do, nhân quyền...mà thực ra là cá nhân chủ nghĩa. Thứ này chỉ có gây rối xã hội. Có người tự hoặc được tôn là nhà dân chủ, trí thức tiến bộ, phản kháng gì đấy nhưng sẽ chống dân chủ nếu dân chủ không ban cho anh ta danh lợi quyền chức mà thực tài, tấm lòng thì anh ta thiếu.
Làm sao để dân Việt có đủ tri thức, bản lãnh nhìn thấu tim đen các loại dân chủ đối lập to mồm này?
Anh cần tranh luận khách quan để thuyết phục người đọc kể cả ông Nguyễn xuân Nghĩa.
Dân chủ Mỹ bồng về cũng có thật, giả. Ai thật? Ai giả? Ai ba hoa rỗng tuếch? Ai giả bộ cao siêu mà trống rỗng? Anh cần giúp người dân có khả năng biện biệt để không bị lừa lần nữa.
Rất mong anh có ý kiến
Thử ghép tuần tự phần 1,2,3,4 cho dễ xem mà không được.
Trả lờiXóaKính mong bác Nghĩa giúp cho
Kính
"Kính gửi bác Nghĩa,
Trả lờiXóaXin bác làm luôn công viêc giật dây bồn cầu để độc giả không phải đọc những ý kiến vô lễ như trên luôn ạ. Rất cảm ơn các bài phân tích sâu của bác. Mong được đọc thêm nhiều bài viết tuyệt vời của bác.
Một độc giả thầm lặng và tăm tối đã nhờ các bài viết của bác khai sáng phần nào.
October 30, 2011 1:38 PM"
Ông Nghĩa có lúc cũng cần phải bài tiết tự nhiên chứ, vì vậy, cẩn thận chọn lựa chứ đừng tiêu hóa mọi thứ từ ông Nghĩa kẻo ngộ độc
Lê Văn Quí, Bắc California
Trả lờiXóaNhân đọc xong bài nầy và những bài khác của bác Nghĩa liên quan đến tình hình Trung Đông. Tôi thấy cái nhìn của bác Nghĩa không khác lắm với Glenn Beck trước đó ở Fox News và Bác Sĩ Nguyễn Tiến Cảnh ở Florida. Tình hình Trung Đông không đơn giản chỉ liên quan đến dầu lửa, Hồi Giáo và khủng bố, mà nó liên quan đến toàn cầu, đến chúng ta, con cháu chúng ta, và nó có thể khủng khiếp hơn chúng ta tưởng.
Nếu bạn đọc thích thú muốn hiểu rõ về lịch sử, văn hoá, tôn giáo của người Á Rập hảy đọc lại các bài của bác Nghĩa, rồi đọc thêm một loạt bài của BS Nguyễn Tiến Cảnh theo link ở dưới được đăng ở Dunglac.org hồi năm 2006 & 2007. Bạn đọc không phải là người Kyto hửu thì không nhứt thiết phài tin vào Kinh Thánh theo trích dẩn của bác sĩ Cảnh, nhưng hảy nhìn vào đó như là sự kiện vì sao người Á Rập Hồi Giáo ghét dân Do Thái và tây phương.
IRAN VÀ TRUNG ĐÔNG:
http://www.dunglac.org/index.php?m=module2&v=detailarticle&id=77&ia=945
THẾ CHIẾN III ĐÃ BẮT ĐẦU?:
http://www.dunglac.org/index.php?m=module2&v=detailarticle&id=77&ia=960
BẢN ĐỒ TÂN TRUNG ĐÔNG:
http://www.dunglac.org/index.php?m=module2&v=detailarticle&id=77&ia=1145
TIÊN TRI DANIEL VÀ BỐN ĐẾ QUỐC:
http://www.dunglac.org/index.php?m=module2&v=detailarticle&id=77&ia=1146
NHỮNG THĂNG TRẦM CỦA ISRAEL:
http://www.dunglac.org/index.php?m=module2&v=detailarticle&id=77&ia=1147
TRUNG ĐÔNG VÀ NHỮNG LỜI TIÊN TRI TRONG KINH THÁNH:
http://www.dunglac.org/index.php?m=module2&v=detailarticle&id=77&ia=1149
CHIẾN TRANH VÀ HÒA BÌNH Ở TRUNG ĐÔNG :
http://www.dunglac.org/upload/article/f__1186796179.htm
SỰ TRỖI DẬY CỦA HỒI GIÁO CƠ BẢN:
http://www.dunglac.org/upload/article/f__1186796660.htm
HOA KỲ GIỮA NGÃ BA ĐƯỜNG:
http://www.dunglac.org/index.php?m=module2&v=detailarticle&id=77&ia=1306
SỰ XUẤT HIỆN CỦA HỒI GIÁO:
http://www.dunglac.org/index.php?m=module2&v=detailarticle&id=77&ia=1307
HỒI GIÁO CƠ BẢN ĐANG ĐE DỌA THẾ GIỚI:
http://www.dunglac.org/index.php?m=module2&v=detailarticle&id=77&ia=1362
Có vẻ như blog của bác Nghĩa đã tạo được chú ý đối với một số vị khách "không ưa gì" các blog lề trái, mà nhiều người gọi họ là những chú CAM.
Trả lờiXóaVà đây có phải là "nhân" của việc "nhà cũ của bác Nghĩa bị dột"!?
Kính chào bác Nghĩa!
Chào Bác Nghĩa,
Trả lờiXóaSao ý kiến cháu post lên nó lại nằm ở +1 tab, nằm on the top left conner bài của bác? Làm sao cháu post lên được?
Qui
Xin trả lời vị độc giả xưng danh Lê Văn Quý ở trên:
Trả lờiXóaTôi thú thật là không có thời giờ và cơ hội xem chương trình của Glenn Beck, trước đây còn cộng tạc với Fox News, có lập trường rất "libertarian". Còn vị thứ hai và cái web dunglac.org thì xin thú thật là chưa đọc bao giờ.
Với quý độc giả khác: Người viết rất thích thú khi thấy bài viết ở trên gây phản ứng như vậy ở đoạn kết liên quan đến Việt Nam!
Nếu đọc cho kỹ, quý vị có thể thấy nội dung tập trung vào vấn đề Á Rập Hồi giáo quá phức tạp và cách đánh giá quá đơn giản lạc quan của truyền thông Tây phương, kể cả và nhất là Hoa Kỳ.
Vì vậy, chuyện này càng trở thành rắc rối khiến Hoa Kỳ chưa thể tập trung chú ý đến Đông Á. Và đó là hoàn cảnh khách quan bất lợi cho Việt Nam.
Trong khi ấy, một số người cứ tưởng rằng Cách mạng Hoa nhài sẽ tạo ra thay đổi cho Việt Nam. Cũng lại giấc mơ bất chiến tự nhiên thành... nhờ Hoa Kỳ.
Còn chuyện nhiều - không phải tất cả - người Việt cứ mong là nhờ Mỹ mà Việt Nam sẽ có dân chủ, và thậm chí còn mong là nhờ Mỹ mà minh sẽ trở về thủ vai đối lập... thì ai có tật xin cứ giật mình. Nhưng đừng hỗn láo khi bị chạm nọc.
Vài lời cẩn chí. NXN
Bác Nghĩa viết bài này cho tờ tập san KBC Hải Ngoại là tờ báo của cựu quân nhân Việt Nam Cộng Hoà, thuộc loại chống cộng dữ dằn!
Trả lờiXóaVậy mà cái cậu bé con xưng danh Anonymous đầu tiên, chắc là đảng viên Vi Trùng VT, lại giật mình vì câu cuối thọc trúng tử huyệt đối lập cuội nên mới buông lời thiếu tự trọng! Thế mà cũng học đòi!
Sao không thấy bài này trên KBC Hải ngoại nhỉ? Ngay cả trong phần đầu, ghi:"Nguyễn Xuân Nghĩa - KBC Hải ngoại Ngày 20111028" tức ngày 28 tháng 10 năm 2011 nhưng phần in nghiêng cuối bài ghi:"(Bài này được viết ngày 19 Tháng Chín, 2011 cho tờ "KBC Hải Ngoại", vừa tục bản vào đầu Tháng 11 này)" ngày tháng lẫn lộn từ 28 tháng 10 đến đầu tháng 11 không biết có phải do tác giả ghi nhầm không?
Trả lờiXóaMặc dầu không tìm thấy bài này và những bài khác của ông Nghĩa (này) trên trang KBC Hải ngoại, nhưng trang đó lại đăng nhiều tin liên hệ đến luật sư Nguyễn Xuân Nghĩa làm đại diện cho cồng đồng San Jose! Khó hiểu quá!
Vị độc giả Anonymous viết lúc 10:37 ơi,
Trả lờiXóaTờ KBC Hải ngoại là báo in, mới tục bản và bắt đầu phổ biến từ miền Nam California từ cuối tuần trước, không phải là tờ báo online đâu. Bản thân tôi có được đọc bài viết này của bác Nghĩa, đăng ngay đầu tiên. Bác Nghĩa đã cộng tác với tờ báo này từ nhiều năm nay rồi nên khi post lại bài này và ghi rõ là sẽ phổ biến vào đầu tháng 11 thì là đúng đấy.
Tờ báo này có sức phổ biến không rộng rãi ra ngoài và bây giờ mới tái bản sau gần một năm gián đoạn. Có lẽ nhiều người có thể nhầm với tờ báo online cùng tên nhưng hoàn toàn khác.
THQ