Thứ Tư, tháng 5 29, 2013

Mộ Bia Của Hoang Tưởng Chết Người

Thanh Trúc & Nguyễn-Xuân Nghĩa, RFA Ngày 130529
Diễn Đàn Kinh Tế

Bước nhảy vọt  vĩ đại vào chốn cơ hoang: 36 triệu người chết đói
 
dkt-305.jpg
* Viện nghiên cứu Manhattan tại Mỹ vừa trao giải "Hayek" cho một nhà báo đảng viên đảng Cộng sản TQ, là ông Dương Kết Thằng (Screen capture) *  


Đúng một năm sau khi một kinh tế gia của Trung Quốc là ông Mao Vu Thức được một viện nghiên cứu Hoa Kỳ trao giải "Milton Friedman về Phát Huy Tự Do" thì một viện nghiên cứu khác tại Mỹ lại trao giải "Hayek" cho một nhà báo đảng viên đảng Cộng sản Trung Quốc. Đó là ông Dương Kết Thằng. Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu về giải thưởng và tác giả trúng giải này qua phần trình bày của chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa do Thanh Trúc thực hiện sau đây.

 

Xu hướng “tự do tuyệt đối”  


Thanh Trúc: Xin kính chào ông Nghĩa. Năm ngoái cũng vào Tháng Năm, Viện CATO nối tiếng tại Hoa Kỳ đã trao giải "Milton Friedman về Phát Huy Tự Do" cho kinh tế gia Mao Vu Thức của Trung Quốc và mục Diễn đàn Kinh tế đã nói về giải thưởng và tác giả này vào ngày chín Tháng Năm. Năm nay, đến lượt một nhân vật Trung Quốc khác lại được một viện nghiên cứu Hoa Kỳ tại New York trao giải thưởng có tên là "Hayek". Thưa ông, giải thưởng ấy là gì và nhân vật trúng giải năm nay đã cống hiến những gì mà được người Mỹ vinh danh như vậy?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Thưa tác giả trúng giải là sử gia Dương Kết Thằng sẽ đọc bài diễn văn tại viện Manhattan gần cùng lúc với chuyến thăm viếng Hoa Kỳ của tân Chủ tịch Trung Quốc là ông Tập Cận Bình. Cho nên ta càng chú ý đến người trúng giải, nhất là khi ông là đảng viên đảng Cộng sản Trung Quốc. Y như kinh tế gia Mao Vu Thức mà chúng ta nhắc đến năm ngoái, người trúng giải Hayek năm nay cũng là một nạn nhân và chuyên gia về Mao Trạch Đông.

Thanh Trúc: Như thông lệ, xin ông trình bày cho bối cảnh của câu chuyện về giải thưởng này.

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Trước hết, viện Manhattan là một trung tâm nghiên cứu thành lập từ năm 1978 và có tên gọi như hiện nay từ năm 1981, tức là đã hơn 30 năm rồi. Theo xu hướng "libertarian" mà ta có thể dịch là "tự do tuyệt đối" như viện CATO, viện nghiên cứu Manhattan quảng bá lý luận phát huy tinh thần trách nhiệm của cá nhân và quyền tự do chọn lựa về kinh tế, với mục tiêu đích thực là tác động vào chính sách quốc gia ngay từ lĩnh vực tư tưởng. Với phương tiện huy động nhờ sự quyên góp trong xã hội, viện Manhattan có chương trình hoạt động đa diện và có ảnh hưởng, kể cả tờ quý san City Journal xuất bản từ hơn 20 năm nay.

Giải thưởng Hayek do viện Manhattan lập ra từ năm 2005 là để hàng năm vinh danh một cuốn sách xuất bản trong vòng hai năm trở lại có nội dung cổ xuý lý luận của ông Friedrich von Hayek. -Nguyễn-Xuân Nghĩa

- Giải thưởng Hayek do viện Manhattan lập ra từ năm 2005 là để hàng năm vinh danh một cuốn sách xuất bản trong vòng hai năm trở lại có nội dung phản ảnh và cổ xuý lý luận của ông Friedrich von Hayek về tự do kinh tế và tự do cá nhân. Sinh vào năm 1899 và mất năm 1992, Hayek là kinh tế gia người Áo đã đoạt giải Nobel về Kinh tế năm 1974 và là một trong vài nhà tư tưởng có ảnh hưởng nhất thế giới từ tám chục năm qua.

Thanh Trúc: Thưa rằng ông ta có ảnh hưởng như thế nào?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Rất vắn tắt thì khi trí thức Âu-Mỹ còn bị mê hoặc bởi lý luận bao cấp và đường lối quản lý kinh tế bằng kế hoạch, ông Hayek đã viết cuốn "The Road to Serfdoom" vào năm 1944, tức là "Đường Tới Nô Dịch", để cảnh báo về mối nguy tập trung kế hoạch của cả chủ nghĩa cộng sản lẫn chủ nghĩa phát xít. Cùng nhiều tác phẩm khác của Hayek, cuốn sách đã ảnh hưởng tới phong trào giải phóng khỏi những sai lầm kinh tế và chính trị của chủ nghĩa độc tài từ Đông Âu ra nhiều nơi khác.

- Năm 1962, cuốn này mới được dịch sang Hoa ngữ cho các lãnh tụ Cộng sản Trung Quốc tham khải trong nội bộ và mãi đến năm 1997 mới được phổ biến một phần với lời dẫn nhập có nội dung bài bác xuyên tạc. Cuốn sách này được nhiều tác giả tiến bộ tại Việt Nam phiên dịch là "Đường về Nô lệ" hoặc "Con đường dẫn tới Chế độ Nông nô" và là tài liệu rất nên tham khảo.

 

Điều đáng suy ngẫm

 

Thanh Trúc: Khi viện Manhattan trao giải Hayek thì tức là họ muốn vinh danh một tác phẩm. Thưa ông, đó là tác phẩm gì và tác giả Dương Kết Thằng là ai?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Sinh vào năm 1940 tại Hồ Bắc, năm 18 tuổi khi còn đang là sinh viên nội trú thì ông Dương Kết Thằng thấy thân phụ chết ở trong nhà vì đói và nhìn chung quanh thì còn được biết là trong có sáu tháng đã có cả triệu người chết đói. Đó là khi Mao Trạch Đông phát động chiến dịch "Đại Dược Tiến" hay "bước nhảy vọt vĩ đại" từ đầu năm 1958 tới cuối năm 1961. Chuyện ấy, ông ta không thể quên được. Đó là nguyên ủy của cuốn sách có tên là "Mộ Bi – Trung Quốc Lục Thập Niên Đại Đại Cơ Hoang Kỷ Thật", nghĩa là "Mộ bia - Sự thật về Trận Đói tại Trung Quốc vào Thập niên 60".


YangJisheng-200.jpg
Ông Dương Kết Thằng, ảnh chụp hôm 18-09-2010. Photo courtesy of wikipedia.org



- Được xuẩt bản năm 2008 tại Hong Kong, tác phẩm đồ xộ hơn 1.200 trang tổng kết 20 năm tìm tòi dữ kiện và nghiên cứu sâu xa của ông ta được dịch sang Anh ngữ nhưng gom vào hơn 600 trang dưới tên gọi là "Tombstone" và được xuất bản từ Tháng 10 năm ngoái tại Hoa Kỳ. Đấy là tác phẩm được vinh danh năm nay và tác giả hiện đang có mặt tại New York để nhận giải. Dù trị giá của giải thưởng chỉ là năm vạn đô la, giá trị của tác phẩm là một tổng kết công phu về một tai họa do con người gây ra cho con người, khiến gần 40 triệu người chết đói trong thời bình.

Thanh Trúc: Ông nói đến hai chi tiết về tác phẩm này: đó là một công trình thu thập mất 20 năm và xuất bản tại Hong Kong rồi mới được phổ biến ra nước ngoài. Thưa ông, trận đói nói trên đã xảy ra từ nửa thế kỷ về trước trong bốn năm tròn, vì sao giờ này mới được nhắc tới?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tai họa này bị chế độ cộng sản Bắc Kinh che giấu trong nhiều thập niên và ngày nay vẫn là đề tài cấm kỵ tại Trung Quốc. Thế giới đã có nhiều cuốn sách về hồ sơ này nhưng đây là công trình của "người trong cuộc", là chứng nhân trực tiếp đã dày công thu góp tư liệu từ mọi địa phương trong hai chục năm và chỉ có thể xuất bản ở Hong Kong, đúng nửa thể kỷ sau khi đã xảy ra. Chi tiết đó khiến ta chú ý đến tác giả. Sau khi tốt nghiệp Đại học, ông Dương Kết Thằng đã trở thành nhà báo và lên tới vị trí khá cao trong hệ thống thông tin và tuyên truyền của đảng. Ông cũng đã gia nhập đảng Cộng sản từ năm 1964 và được tín nhiệm để thành tai mắt của đảng tron vai trò biên tập viên lão thành của Tân Hoa Xã.

Thanh Trúc: - Ông lại nói đến một chi tiết ly kỳ khác là một nhà báo lão thành đã là tai mắt của đảng. Chuyện ấy là thế nào?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Chúng ta chạm vào một hệ thống kiểm soát tinh vi của đảng Cộng sản.

- Một nhà báo giỏi và được tín nhiệm như Dương Kết Thằng thì có hai nhiệm vụ song hành. Một là viết bài trên hệ thống thông tin và tuyên truyền có kiểm duyệt của đảng. Hai là phanh phui điều tiêu cực sấu xa ở duới cho trung ương nắm vững tình hình các địa phương. Nhờ đó, ông ta mới thu thập được những thông tin có ích cho sau này.

- Sau khi xảy ra vụ tàn sát Thiên an môn năm 1989, nhà báo kỳ cựu này mới bắt đầu phục vụ sự thật và lịch sử. Đó là gom lại mọi dữ kiện về bốn năm nhảy vọt vào chốn "cơ hoang" và kết luận là có 36 triệu người chết đói làm 40 triệu người không sinh ra đời, vị chi là 76 triệu nạn nhân từ một sự hoang tưởng của Mao Trạch Đông và các cận thần mà ông ta gọi là "bọn khuyển ưng". Xin nói thêm rằng "cơ hoang" là chết đói mà không vì mất mùa.

Thanh Trúc: Ông vừa nhắc đến con số 36 triệu người chết đói trong thời bình, từ 1958 đến 1962, lý do chính là vì sao vậy? Tác giả cuốn "Mộ Bia" giải thích thế nào về chuyện này?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Dương Kết Thằng cho rằng Mao Trạch Đông tự coi là "thiên tử" trong ý nghĩa gần như tôn giáo, kết hợp tinh thần văn hóa truyền thống của Trung Hoa thời phong kiến với lý luận chuyên chính vô sản của Mác-Lenin. Do tính chủ quan duy ý chí của kẻ nắm quyền tuyệt đối, Mao có thể lấy quyết định hoang tưởng chết người mà vẫn cho là đúng và tiêu diệt những ai dám nghĩ khác, kể cả các nhân vật thân cận. Thậm chí Mao còn có loại lý luận toán học quái đản là nếu dân số có chết một nửa thì nửa còn lại coi như giàu gấp hai!

Ngày nào mà chưa xóa bỏ được loại hình tượng bệnh hoạn và chế độ quản lý tồi tệ ấy thì Việt Nam chưa ra khỏi con đường nô dịch, nó kéo dài từ Hà Nội đến Bắc Kinh. -Nguyễn-Xuân Nghĩa
- Vì vậy, ông ta phát động việc công nghiệp hóa bằng chiến dịch xây dựng nhà máy luyện kim thủ công nghiệp ở xã ấp và áp dụng lý thuyết canh nông hàm hồ của Lysenko bên Liên Xô để có thể nâng sao năng suất nông nghiệp. Các đảng bộ ở dưới cứ thế mà báo cáo thành tích lên trên và đảng viên thật ra vẫn no đủ trong khi ruộng đất bỏ hoang mà nơi nào cũng phải góp đủ chỉ tiêu về lương thực để còn... xuất khẩu. Vì vậy, người ta chết đói như rạ, sau khi ăn vỏ cây, lá cỏ, và thậm chí gia đình ăn thịt lẫn nhau. Chuyện bi thảm là ở trên cũng chẳng cần biết rõ sự thật ở dưới, và sau cùng khi chính Phó Chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ than phiền về sai lầm này thì bị Mao để tâm và cho chết đói trong cuộc "Đại Văn Cách" từ năm 1967.

Thanh Trúc: Bây giờ có lẽ chúng ta hiểu vì sao cuốn Mộ Bia được vinh danh với giải thưởng mang tên một kinh tế gia đã viết sách cảnh báo về con đường đi tới chế độ nô lệ. Thưa ông, còn tác giả Dương Kết Thằng thì sao? Vì sao chế độ Bắc Kinh đã lặng thinh và còn cho ông ta qua Mỹ lãnh giải thưởng về một cuốn sách kết án lãnh tụ Mao Trạch Đông?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tác giả nay đã về hưu và vẫn sống tại Bắc Kinh.

- Ông ta giải thích như thế này về hoàn cảnh của mình. Thứ nhất, Trung Quốc có thay đổi phần nào vì 40 năm trước thì ông ta đã bị giết, 30 năm trước thì vào tù, nay thì họ chỉ cấm lưu hành cuốn sách ở trong nước. Thứ hai, dù duy trì kỹ thuật cai trị cũ, lãnh đạo thời nay đã tinh khôn hơn nên vẫn muốn một số dư luận trong đảng biết rõ về những sai lầm của Mao để khỏi tái diễn. Thứ ba, trước sự đổi thay dồn dập của kinh tế và xã hội, kể cả nạn bất công xã hội và chục triệu người mất việc từ khu vực quốc doanh, một số người lại luyến tiếc cái gọi là lý tưởng công bằng xã hội thời Mao và đả kích hệ thống lãnh đạo hiện tại. Một thí dụ là chuyện Bí thư Bạc Hy Lai của Trùng Khánh và lý luận tôn sùng Mao Trạch Đông của phái "tân tả". Vì vậy, lãnh đạo cũng cần người nhắc đến sai lầm của Mao.

- Sau cùng, ông Dương Kết Thằng cho biết rằng lãnh đạo ở trên đã nắm vững quy luật cai trị tinh vi là chấp nhận một số tự do tư tưởng có hạn chế trong một nhóm nhỏ để duy trì chế độ độc tài trên mọi thành phần còn lại. Nhờ có người nói ra một phần sự thật, họ có thể tự chuẩn bị để đối phó. Trong cuốn "Đường Tới Nô Dịch", kinh tế gia Hayek cũng đã cảnh báo về hiện tượng độc hại của loại thông tin có hạn chế trong một chế độ toàn trị.

Thanh Trúc: Trong câu chuyện này, kết luận của ông là gì?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Lãnh đạo Bắc Kinh già dặn hơn lãnh đạo Hà Nội mà đảng Cộng sản Việt Nam lại còn cấm người dân phê phán và đả kích Trung Quốc. Thứ nữa, có một chi tiết nhỏ trong cuốn Mộ Bia cũng đáng suy ngẫm. Mao Trạch Đông đích thân chọn khẩu hiệu sách động và còn tự tay viết thêm một khẩu hiệu nữa là "Mao Chủ Tịch Vạn Tuế". Nó cũng tương tự như việc ông Hồ Chí Minh viết sách tự ca tụng dưới bút hiệu Trần Dân Tiên! Ngày nào mà chưa xóa bỏ được loại hình tượng bệnh hoạn và chế độ quản lý tồi tệ ấy thì Việt Nam chưa ra khỏi con đường nô dịch, nó kéo dài từ Hà Nội đến Bắc Kinh.

Thanh Trúc: Xin cảm tạ ông Nghĩa về cuộc trao đổi lý thú này.

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này

Thứ Ba, tháng 5 28, 2013

Kinh Tế Trung Quốc Sắp Co Thắt?

Mai Vân & Nguyễn-Xuân Nghĩa - Ngày 130528
Tạp Chí Kinh Tế RFI

Những bi quan sâu xa hơn một chỉ số PMI

Nhân viên tại nhà máy Giang Châu.
* Nhân viên nhà máy Giang Châu. REUTERS/China Daily *


Đúng 10 ngày sau khi Thủ tướng Lý Khắc Cường tuyên bố Trung Quốc sẽ vận dụng quy luật thị trường chứ không đưa ra biện pháp kích thích để nâng đà tăng trưởng, ngày 23/05/2013 hai doanh nghiệp Anh là ngân hàng Hong Kong Shanghai Bank – HSBC - và công ty tư vấn Markit Group đưa ra một kết quả khảo sát làm các thị trường Á Châu rồi toàn cầu tuột dốc. Đó là sau hai tháng sút giảm liên tục, chỉ số PMI trong Tháng Năm của Trung Quốc đã tuột xuống dưới mức 50, cụ thể là 49,60. Trong tháng Tư, chỉ số PMI này đã xuống 50,4, trong khi chỉ số tháng Ba là 51,6.

Đấy là chỉ dấu cho thấy kinh tế Trung Quốc có thể co cụm trong thời gian tới. Lập tức, các tổ hợp ngân hàng hay tập đoàn đầu tư quốc tế đều điều chỉnh lại dự báo kinh tế Trung Quốc theo hướng bi quan hơn. Cụ thể là trong năm nay thì đà tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc sẽ giảm và có thể tới mức thấp nhất kể từ 13 năm qua.

Năm 2012 tăng trưởng của Trung Quốc đã là 7,8%, dưới mức 8% cần thiết cho nước này. Năm nay Bắc Kinh đưa ra chỉ tiêu là 7,5%, nhưng có lẽ, lần đầu tiên Trung Quốc sẽ không đạt được mục tiêu đó. Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trong quý Một 2013 vừa qua, tính theo mực độ thường niên, đã xuống 7,7%, thấp hơn quý Tư 2012 là 7,9%. Theo chuyên gia kinh tế của Nomura, tăng trưởng kinh tế quý Hai này còn sẽ xuống thấp hơn nữa – chỉ là 7,5% - và tiếp tục giảm, còn 7,3 % trong nửa cuối năm 2013.

Chỉ số PMI tuột giảm, theo kinh tế gia ngân hàng HSBC, phản ánh hai tình trạng: Nhu cầu nội địa sa sút trong lúc xuất khẩu bị bối cảnh kinh tế xấu của thế giới tác động.

Trong hoàn cảnh u ám của kinh tế toàn cầu, với ba đầu máy là Hoa Kỳ, Âu Châu và cả Nhật Bản còn đình trệ thì Trung Quốc có vị trí đặc biệt: Với sản lượng kinh tế đứng hạng nhì thế giới, sau Mỹ và trước Nhật, thế hệ lãnh đạo mới tại Trung Quốc còn chủ trương gia tăng khả năng tiêu thụ nội địa để quân bình lại cơ cấu kinh tế quá lệch lạc của họ. Bây giờ, nếu kinh tế Trung Quốc lại co cụm như vậy thì thế giới sẽ ra sao? Chính là cách suy luận ấy mới khiến các thị trường đều bị trồi sụt nặng nề.

Trong tạp chí Kinh tế hôm nay, RFI sẽ tìm hiểu tình hình qua phần trao đổi sau đây cùng chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa tại Hoa Kỳ....

RFI: Xin thân chào anh Nghĩa. Thưa anh, sau nhiều dự đoán tương đối lạc quan về triển vọng kinh tế năm nay của Trung Quốc, cuộc khảo sát vừa do Hong Kong Shanghai Bank của Anh thực hiện với công ty tư vấn Markit Group công bố lại như gáo nước xối vào các thị trường tài chính thế giới khi họ nói đến chỉ số PMI của Trung Quốc đã sụt dưới cái ngưỡng 50 điểm. Thưa anh, chỉ số ấy là gì mà làm các thị trường cổ phiếu rơi rớt liên tục và khiến người ta dự báo tình trạng co cụm kinh tế sắp tới của Trung Quốc?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Trước hết là về chỉ số PMI, nói theo Pháp ngữ là "Indice des Directeurs d'Achat" hay "Chỉ số Mua hàng Chế biến" là loại dữ kiện kinh tế có tính chất tiên báo hơn là hậu kiểm. Thế giới có hai cơ quan Mỹ và Anh vẫn định kỳ khảo sát giới quản trị doanh nghiệp chế biến của một nước xem họ đặt hàng những gì, dự tính kinh doanh và việc làm ra sao, để đo lường triển vọng sản xuất sắp tới. Theo quy ước chung thì trên bảng bách phân nếu cao hơn 50, chỉ số PMI dự báo tình hình khả quan. Dưới 50 thì đấy là chỉ dấu sa sút của lĩnh vực chế biến. Nôm na là chỉ số này đo lường mức độ tin tưởng của giới sản xuất, và khi tổ hợp ngân hàng Anh đưa ra kết quả khảo sát sơ khởi thì họ thấy mức tin tưởng của doanh nghiệp Trung Quốc giảm đều từ ba tháng nay và vừa sụt dưới con số 50. Vì vậy, chỉ dấu tiên báo quốc tế này làm các chuyên gia phải điều chỉnh lại dự báo lạc quan của họ về kinh tế Trung Quốc.

RFI: Trước Đại hội 18 của đảng Cộng sản Trung Hoa vào Tháng 11 năm ngoái, rồi sau đó, khi thế hệ lãnh đạo mới được đưa lên cầm quyền, thì Trung Quốc đã nói đến yêu cầu chuyển hướng kinh tế. Thay vì dựa vào hai đầu máy tăng trưởng là xuất cảng và đầu tư qua tăng chi ngân sách và tín dụng thì họ sẽ phải nâng khả năng tiêu thụ của thị trường nội địa. Cũng vì chiến lược mới đó, các nước mong là nếu sức tiêu thụ của Trung Quốc gia tăng thì yêu cầu về nhập cảng cho một thị trường hơn một tỷ dân có thể kéo kinh tế thế giới ra khỏi trình trạng đình đọng hiện tại. Bây giờ hình như sự thể lại không được như vậy. Thưa anh, phải chăng vì việc khuyến khích tiêu thụ chưa đạt kết quả và dân chúng tại Trung Quốc lại còn giảm mức tiêu xài?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi thiển nghĩ rằng sự thể nó phức tạp và khó khăn hơn một nghị quyết dù sao vẫn là duy ý chí của một hội nghị Ban chấp hành Trung ương. Lãnh đạo Trung Quốc muốn nâng khả năng tiêu thụ của người dân và tiến tới sự hình thành của một giai tầng trung lưu trong khi đưa ra nhiều chương trình phúc lợi cho dân nghèo ở thôn quê và các tỉnh lạc hậu bị khóa trong lục địa. Đấy là viễn ảnh lâu dài để khỏi dựa vào xuất cảng và đầu tư và tùy ở hai việc.

- Thứ nhất là tăng mức tiêu thụ của thành phần khá giả nhất, là mấy trăm triệu người sống ở các tỉnh duyên hải, xưa nay kiếm ra tiền nhờ luồng trao đổi với các thị trường quốc tế. Thứ hai là tăng sức sản xuất các mặt hàng chế biến từ các tỉnh nằm bên trong, xưa nay chỉ giữ vai phù trợ là làm gia công cho các tỉnh duyên hải với mức lời rất thấp. Ở giữa sự tính toán này lại có từ 250 đếh 300 triệu nhân công được gọi là "dân công" từ thôn quê và các tỉnh nghèo bên trong túa ra vùng duyên hải kiếm việc mà không có mạng lưới an sinh tối thiểu vì không có hộ khẩu.

- Bây giờ phải hồi hương lực lượng lao động lương thấp và tay nghề kém này vào trong và chưa thể trông cậy vào sức tiêu thụ của họ. Ở vùng duyên hải thì thành phần khá giả đã biết đòi lương cao hơn và khó kiếm việc làm hơn khi xuất cảng sa sút, tức là họ cũng bị thất nghiệp hay khiếm dụng, dùng không hết khả năng. Sức tiêu thụ của họ chưa thể bù vào sự hao hụt xuất cảng vào các thị trường Âu-Mỹ và đà tăng trưởng sau cùng vẫn lệ thuộc vào đầu tư của nhà nước.

RFI: Thưa anh, trước khi có tin kém vui về chỉ số PMI, hôm 13, Thủ tướng Lý Khắc Cường của Bắc Kinh tuyên bố rằng nguồn thu về thuế khóa đang chậm lại và đừng nên trông đợi một gói kích cầu hay đầu tư của chính phủ mà phải vận dụng quy luật của thị trường. Như vậy, có phải là lãnh đạo Bắc Kinh đã thấy ra sự sa sút kinh tế nhưng quyết định là không gia tăng công chi hay bơm tín dụng ngân hàng để kích thích kinh tế?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi nghĩ rằng họ học được kinh nghiệm của gói kích cầu lần trước, vào cuối năm 2008, khi tăng chi một ngân khoản tương đương với gần 687 tỷ đô la, rồi bơm ra một lượng tín dụng đến hơn hai ngàn tỷ đô la, tức là rất lớn. Lần đó, kinh tế được kích thích một cách giả tạo và Trung Quốc đạt mức tăng trưởng cao khi cả thế giới bị Tổng suy trầm 2008-2009. Nhưng hậu quả là lượng tiền trút vào kinh tế đã thổi lên bong bóng đầu cơ và hiện tượng sản xuất thừa với số tồn kho ế ẩm, dù được coi là sản lượng thì chỉ là sự lãng phí.

- Lần này, ông Lý mới cảnh báo các doanh nghiệp, ngân hàng và nhất là các tỉnh rằng không nên trông đợi vào một gói kích cầu như trước. Lý do thứ nhất là ngân sách bị bội chi, thuế vào chậm lại, thứ hai là hệ thống ngân hàng và các tỉnh, kể cả công ty đầu tư của chính quyền địa phương đã có gánh nợ quá lớn, bên trong là những khoản nợ bị ung thối, mà xấu đến cỡ nào và sẽ mất bao nhiêu thì chưa ai biết được.

- Nhưng dù trung ương nói vậy, thực tế thì các ngân hàng vẫn bơm thêm tín dụng, trong bốn tháng đầu năm thì lượng tín dụng đã tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái, lên tới 580 tỷ đô la, nên có thể lại thổi lên bong bóng địa ốc, nâng số tồn kho ế ẩm về vật liệu sản xuất và nhất là gây ra lạm phát. Đấy cũng là một nguyên nhân khiến lãnh đạo Bắc Kinh có thể đành chấp nhận một đà tăng trưởng chậm hơn chứ không dám đẩy mạnh đầu tư và bơm thêm tín dụng.

RFI: Các các chuyên gia quốc tế không mấy lạc quan về khả năng ứng phó của Bắc Kinh vì có trút tiền vào như lần trước thì cũng chỉ giải quyết được vấn đề trong ngắn hạn mà lại gây thêm khó khăn về dài hạn như anh vừa nói. Theo dõi tình hình kinh tế Trung Quốc từ lâu, anh thấy chân trời Trung Quốc sẽ ra sao ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Nhìn vào trường kỳ, tôi trộm nghĩ là sau 30 năm áp dụng, từ 1979 đến 2009, chiến lược phát triển của Trung Quốc đã đi hết sự vận hành. Nay lãnh đạo xứ này phải chuyển từ lượng qua phẩm, nếu không thì bị khủng hoảng kinh tế và động loạn xã hội. Việc cải sửa là dùng sức tiêu thụ làm lực đẩy của bộ máy sản xuất khi xứ này có sức tiêu thụ nội địa giảm sút đều và sụt đến mức thấp nhất trong các nền kinh tế lớn của thế giới, chỉ vỏn vẹn có 37%.

- Tức là từ chiến lược hướng ngoại nhắm vào xuất cảng họ phải xoay qua hướng nội là nhắm vào thị trường bên trong chứ không thể trông cậy vào sức đầu tư quá lớn và đầy lãng phí của khu vực nhà nước. Cụ thể là biến 800 triệu dân lao động thành người tiêu thụ. Lãnh đạo Bắc Kinh thấy vấn đề từ lâu mà không kịp chuyển vì nạn Tổng suy trầm năm năm trước nên lần đó lại tống ga đầu tư và bơm tín dụng như xưa, tức là uống sâm để đạp xe cho nhanh hầu cỗ xe khỏi đổ.

- Ngày nay họ trở về chỗ cũ với hoàn cảnh khó khăn hơn vì: thứ nhất dị biệt về địa dư hình thể giữa các tỉnh trong ngoài còn đào sâu hơn 30 năm trước; thứ hai là các tập đoàn kinh tế nhà nước đã trục lợi nhờ chiến lược cũ nên trở thành nhóm lợi ích cưỡng chống thay đổi; thứ ba là không dễ giúp các tỉnh bên trong trở thành hãng xưởng toàn cầu với kỹ nghệ chế biến và nhờ đó nâng được mức sống và khả năng tiêu thụ của người dân; và thứ tư, quan trọng nhất, không dễ làm thay đổi thói quen "tích cốc phòng cơ, tích y phòng hàn" của nhiều thế hệ đã sống trong bất trắc mà bảo họ hãy mạnh dạn tiêu thụ. Vì vậy tôi không mấy lạc quan về hy vọng của Trung Quốc.

RFI: Câu hỏi cuối thưa anh, nếu như vậy, lãnh đạo Bắc Kinh còn có thể làm những gì nữa để thoát ra tình trạng bế tắc này?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi nghĩ rằng họ có thể đánh bung cái thế độc quyền và mạng lưới tư bản thân tộc hay "copinage" của hệ thống kinh tế nhà nước, là điều cần thiết mà lại không dễ. Kế đó, họ phải giải toả việc kiểm soát tư bản và ngoại hối để người dân và nhất là tiểu doanh nghiệp tư nhân có thêm lợi tức và cơ hội kinh doanh thay vì bị nhà nước trưng thu và bị tập đoàn kinh tế nhà nước ớm bóng mà không phát triển được. Thứ ba và cần nhất là cải sửa hay bãi bỏ chế độ hộ khẩu để tái lập công bằng và nâng đỡ gần 40% lực lượng lao động là thành phần "dân công", nếu không thì khó phát triển nông thôn và các tỉnh bên trong, cũng như rất khó nâng cao lợi tức của dân chúng. Nhưng dù có được thảo luận, loại biện pháp cần thiết ấy vẫn bị coi là rủi ro vì có thể đe dọa quyền lực đảng. Cho nên, Tổng lý Quốc vụ viện là Thủ tướng Lý Khắc Cường có nói gì về cải cách kinh tế, người ta vẫn thấy Tổng bí thư Tập Cận Bình nêu ra nhiều chủ trương thủ cựu và đi ngược yêu cầu cải cách. Kết cuộc thì đà tăng trưởng kinh tế Trung Quốc ở dưới cái mức sinh tử 8% và mấp mé 7% sẽ là tất yếu trong những năm tới. Nhưng ngoài ra sẽ còn có nhiều nguy cơ động loạn xã hội và bất ổn chính trị mà người ta cần theo dõi.



Thứ Hai, tháng 5 27, 2013

Thịnh Suy Trong Kinh Doanh


Nguyễn-Xuân Nghĩa - Ngưởi Việt ngày 130526
"Kinh Tế Cũng Là Chính Trị"

Ỷ Thế Tầm Tô Bây Giờ Dân Mới Khổ  

* Đại gia Lã Bất Vi


Đầu thời Chiến Quốc bên Tầu, khi nước Việt của Câu Tiễn diệt xong nước Ngô của Phù Sai vào năm -473, có nhân vật Phạm Lãi đã đổi tên mà vẫn thành danh. Ông là người có công với nước Việt mà sớm biết lánh Câu Tiễn nên toàn mạng. Đổi họ đổi tên, Phạm Lãi trở thành Đào Chu Công và nổi tiếng là doanh gia có tài, được coi là một trong "bách gia chư tử" cầm đầu phái "kế hoạch gia", về kinh tế trước khi môn học này có tên như thế. Đời nay, người ta vẫn tin rằng Phạm Lãi đã viết cuốn "Trí phú Kỳ thư" và để lại "Đào Chu Công lý tài thập lục tắc", 16 phép làm giàu của Đào Chu Công, trong đó có những điều vẫn là hiện đại và đáng học....

Cuối thời Chiến Quốc, hơn 200 năm sau Phạm Lãi, có Lã Bất Vi cũng nổi danh, nhưng không vì bộ sử Lã Thị Xuân Thu đã thuê người khác viết, mà khét tiếng vì tài đầu tư. Sống trên nước Triệu, ông đầu tư vào người Tử Sở lưu vong của nước Tần và vào cái thai của mình trong lòng nàng Triệu Cơ xinh đẹp, để sau này trở thành quốc phụ và tướng quốc của Tần Vương Chính, Tần Thủy Hoàng Đế kể từ năm -221. Dù sau này có bị Thủy Hoàng Đế bắt chết, Lã Bất Vi vẫn được người sau cho là một tay kinh doanh có tài. 

Khác với Đào Chu Công là người làm ra của cải nhờ trí tuệ, sáng tạo và kỷ luật (như ta có thể đọc thấy trong "thập lục tắc"), Lã Bất Vi làm giàu nhờ nghệ thuật cấu kết chính trị, buôn quan bán tước. Kinh tế học đời nay gọi hình thái kinh doanh đó là "tầm tô" (rent seeker): tìm lợi thế bất chính, và có rất nhiều rủi ro. Rẻ là mất tiền, nặng là mất tự do, nặng hơn nữa thì mất mạng như chính họ Lã đã chứng minh.

Nhưng chuyện ấy liên hệ gì đến cột mục "Kinh Tế cũng là Chính Trị"? Thưa rằng có đấy, nếu ta thấy chuyện Việt Nam.

 
***

Người đời thì ai cũng muốn làm giàu để thoát khỏi cảnh khan hiếm tự nhiên và có thể làm giàu bằng kinh doanh. Mục tiêu thì có vẻ giống nhau, nhưng phép kinh doanh thường có hai ngả.

Một là tạo ra của cải nhờ một sáng kiến khai thác tài nguyên hay một cơ hội sản xuất mới nổi, rồi chia của cải đó cho mình và cho người theo một tỷ lệ có giá trị lâu dài. Xin tạm gọi ngả đó là của Đào Chu Công, với chủ điểm là "phải tạo ra của cải trước đó chưa có".

Ngả kia là tạo ra cái thế kiếm tiền nhờ đầu tư vào quan hệ chính trị trong tình trạng luật lệ còn lỏng lẻo, hoặc chưa bắt kịp những đổi thay của xã hội. Một phương pháp là thuật "du thuyết" cũng vào thời Chiến Quốc, mà đời nay gọi là "lobby". Đó là ngả của Lã Bất Vi.

Vắn tắt lại, Đào Lã hai ngả, người khôn thì chọn ngả thứ hai, lấy sức người làm chính, dù chẳng tạo ra của cải cho ai khác.

Xin thêm vào dòng về chữ "tô": kinh tế học phân biệt ba loại lợi tức là lợi nhuận, lương bổng và tiền tô, là khoản thu thặng dư nhờ khai thác một phương tiện sản xuất. Thặng dư là cao hơn thực giá của phương tiện này. Sở dĩ cao hơn chính là nhờ cái thế, và trở thành đầu mối của hối mại quyền thế, giành thế độc quyền, ỷ thế làm liều (moral hazrad), tham ô và làm lệch phép nước.

Tại Việt Nam, sau khi Liên bang Xô viết tan rã, lãnh đạo Hà Nội ngả vào Bắc Kinh qua hội nghị Thành Đô năm 1991 và đành đổi mới thật, từ trên đầu xuống. Thả ra cho dân chúng làm ăn thì mới ra khỏi khủng hoảng, đảng và nhà nước mới có cái để mà ăn. Mấy năm sau, từ khi bang giao với Mỹ vào năm 1995 và tiếp cận kinh tế bên ngoài, kinh tế Việt Nam quả là có 10 năm mở mặt với tốc độ tăng trưởng trung bình là 7% một năm từ 1995 đến 2005.

Sau 20 năm sa sút ăn mắm mút giòi của thời "giải phóng", nếu hàng năm mà mức sống người dân hay lợi tức nhà nhà tăng được 7% thì quả là mừng. Nhưng đấy là lý luận của phường bá tánh "thường thường bậc trung". Người sáng thì phải nhắm cao hơn vậy. Họ tìm bước nhảy vọt vĩ đại, và đi theo ngả kinh doanh họ Lã. Mà thật ra có còn ngả nào khác khi bộ máy chính trị chỉ toàn những Tần Thủy Hoàng Đế con con đang ra sức xây dựng mạng lưới của sự cấu kết với tay chân và thân tộc....

Kẻ thần thế mà làm giàu quá nhanh như vậy thì bá tánh ở dưới cũng chạy theo. 

Khi lợi tức cả nước tăng 7% một năm, mà có người đi vay lãi 7% một tháng thì tất nhiên họ phải tin rằng sẽ tìm ra lợi tức gấp vài chục lần. Quên hẳn thời vàng son 1995-2005, người ta nhảy vào chốn hoang tưởng 2005-2007 với thị trường cổ phiếu tăng giá 200% một năm, tấc đất của dân biến thành tấc vàng của mình. Đó là thời của các đại gia có gốc lớn, phất tay đã thành tỷ phú bằng đô la như "Thần Tháp Lừa" và tìm bãi đáp ở bên ngoài. 

Sau đó là lạm phát và khủng hoảng cho đám bá tánh cũng đòi đánh đu với tinh, kể từ năm 2008 đến nay. Năm năm đằng đẵng.

Vài thí dụ cứ... quơ tay lên trời là bắt được.

Một tập đoàn kinh tế nhà nước, giả dụ như Điện Lực, có thể thoái mái lập ra ngân hàng có cái mã của cơ sở tư doanh mà thực chất là bình an làm ăn nhờ ông Thủ tướng, đồng chí X ở đằng sau. Gốc sâu bền vững như vậy thì làm sao cán bộ của Ngân hàng Nhà nước dám đục? Không ngăn được thì chi bằng chạy theo, ít ra còn kiếm chút cháo bồ dục cho con cháu.... 

Chính là lề lối kinh doanh ấy mới làm lệch phép nước, vốn dĩ đã nghiêng nghiêng ngay từ đầu nên rất dễ ngả.

Một thí dụ khác là Chủ tịch Hội đồng Quản trị của ngân hàng có thể tự cho mình vay 80 triệu đô la để đầu tư vào công ty của con và cầm thế bằng cổ phần của công ty đó. Người ta có thể vênh váo làm ăn như vậy vì có cái thế mà bá tánh không thể với tới. Thế rồi toàn gia của đương sự, nào chồng nào vợ nào cha, nào là chú bác, nào là em dâu, đều từ chức khỏi ngân hàng và "giải tư": bán gần hết cổ phần của ngân hàng lấy tiền mặt mà chẳng ai rõ là khối tiền ấy chảy về đâu. Ngân hàng này đành tóm thâu cổ phần của một công ty ma để "cấn vào nợ xấu". Quả nhiên, tỷ lệ nợ xấu, khó đòi và sẽ mất bỗng lập tức sút giảm. Cũng kỳ diệu như lối phù phép của Ngân hàng Nhà nước vậy: trong ba tuần, nợ xấu của hệ thống ngân hàng bỗng giảm ba điểm!

Chúng ta đang chứng kiến hồi kết của bi hài kịch kinh doanh theo lối "tầm tô", với nạn ỷ thế làm liều dẫn đến sự phá sản đồng loạt của các cơ sở tài chánh và tình trạng "chết lâm sàng" của các doanh nghiệp, những xác chết chưa chôn.


***

Trên thế giới, các chuyên gia kinh tế, tài chánh hay luật pháp đều cố nghiên cứu và dự đoán nạn sụp đổ tài chánh hay ngân hàng. Họ có phương pháp kế toán quản trị, các chỉ số tài chánh và bảng phân tách kỹ thuật rất tinh vi. Nhưng giá trị của phương pháp hay các chỉ số đều tùy vào mức khả tín, đáng tin, của hệ thống kế toán và luật lệ. Phương pháp kinh doanh kiểu tầm tô thì dùng thế lực chính trị tác động vào hệ thống kế toán và luật lệ đó để không tạo ra của cải cho kinh tế mà vẫn đem lại lợi nhuận vĩ đại cho những kẻ chủ mưu.

Khi hữu sự thì đám người này có thể đã cao chạy xa bay, còn lại là bá tánh cầm cái tô bằng nhôm ca bài khắc khổ. Là chuyện ngày nay của Việt Nam. 

Kinh tế không phải là chính trị hay sao?

___________________

Một số bạn đọc cứ hỏi tác giả về chương trình "Thời Sự Ngày Mai" của hệ thống truyền hình SBTN và "Giờ Giải Ảo" trên Người Việt Online. Xin quý vị cứ vào http://www.nguoi-viet.com/ tìm trong phần Bình Luận sẽ thấy ra "Giờ Giảo Ảo". Còn Thời Sự Ngày Mai trên Kim Nhung Show của SBTN thì cũng có người post lại trên you tube. 

Dưới đây là một chương trình nên xem:


NXN

Thứ Tư, tháng 5 22, 2013

Cái Trớn Cải Cách Tại Nhật Bản

Vũ Hoàng & Nguyễn-Xuân Nghĩa, RFA Ngày 130522
"Diễn Đàn Kinh Tế"

Sự hung hăng của Bắc Kinh lại giúp Thủ tướng Abe có hy vọng thành công
000_Hkg8039481-305.jpg
* Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, trong một cuộc họp báo ở Tokyo tr­ước đây.
AFP PHOTO / Kazuhiro Nogi *



Đúng năm tháng sau khi trở lại làm Thủ tướng Nhật Bản lần thứ nhì, ông Shinzo Abe đạt một số thành tích kinh tế có thể lấy trớn cho một chương trình cải cách rộng lớn hơn trong thời gian tới. Việc cải cách ấy gồm những gì, Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu qua phần trao đổi với chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa do Vũ Hoàng thực hiện sau đây.

 

“Hiệu ứng Abe”  


Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nghĩa. Thưa ông, Tháng Chín năm 2007, Thủ tướng Shinzo Abe của Nhật Bản bất ngờ từ chức sau đúng một năm cầm quyền. Lý do chính thức là vì sức khoẻ mà lý do thực tế có thể là sự bất lực trước những ách tắc quá sâu rộng trong hệ thống kinh tế và chính trị của nước Nhật. Thế rồi, sáu tháng trước đây, ông Abe tái xuất hiện như lãnh tụ sáng giá của đảng Tự do Dân chủ với một đề nghị cải cách táo bạo và thắng cử vẻ vang tại Hạ viện Nhật để làm Thủ tướng từ hôm 26 Tháng 12 năm ngoái. Năm tháng sau, một số biện pháp của Nội các Abe đã đạt kết quả ngoạn mục nên chúng tôi xin đề nghị ông trình bày tiếp xem là ông Abe sẽ còn phải thực thi những dự án cải cách nào nữa, với hậu quả sẽ ra sao?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Trước hết về bối cảnh của "hiệu ứng Abe" hay chính sách kinh tế kiểu Abe mà quốc tế gọi là "Abenomics", ta nên nhớ lại vài điều u ám sau đây. Khi Nhật Bản bị bể bóng đầu tư cổ phiếu và địa ốc năm 1989 rồi kinh tế sa sút từ năm 1991 thì trong 22 năm, sản lượng thực tế của họ không tăng, kinh tế suy trầm bảy lần và 15 Thủ tướng đã thay nhau cầm quyền mà không có giải pháp thích ứng. Suốt 13 năm qua, lãi suất tại Nhật nằm ở số không, kinh tế giảm phát, hàng họ xuống giá mà bán không chạy, nay gánh công trái đã lên tới 240% Tổng sản lượng. Đã vậy, dân số Nhật bị lão hóa nên mỗi năm số người tham gia sản xuất giảm 1%....

Đấy là lúc ông Shinzo Abe đem lại tia hy vọng cho dân Nhật với một kế hoạch lớn lao trong tinh thần đầy vẻ Minh Trị Thiên Hoàng vào thế kỷ 19, là "nước giàu, quân mạnh". Nguyễn-Xuân Nghĩa

- Tình trạng sa sút ấy gây thất vọng cho người dân ở bên trong. Bên ngoài thì Nhật gặp mâu thuẫn nặng với Trung Quốc vì tranh chấp chủ quyền trên một quần đảo nhỏ là Senkaku mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư. Đấy là lúc ông Shinzo Abe đem lại tia hy vọng cho dân Nhật với một kế hoạch lớn lao trong tinh thần đầy vẻ Minh Trị Thiên Hoàng vào thế kỷ 19, là "nước giàu, quân mạnh". Tức là phải phục hồi kinh tế và xây dựng lại sức mạnh cho nước Nhật.

Vũ Hoàng: Thưa ông, mới nhậm chức chưa đầy nửa năm, ông Abe đã đạt thành tích kinh tế đáng kể và có một tỷ lệ hậu thuẫn rất cao là hơn 70%. Nhờ đâu mà được như vậy?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Chương trình kinh tế Abe được coi như cái nỏ liên châu bắn ra ba mũi tên, là thứ nhất tăng chi để nâng mức đầu tư trong các dự án xây dựng, thứ hai là bơm thêm tiền vào kinh tế để đẩy lui nạn giảm phát và đạt mức tăng trưởng cao hơn. Mũi tên thứ ba mới quan trọng, là cải tổ cơ chế kinh tế và cả xã hội để kéo xứ sở ra khỏi hai chục năm trì trệ và lụn bại.

- Thật ra, mũi tên thứ nhì là biện pháp tiền tệ liều lĩnh của Chính quyền Abe và tân Thống đốc Ngân hàng Trung ương mới chỉ được công bố hôm mùng bốn tháng trước. Cho nên, đáng chú ý ở đây là tinh thần phấn khởi của thị trường và của người dân. Nó đã có trớn từ cuối năm ngoái.

- Về những thành tích mới sau một giai đoạn u ám kéo dài thì sản lượng kinh tế của ba tháng đầu năm tăng 0,9%, là gấp ba quý trước, quy ra toàn năm thì tăng trưởng được 3,5%. Thứ hai, 60% lực đẩy của đà tăng trưởng ấy lại đến từ sức tiêu thụ, xưa nay vốn dĩ èo uột vì dân Nhật không dám chi tiêu nên kinh tế mới bị giảm phát. Thứ ba, vì lượng tiền lớn lao dự tính bơm ra để nhân đôi khối tiền tệ lưu hành và đạt chỉ tiêu lạm phát là 2%, nên đồng Yen sụt giá mạnh so với các ngoại tệ khác. Nó góp phần nâng cao số xuất khẩu và nhất là mức lời của doanh nghiệp Nhật. Nhờ vậy, chỉ số Nikkei của cổ phiếu Nhật đã tăng đến 70% so với Tháng 11 năm ngoái.




000_Hkg8178142-305.jpg
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (trái) bắt tay với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng trong một cuộc họp báo chung được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 16 tháng 1 năm 2013. AFP photo.   


Vũ Hoàng: Một cách đơn giản mà dễ hiểu thì ông giải thích thế nào về những thành tích này?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Nói nôm na là khi kinh tế bị giảm phát và hàng họ mất giá đều cỡ 0,2% mỗi năm trong 13 năm qua, Chính phủ Nhật báo trước là sẽ ào ạt bơm tiền, có thể bằng 220 tỷ đô la mỗi tháng, để đạt cho được mức lạm phát là 2% một năm. Không chỉ dọa người dân là phải tiêu tiền trước khi có lạm phát, chính quyền còn đòi đánh thuế tiền tiết kiệm của tư nhân và doanh nghiệp, mục đích là khuyến khích đầu tư và tiêu thụ hầu kích hoạt nền kinh tế đình đọng.

- Động lượng thứ hai là bơm tiền như vậy thì sẽ làm đồng Yen mất giá, và thực tế thì đã sụt 30% so với Mỹ kim và 37% so với đồng Euro. Đó là chủ trương "Enyasu", tức là "đồngYen rẻ". Theo nhật báo chuyên đề kinh doanh của Nhật là tờ Nihon Keizai thì mỗi khi đồng Yen sụt một đơn vị so với đồng đô la, giả dụ từ 99 đồng thì phải trăm đồng mới đổi được một đô la Mỹ, thì doanh lợi của 30 công ty xuất khẩu lớn nhất của Nhật tăng được hai tỷ bảy đô la nhờ xuất khẩu. Nghĩa là nhiều doanh nghiệp Nhật vừa thắng lớn trong mấy tháng qua và thổi lên niềm hy vọng.

 

Vượt thành trì bảo thủ


Vũ Hoàng: Bây giờ, ta nhìn qua "mũi tên thứ ba" là dự tính cải cách rộng lớn mà ông Abe muốn tiến hành. Thưa ông, dự tính ấy là những gì?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Kinh tế và xã hội Nhật bị trì trệ trong sự xơ cứng của hệ thống chính trị, bộ máy hành chính công quyền và các doanh nghiệp, trước lực cản của các nhóm lợi ích. Đấy là một nét văn hóa đặc thù của Nhật.

- Sau khi đạt một số thành tích nhờ đó hy vọng thắng cử tại Thượng viện vào Tháng Bảy tới để có đa số rất mạnh ở cả hai viện trên dưới, Chính quyền Abe mong có đủ hậu thuẫn để vượt sức cản của nhiều thành trì bảo thủ, đó là nội dung cải cách sắp tới. Sau đây là một vài hướng chính.

- Thứ nhất là cải cách nông nghiệp và điền địa. Nông gia Nhật là thế lực chính trị xưa nay vẫn ủng hộ đảng Tự do Dân chủ để duy trì chế độ bảo hộ mậu dịch, hạn chế nhập khẩu nông sản và chi phối cả quyền sử dụng đất canh tác. Với hậu thuẫn của ngành công nghiệp, ông Abe trù tính sửa đổi tình trạng này nên mới chủ trương tham gia vào Hiệp định Đối tác Kinh tế và Chiến lược Xuyên Thái Bình Dương, mà ta hay gọi tắt là TPP. Nếu thành hình thì đây là một bước đột phá rất lớn và tăng cường vai trò quốc tế của Nhật trong vùng Thái Bình Dương, đối diện với một Trung Quốc vẫn đứng ngoài vì vị trí chủ đạo của khu vực quốc doanh.

Khi cải cách thì thể nào nhà nước cũng đem lại mối lợi cho thành phần này mà gây thiệt hại cho thành phần khác. Vì vậy, phải nhìn chuyện lợi và hại của cải cách trên tổng thể. Nguyễn-Xuân Nghĩa

- Thứ hai là cải tổ chế độ lao động để nâng sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Vì dân số sa sút, Nhật chỉ có tương lai nhờ cải tiến năng suất nhưng doanh nghiệp bị kẹt vì sức cản của công đoàn nên không thể sa thải nhân viên toàn thời. Nếp văn hóa Nhật là bảo đảm việc làm toàn thời và suốt đời cho một lực lượng lao động còm cõi là một điều phải sửa đổi, mà không dễ. Thủ tướng Abe phải giải phóng thị trường lao động thì Nhật mới có được năng suất ngang bằng với các nền kinh tế mạnh.

- Thứ ba là hệ thống bán lẻ của Nhật, xưa nay vẫn là loại cửa hàng nhỏ của các hộ gia đình với một chu trình phân phối và tiếp liệu phức tạp và kém hiệu năng và chỉ tồn tại là nhờ trợ cấp, biện pháp thuế khóa lẫn luật lệ quy hoạch có mục tiêu bảo vệ và loại bỏ cạnh tranh. Hệ thống ấy cũng đánh sụt năng suất trong ngành bán lẻ. Doanh nghiệp nào muốn vào thị trường đó ở các địa phương phải được hai phần ba cư dân sở tại đồng ý nên kinh tế địa phương khó phát triển.

- Ngoài ra, còn nhiều lĩnh vực khác cũng phải được tái cơ cấu, như cải tổ quyền sử dụng đất, quy hoạch về xây cất cho yêu cầu gia cư, hoặc hệ thống dịch vụ y tế quá rườm rà, hay cải tổ thuế vụ và giải tỏa hành chính, v.v.... Nói chung, đây là loại vấn đề lưu cữu từ mấy chục năm mà không giải quyết nổi, chứ không là sáng kiến riêng của ông Abe.

Vũ Hoàng: Mới chỉ phác họa vài nét thì mình đã thấy đủ loại trở ngại về kinh tế, xã hội, chính trị và cả văn hóa. Thưa ông, nếu vậy thì Chính quyền Nhật có hy vọng cải cách được không?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi xin được nêu ra một quy tắc chung ở mọi nơi và vào mọi hoàn cảnh. Khi cải cách thì thể nào nhà nước cũng đem lại mối lợi cho thành phần này mà gây thiệt hại cho thành phần khác. Vì vậy, phải nhìn chuyện lợi và hại của cải cách trên tổng thể, cho cả quốc gia và xã hội chứ không thể chỉ lo cho thành phần thân hữu của mình.

- Rút kinh nghiệm của một vị tiền nhiệm có nỗ lực cải cách là Thủ tướng Junichiro Koizumi từ 2001 đến 2006, tôi thiển nghĩ rằng ông Abe có thể tiến từng bước, mỗi bước lại tranh thủ được hậu thuẫn của một số thành phần có lợi nhờ việc cải cách, để cuối cùng thì đem lại kết quả chung là mối lợi cho cả quốc gia.

- Yếu tố hy vọng thứ hai là thắng lợi kinh tế ở bên ngoài cũng huy động được sự ủng hộ chính trị ở bên trong. Ta thấy ra điều ấy khi Thủ tướng Abe vượt qua mâu thuẫn với Liên bang Nga về chủ quyền trên các quần đảo Kurils ở mạn Bắc để tìm cách hợp tác với Nga về năng lượng. Chính quyền Abe còn chủ động mở ra kế hoạch yểm trợ Hiệp hội ASEAN vào đầu tháng này để vừa tranh thủ quyền lợi vừa tăng cường vai trò quốc tế của  Nhật trước sự bành trướng của Trung Quốc. Có lẽ chính thái độ hung hăng của Bắc Kinh lại mặc nhiên củng cố tư thế của Thủ tướng Nhật và giúp ông có hy vọng thành công.

Vũ Hoàng: Câu hỏi cuối thưa ông, kết quả của nỗ lực cải cách này sẽ là những gì cho các xứ khác, kể cả Việt Nam?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Như trong mọi chuyện ở đời, ta đều có thể thấy ra hai mặt lợi và hại.

- Ngay trước mắt là trong một vài năm, đồng Yen Nhật có thể còn sụt giá nữa nếu so với đô la, và đấy một là yếu tố bất ổn nữa. Rồi sức cạnh tranh của Nhật nhờ hàng bán rẻ có thể gây sức ép mậu dịch cho các nước Á Châu như Nam Hàn, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam lẫn Trung Quốc. Thứ nữa, tư bản Nhật sẽ chảy rất mạnh ra ngoài dưới dạng đầu tư và tín dụng. Nếu luồng tư bản đó có yểm trợ sản xuất thì cũng dễ thổi lên bong bóng. Mà nếu thoái trào vì khó khăn ở bên trong xứ Nhật thì lại dẫn tới khủng hoảng như các nước Đông Á đã từng bị vào năm 1997.

- Vì vậy, thuần về kinh tế thì sự xoay chuyển của Nhật Bản sẽ là bài toán quản lý vĩ mô khác cho Việt Nam do những bất ổn trước mặt. Nhưng ngược lại, nếu Chính quyền Nhật thành công và hiệp định Xuyên Thái Bình Dương thành hình vào cuối năm tới thì đây là cơ hội tốt đẹp hơn cho Việt Nam, kể cả về kinh tế lẫn chiến lược, nếu Việt Nam cũng kịp thời cải cách.

Vũ Hoàng: Xin cảm tạ ông Nghĩa về cuộc trao đổi này.

_________

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này

Thứ Ba, tháng 5 21, 2013

Đầu Tư Vào Giáo Dục – Và Lỗ Vốn



Nguyễn-Xuân Nghĩa - Người Việt Ngày 130520
"Hoa Kỳ Nhìn Từ Bên Ngoài"

Đi học để kiếm ăn không bằng đi bầu để kiếm sống

 * Em tìm không ra việc, nhà nước phải lo cho em đi *


Giữa trận bão Benghazi-IRS-AP trên chính trường - chưa nói đến hồi kết của vụ xử Jodi Arias tại pháp đình - Thị trưởng Michael Bloomberg của New York lãnh cán búa vào miệng trong bài phát biểu hôm Thứ Sáu tuần trước vì một lời khuyên cho giới trẻ: "So với nghề sửa ống nước và đi học tại Harvard thì làm thợ có lời hơn. Chẳng tốn bốn năm vạn tiền họctrong bốn năm không lương...."

Bloomberg là doanh gia có tài (người viết thành thật khai báo là thường xuyên đọc tin và mua báo của hệ thống Bloomberg) và chính khách láu cá (hai chữ này thường là đồng nghĩa) mà chọn sai thí dụ. Nhưng vô tình ngoáy vào vết thương của giới trẻ và một vấn đề của xã hội Mỹ, là hệ thống giáo dục. Bài này sẽ xoáy vào vấn đề ấy, dù chủ đề của cột báo không nói về kinh tế...


***


Chúng ta đang ở vào mùa tốt nghiệp tại Hoa Kỳ, với mối lo rất lớn cho giới trẻ đã tốt nghiệp mà chưa thành tài vì kiếm không ra việc.

Lý do không chỉ là năm năm kinh tế đình trệ và thất nghiệp cao sau khi Tổng suy trầm đã hết từ Tháng Bảy năm 2009. Từ 60 năm nay, chưa khi nào nạn thất nghiệp lại cao như vậy sau một vụ suy trầm (recession). Điều ai oán - mà oán ai? - là từ cuối năm 2009, các doanh nghiệp đã tuyển lại nhân công và đến nay vẫn đỏ mắt kiếm người trong khi giới trẻ ở lớp tuổi 20-24 vẫn thất nghiệp ở mức cao nhất ngoài một chu kỳ suy trầm, là 13%. Và phân nửa những người đã tốt nghiệp đang phải nhận loại việc làm khỏi cần bằng cấp.

Thị trưởng Bloomberg nói ra một phần sự thật: biết vậy thì thà đi học làm thợ sửa ống nước còn hơn! Nhưng chọn sai thí dụ, là Đại học Harvard – hay các trường có uy tín với học phí rất cao.

Không nói về "kinh tế cũng là chính trị", bài viết tuần này nói về một lẽ bất toàn của xã hội Mỹ, dù chỉ là "nhìn từ bên ngoài". Hệ thống giáo dục cao đẳng (colleges) và đại học (universities) của Hoa Kỳ gây tốn kém quá lớn, hiệu quả quá thấp và đẩy giới trẻ vào cảnh nợ nần vì học phí. Mà vấn đề không là hậu quả của một chu kỳ suy trầm, tức là sẽ chấm dứt khi kinh tế phục hồi.

Trong hơn hai thập niên, từ 1990 đến nay, phí tổn cho việc học bốn năm cao đẳng hay đại học đã tăng gấp bốn lần tốc độ lạm phát. Đại học ở đây không chỉ có loại trường lớn và đắt tiền như Harvard, Stanford hay Yale hoặc Cornell. Phí tổn đầu tư cho các trường cao đẳng công lập (loại public colleges) cũng tăng gần gấp đôi trong 15 năm. Kết quả của việc đầu tư này là phân nửa số tốt nghiệp hiện phải nhận việc thấp hơn "tài" – trình độ học vấn hay công sức đầu tư. Trong khi ấy, doanh nghiệp vẫn tìm không ra người có nhả năng giải quyết nhu cầu của thị trường. Cung và cầu không ăn khớp....

Một trong các nguyên do là phương cách giải quyết vấn đề theo kiểu Mỹ: bằng tiền. Cứ thấy có vấn đề là người ta rót tiền vào và chờ kết quả. Chính quyền liên bang và các tiểu bang không chỉ tăng chi cho giáo dục mà còn lập ra các chương trình tín dụng, cho sinh viên vay tiền đi học.

Nói về phẩm, một phần của phí tổn về giáo dục công lập được trút vào bộ máy nhân sự, thầy cô thì ít mà công chức yểm trợ giáo dục thì nhiều. Họ là thành phần bỏ phiếu ủng hộ tăng chi. Mà đôi khi, khoản chi đó lại trôi vào túi các hiệu trưởng: lương trung vị (phân nửa cao hơn và phân nửa thấp hơn) của các vị chủ tịch trường cao đẳng công lập đã vượt quá 440 ngàn đô la một năm.

Phần kia là núi nợ "tín dụng sinh viên" (student loans) đang vượt đỉnh ngàn tỷ đô la và có thể sụp.

Vì nạn suy trầm, từ năm năm qua khoản nợ này đã tăng 60%. Vì cái học vô dụng khiến số người đi vay để đi học mà tìm không ra việc nên khó kịp trả nợ cũng lên tới mức báo động: năm ngoái, hơn 25% đã xù nợ. Hiện nay, phân nửa đang bị trễ hạn. Đấy là loại nợ có vấn đề.

Bên dưới mấy con số đó là hiện tượng con cái về sống dưới mái nhà cha mẹ và vay tiền học để sống qua ngày. Nhiều gia đình Mỹ hiện có con hết là vị thành niên nên khỏi được miễn thuế chu cấp cho con cái mà vẫn phải cáng đáng gánh nợ. Và thành phần trẻ tuổi này cũng hồn nhiên bỏ phiếu cho việc tăng chi, nâng mức trợ cấp xã hội hoặc giảm phân lời đi vay.

Nếu kiểm lại toàn bộ vấn đề - học phí gia tăng, đào tạo không thích hợp, gánh nợ của công quỹ và gia đình, v.v... - ta có thể nêu câu hỏi: ai là nạn nhân của hệ thống giáo dục này?

Nạn nhân đầu tiên là giới trẻ. Hai chục năm trước, chỉ có 10% là cần vay tiền đi học, ngày nay hai phần ba phải đi vay để đầu tư vào bốn năm sau trung học. Họ nợ trung bình hơn 26 ngàn so với chín ngàn của thế hệ trước. Một phần năm của loại khách nợ đầu xanh này còn có tham vọng tốt nghiệp trường lớn nên mắc nợ ít ra trăm ngàn, và bị Thị trưởng Bloomberg đay nghiến.

Loại nạn nhân thứ nhì là dân nghèo. Xưa kia, học vấn là ngả tiến thân ra khỏi cõi nghèo và 12% số người tốt nghiệp cao đẳng hay đại học là từ nhóm tứ phân (25%) nghèo nhất. Ba chục năm sau, tỷ lệ 12% chỉ còn có 7%. Định nghĩa mới của nghèo khó: nghèo là khó đi học nên càng khó ra khỏi cảnh nghèo.

Nạn nhân thứ ba là người thọ thuế. Nhà nước không kiếm ra tiền và khi chính quyền các cấp mà mất nợ vì tài trợ sinh viên thì gánh nợ ấy chuyển thành gánh thuế. Trong hai chục năm, họ tài trợ các chương trình đầu tư to tát và tốn kém cho giáo dục với kết quả đáng buồn.

Nạn nhân thứ tư chính là các trường đại học. Không chỉ có trường Harvard bị sánh với nghề sửa ống nước mà nói chung, niềm tin của dân Mỹ vào các trường học cũng giảm sút. Trước cơn suy trầm năm 2008, hơn 80% dân chúng còn tin vào triển vọng cải tiến cuộc sống nhờ học đường. Ngày nay, chỉ còn 57% dân Mỹ là giữ được niềm lạc quan đó!

Có cái gì đó không ổn trong hệ thống giáo dục và đào tạo của đệ nhất siêu cường thế giới.

***

Xã hội Hoa Kỳ thay đổi quá nhanh, nhất là từ hai chục năm qua, với tiến bộ khoa học kỹ thuật làm đảo lộn nhiều quy luật sinh hoạt. Trong 12 năm trung tiểu học, giới trẻ của nước Mỹ đã có trình độ nhận thức và khát khao khác hẳn thời trước. Nhưng hệ thống giáo dục và các chính khách lại quá chậm.

Họ thiếu chương trình đào tạo thích hợp cho các năm hậu trung học, ít ra là hai năm cao đẳng kỹ thuật để đào tạo tay nghề đáp ứng nhu cầu của xã hội. Vì vậy, ai cũng nghĩ đến bốn năm đầu tư. Lại còn đầu tư vào loại sản phẩm đáp ứng yêu cầu của giới trẻ thật ra chưa trưởng thành: tinh thần mị dân trong giáo dục mở ra chân trời viễn mơ cho một thế hệ, khi hai chân chưa chạm mặt đất mà vẫn kê lên đôi vai của cha mẹ - và miệng nói về cải tạo xã hội.

Với nhiều đứa trẻ, đi học để kiếm ăn không bằng đi bầu để kiếm sống.


______________________

Chỉ có tại Hoa Kỳ

Một học sinh 17 tuổi tại North Carolina bị yêu cầu rút lại tấm hình trong cuốn kỷ yếu hàng năm của nhà trường. Cậu bé Caitlin Tiller của trường Trung học Wheatmore gửi "hình ảnh tiêu biểu của mình" cho cuốn sách kỷ niệm, là tấm ảnh chụp với đứa con trai lên một làm. Nhà trường đòi tìm tác phẩm khác - "vì không muốn đề cao việc có con ở tuổi vị thành niên". Chẳng rõ là ai trả tiền học và tiền nhà bảo sanh....

Chủ Nhật, tháng 5 19, 2013

Mối Họa Từ Trung Quốc


Nguyễn-Xuân Nghĩa - Việt Tribune Ngày 130516

Không chỉ đến từ Đông hải, mối họa Trung Quốc còn đến từ ngoài chợ vào từng nhà chúng ta.

* Thịt chuột làm giả thịt cừu đ bán cho bầy lửa *













Trung Quốc đang là một vấn đề của thế giới, dù nhìn từ bất cứ một góc cạnh nào.

Sau khi chiếm Tân Cương vào năm 1949 rồi tấn công Tây Tạng vào năm 1950 khi Cộng hoà Nhân dân Trung Quốc của Mao Trạch Đông vừa ra đời, họ thôn tính luôn Tây Tạng từ năm 1959 và kiểm soát khu vực rộng lớn của Hy Mã Lạp Sơn, rồi gọi đó là "quyền lợi cốt lõi". 

Ngày nay, khái niệm "hạch tâm nghĩa lợi" ấy mở ra khu vực Đông hải của họ và cả vùng Đông hải của Việt Nam, với cái lưỡi bò chín khúc bao trùm lên lãnh hải của nhiều quốc gia khác.

Do đã kiểm soát và khai thác đỉnh tuyết Tây Tạng, là nơi phát nguyên của nhiều con sông lớn của Á Châu, Trung Quốc còn thực tế phá hủy trật tự môi sinh trên thượng nguồn và chi phối cuộc sống của cả tỷ người dưới hạ nguồn của các dòng sông lớn tại Châu Á, từ xứ Kyrgyzstan qua Pakistan, đến Ấn Độ, Bangladesh, Miến Điện, Lào, Cam Bốt và Việt Nam.

Chuyện phi lý là trong việc tranh chấp với Trung Quốc, nhà cầm quyền Hà Nội không cho người dân lên tiếng đả kích nhà cầm quyền Bắc Kinh. Những người bày tỏ ý kiếm chống chế độ Bắc Kinh còn có tội nặng hơn là chống đảng hay nhà nước cộng sản Việt Nam! Nhiều nhà báo đã được chế độ dằn mặt: đả kích đảng thì còn có thể bị cảnh cáo thôi, chứ loan tin xấu về Trung Quốc là lập tức mất việc và vào tù.

Từ bên ngoài, nói về vấn đề Trung Quốc ngoài Đông hải hoặc chủ quyền của Việt Nam trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nhiều người có thể dửng dưng hoặc cho là xa lạ khó khăn. Nhưng nếu thấy rằng hàng ngày, thế giới đang bị Trung Quốc đầu độc bằng thực phẩm độc hại, bằng các sản phẩm có thể gây bệnh cho người tiêu thụ thì đấy là chuyện thiết thực của mọi người, ở mọi nơi. Mối họa Trung Quốc có thể từ ngoài chợ tiến vào từng gia đình chúng ta.

Thực tế thì Trung Quốc trở thành là Trung tâm Đầu độc Toàn Cầu.

Trước hết, mô hình phát triển của Trung Quốc chỉ là công nghiệp hóa bằng cách học lóm và ăn cắp phát minh của thiên hạ nhằm đạt mức tăng trưởng cao mà bất kể về phẩm chất. Ngụ ngôn Trung Hoa có nói đến chuyện người nước Sở chỉ như con khỉ đột mũ mà tưởng rằng mình đã là văn minh. Lãnh đạo Bắc Kinh ngày nay đã đội mũ và còn đòi làm Tề thiên Đại thánh!

Một hậu quả trước mắt là nạn hủy diệt môi trường sinh sống. Nhưng ô nhiễm môi sinh không chỉ giới hạn trong lãnh thổ làm dân chúng Trung Quốc là nạn nhân đầu tiên. Chính là thói kinh doanh bất lương và bất nhẫn khiến xứ này còn xuất cảng độc dược ra toàn thế giới. Nghĩa là không chỉ hủy diệt môi sinh mà còn hủy diệt sinh mạng người khác.

Về chuyện bên trong, thế giới có 20 thành phố ô nhiễm nhất thì Trung Quốc chiếm được 16 bảng vàng và hiện đứng đầu các nước về sản lượng thán khí đưa tới hiệu ứng nhà kiếng. Không khí độc hại của xứ này được thế giới chú ý và tính ra là năm 2010 đã làm hơn triệu người yểu tử. Ngân hàng Thế giới cho biết là chỉ có 1% của 560 triệu người Trung Hoa sống trong thành phố là có không khí an toàn theo tiêu chuẩn Âu Châu và thật ra bụi có thể thấm vào phổi qua đường hô hấp của họ cao gấp 11 lần bụi độc của Los Angeles.

Một trong các nguyên nhân là nhà máy điện chạy bằng than. Mà chuyện ấy đang tiếp tục vì mỗi tuần họ lại xây thêm một nhà máy độc hại với công suất đủ cho nhu cầu của một thành phố hơn một triệu dân. Một nguyên nhân khác là xe hơi với sức phun khói cao tại thành phố vì thiếu tiêu chuẩn lọc thán khí. Trung Quốc hiện có 90 triệu xe du lịch và sẽ có 400 triệu vào năm 2030. Xe du lịch thì vậy, loại xe chạy bằng dầu cặn diesel có sức phun lưu huỳnh cao gấp 23 lần xe Mỹ.

Mà nào chỉ có không khí. 

Trung Quốc thiếu nước ngọt tính theo đầu người và còn lạm thác nguồn nước là sông ngòi ao hồ. Vì vậy, phân nửa các giếng nước của họ bị nhiễm độc và 90% thị dân xứ này đang phải dùng nước nhiễm độc từ dưới lòng đất. Khi bị thế giới than phiền vì gieo độc qua xứ khác, đến tận các tiểu bang miền Tây Hoa Kỳ, Bắc Kinh chống chế rằng vì nền kinh tế còn nghèo nên họ cần tăng trưởng sản xuất hơn là bảo vệ môi sinh!

Việc Trung Cộng hủy hoại môi trường có thể là vấn đề nội bộ của họ, nhưng khi họ xuất cảng những mặt hàng độc hại thì thế giới và chúng ta ở bên ngoài phải được biết để còn tránh.

Nói rằng nên tẩy chay hàng hóa của Trung Quốc thì nhiều người có thể cho là đem chính trị vào kinh tế hoặc chính trị hóa một vấn đề xa xôi và gây thiệt hại cho các siêu thị bán hàng Trung Quốc. Nhưng vì quyền lợi và vì tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, chúng ta có nên chú ý đến chuyện này hay không?

Trong thế giới toàn cầu hóa, người ta vận chuyển hàng hóa, con người và tư tưởng rộng rãi, nhanh và nhiều hơn. Nhưng vì tiến trình sản xuất hàng hóa bán qua xứ khác có đặc tính là tham lam và vô trách nhiệm, Trung Quốc không có chế độ kiểm phẩm, độc chất bên trong các món hàng của họ cũng gây bệnh cho khách hàng xứ khác.

Từ vụ sữa bột và thực phẩm cho trẻ em có chất độc melanine bùng nổ từ Tháng Chín năm 2008 thì thế giới mới nghi ngờ loại hàng "Made in China". Gần đây, sau khi bệnh H7N9 vừa bùng phát vào cuối Tháng Ba, Hiệp hội Hoá học Hoa Kỳ lại báo động vào Tháng Tư về hiện tượng gạo nhập cảng có nhuỗm chì, với hàm lượng cao gấp 30 đến 60 lần mức an toàn. Loại gạo độc này vào Mỹ từ Trung Quốc và Đài Loan. Hiệp hội này kết luận là dù Hoa Kỳ chỉ nhập cảng từ 7 đến 10% số gạo tiêu thụ trong nước, nhưng số nhập cảng tăng mạnh. Nếu trong gạo lại có chì thì dân Mỹ gốc Á sẽ là nạn nhân đầu tiên.

Chính người Việt Nam, ở trong và ngoài chính quyền đang cai trị xứ này, phải ý thức được mối nguy nhiều mặt của Trung Quốc, về kinh tế, an ninh, ngoại giao chính trị và cả văn hóa. Riêng về tình trạng đầu độc thì có một số điều nên suy nghĩ. 

Trước hết là Việt Nam đừng nhập hàng độc của Trung Quốc tuồn qua các tỉnh giáp biên với Việt Nam. Thứ hai là đừng... học theo Trung Quốc, tức là cũng vì máu tham mà sản xuất loại hàng thiếu vệ sinh như gạo tráng nhựa, cốm giả, mắm độc. Thứ ba là đừng làm cho Trung Quốc là nhập lậu hàng Trung Quốc rồi dán nhãn Việt Nam để bán vào các thị trường Âu Mỹ khi các nền kinh tế này muốn nâng đỡ Việt Nam. Thứ tư là phải quan tâm đến môi sinh vì đấy là môi trường sinh sống của chúng ta và các thế hệ về sau và học cách kiểm phẩm của thế giới văn minh. Cụ thể là hãy nhờ thân nhân bên này tìm hiểu và nhập cảng các dụng cụ kiểm phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế để nâng cao giá trị của hàng hóa mà mình sản xuất ra, lấy đó làm ưu thế về quảng cáo. Thứ năm là phải có can đảm tố giác độc chất của Trung Quốc: ngoài việc biểu tình cho Hoàng Sa và Trường Sa, thì phanh phui những sản phẩm độc hại của Trung Quốc cũng là điều cần thiết.

Người Việt ta có "vấn đề Trung Quốc của Việt Nam", nó nằm trong đảng cộng sản hiện nay ở Hà Nội. Các nước thì có "vấn đề Trung Quốc của thế giới". Chúng ta có thể giải quyết hai loại vấn đề đồng quy và song hành này trong tinh thần vận động dư luận và hợp tác với các nước khác. Ngoài ra, không nên quên rằng chính dân Trung Quốc cũng ý thức được mối nguy bị đầu độc nên ngày càng ưa chuộng thực phẩm nhập cảng từ ngoại quốc. Loan tải tin tức về sự chống đối của người dân Trung Quốc cũng là điều có lợi cho mục tiêu cảnh báo, và nhất là nói thay cho những người Việt ở trong nước bị chế độ bịt mệng.

Bài này được viết trong tinh thần đó.


Xe ủi đất trong dự án bauxite? Không, thịt heo nhiễm độc đấy