Vũ Hoàng & Nguyễn-Xuân Nghĩa, RFA Ngày 140910
Diễn đàn Kinh tế
Chưa có tiền mà đi vay để tiêu sớm và lại tiêu bậy thì rất dễ tiêu vong
Cuối tháng qua, giới chức Hà Nội cho biết Việt Nam sẽ phát hành trái
phiếu quốc tế trị giá khoảng một tỷ Mỹ kim để đảo nợ. Điều ấy nghĩa là
gì, Diễn đàn Kinh tế xin tìm hiểu qua phần trao đổi với chuyên gia kinh
tế Nguyễn-Xuân Nghĩa do Vũ Hoàng thực hiện sau đây...
Cái giá của tờ giấy nợ
Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông,
hôm Thứ Năm tuần trước giới hữu trách của Hà Nội cho biét rằng Chính
quyền Việt Nam có thể phát hành khoảng một tỷ đô la trái phiếu trên các
thị trường quốc tế để đảo nợ. Chúng tôi xin đề nghị là kỳ này ông giải
thích cho thính giả của chúng ta hiểu rõ nội dung, mục đích và hậu quả
của việc đó, trong bối cảnh của tình trạng nợ xấu đang gây nhiều quan
ngại cho Việt Nam.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi xin đề nghị là ta sẽ đi từng bước để
hiểu ra nội dung của quyết định này khởi đi từ một nguyên lý căn bản mà
người ta hay quên và mình sẽ nhắc lại mãi. Nguyên lý rất đơn giản ấy là
"Đi Vay Là Để Tiêu Trước Khi Có Tiền". Ta sẽ lấy vài thí dụ dễ hiểu sau
đây.
Nội dung của quyết định này khởi đi từ một nguyên lý căn bản mà người ta hay quên và mình sẽ nhắc lại mãi. Nguyên lý rất đơn giản ấy là "Đi Vay Là Để Tiêu Trước Khi Có Tiền". Nguyễn-Xuân Nghĩa
- Tôi có một vạn bạc để chi dùng mà muốn mua sản phẩm trị giá một triệu
thì, thay vì tiết kiệm từng phần để tích lũy thành một triệu tôi lại đi
vay. Đi vay có nghĩa là tiêu thụ sớm hơn tiết kiệm. Khi đó, tôi phải
tính ra giá trị kinh tế của việc tiêu dùng ấy xem là về sau mình trả nợ
thế nào. Thí dụ như để mua cái xe, cái nhà, hay để đầu tư vào hãng
xưởng, v.v...
- Khi muốn đi vay, tôi có thể lập hồ sơ xin vay tiền ở ngân hàng và
nhận sẽ trả tiền lãi cùng từng phần vốn tùy theo khả năng kiếm ra tiền
của mình. Tôi cũng có thể đi vay bằng cách ký một tờ giấy nợ, gọi là
trái phiếu, trên đó có cam kết là trả một phân lời giả dụ như 6%, và sẽ
trả hết vốn trong một hạn kỳ nhất định. Ta gọi trường hợp thứ hai này là
"phát hành trái phiếu". Người cho vay cầm lấy tờ giấy nợ ấy và tin là
sẽ được trả định kỳ 6% của khoản tiền cho vay và đến kỳ hạn thì sẽ lấy
lại phần vốn. Nếu trước hạn kỳ mà người chủ nợ cần tiền thì có thể bán
tờ giấy nợ ấy cho ai khác và người mua sẽ là chủ nợ mới, được trả tiền
lời và vốn khi đáo hạn. Việc phát hành và mua bán giấy nợ ấy được thực
hiện trên thị trường trái phiếu.
Vũ Hoàng: Trong thí dụ này, có lẽ ông nhấn mạnh đến hai
điều. Thứ nhất, đi vay là để tiêu dùng sớm hơn tiết kiệm và thứ hai là
khi đi vay thì phải tính ra giá trị kinh tế của việc tiêu dùng sớm này,
xem là về sau mình sẽ trả nợ thế nào. Có phải như vậy không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Thưa rằng đúng như vậy. Hàng ngày, chúng ta
đều có thể đi vay như thế khi thanh toán một khoản tiêu thụ sớm với thẻ
tín dụng, lặng lẽ chịu lãi rồi trả lại từng phần vốn. Hàng tháng hay
hàng năm, một doanh nghiệp cũng có thể đi vay như vậy ở các ngân hàng,
khi đó, ngân hàng chủ nợ sẽ cùng với khách nợ thẩm định khả năng thanh
toán trước khi chấp nhận cho vay. Vì Việt Nam và Trung Quốc đang điêu
đứng do núi nợ xấu của ngân hàng thì ai cũng có thể nghĩ đến cách vay
bằng trái phiếu. Khi phát hành trái phiếu thì chính người đi vay phải
tính rất kỹ việc trả nợ vì khách nợ thật ra không biết là mình đi vay để
làm gì, họ chỉ tin vào giá trị của tờ giấy nợ. Và giá trị ấy trực tiếp
chi phối phân lời sẽ nhận, thí dụ như nếu thiếu tin tưởng thì họ đòi
phân lời cao hơn. Vì thế, cái giá của tờ giấy nợ biến chuyển ngược với
phân lời.
Vũ Hoàng: Chúng ta bắt đầu đi vào phần chuyên môn rắc rối
của câu chuyện. Trường hợp ở đây là chính nhà nước là khách nợ, tức là
chủ thể phải tính toán sự lợi hại của việc đi vay. Khi Việt Nam tính
toán việc phát hành một đợi trái phiếu nữa để đảo nợ thì đấy có nghĩa là
gì?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Năm 2005, Việt Nam đã lần đầu phát hành
công trái, tức là trái phiếu của công quyền, để huy động 750 triệu đô la
trên thị trường tài chính New York. Tờ giấy nợ ấy ghi là vay trong hạn
kỳ 10 năm với phân lời là 7,125%. Mục tiêu của việc đi vay 750 triệu là
cho tập đoàn đóng tầu Vinashin của nhà nước có tiền đầu tư hầu kiếm ra
lời để sẽ trả nợ. Nhà nước Việt Nam không ngờ tập đoàn ấy mắc nợ đến bốn
tỷ đô la và vì quản lý tồi, bị tham nhũng đục khoét nên đã vỡ nợ. Tức
là Việt Nam vay tiền để nuôi tham nhũng rồi phải è cổ trả nợ.
- Lần phát hành trái phiếu quốc tế thứ nhì là năm 2010 trên thị trường
Singapore để huy động một tỷ đô la qua tờ công trái có hạn kỳ 10 năm và
phân lời là 6,75%. Khi lưu hành trên thị trường thì phân lời lại cao
hơn, lên tới 6,95% là do mức khả tín hay đáng tin thấp hơn. Lần đó, Việt
Nam đi vay cho các tập đoàn kinh tế quốc doanh, như Điện Lực hay
PetroViệt Nam.
- Xin nói thêm rằng các ông đảng viên cán bộ của nhà nước Hà Nội chẳng
thể lớ ngớ đứng tại ngã tư của New York hay Singapore với một xấp giấy
nợ rao bán cho thiên hạ để đem về bạc tỷ. Họ cần dịch vụ tư vấn chuyên
môn của các tổ chức tài chính quốc tế có khả năng và uy tín làm trung
gian, cho nên phải trả hoa hồng và lệ phí cho dịch vụ đi vay này. Các
khoản phí tổn đó, như hoa hồng, lệ phí và phân lời, đều do công quỹ đài
thọ, nghĩa là tiền của người dân đóng thuế.
Đắp nợ với phân lời rẻ hơn
Vũ Hoàng: Bây giờ ta nói đến chuyện đảo nợ. Thưa ông, điều ấy có nghĩa là gì?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Ta không quên hai lần phát hành công trái
ấy đều là giấy nợ dài hạn, có hạn kỳ 10 năm. Tức là Việt Nam vẫn đang
phải trả tiền lời cho hai khoản nợ đó mà những con số li ti nhỏ nhặt sau
dấu phẩy cũng vẫn là bạc triệu bạc tỷ ở nhà. Bây giờ nếu phát hành giấy
nợ mới với phân lời thấp hơn thì tiền vay vào sẽ dùng để thanh toán nợ
cũ sắp đáo hạn, nghĩa là thu hồi lại các trái phiếu đã phát hành trước
đây. Mục tiêu cùa việc đi vay là đắp nợ với phân lời rẻ hơn.
Vũ Hoàng: Thưa ông, vì sao Việt Nam cho là phân lời sẽ rẻ hơn? Hỏi cách khác, tại sao lại vay nợ mới vào lúc này?
Nếu phát hành giấy nợ mới với phân lời thấp hơn thì tiền vay vào sẽ dùng để thanh toán nợ cũ sắp đáo hạn, nghĩa là thu hồi lại các trái phiếu đã phát hành trước đây. Nguyễn-Xuân Nghĩa
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Dĩ nhiên là các giới chức Việt Nam chưa thể
cho biết chi tiết và thật ra cũng chửa biết kết quả sẽ ra sao, nhưng ta
nên mường tượng ra những yếu tố quyết định sau đây.
- Các ngân hàng trung gian làm dịch vụ phát hành cho Việt Nam có thể
dạm bán trên thị trường tài chính, như tại New York, một số giấy nợ theo
các điều kiện sơ khởi về hạn kỳ và phân lời. Thế rồi tùy theo sự đáp
ứng của thị trường, tức là của các nhà đầu tư tài chính sẽ là chủ nợ khi
nhận mua trái phiếu của Việt Nam, mà người ta sẽ ngã ngũ về giá cả như
qua thể thức đấu thầu.
Vũ Hoàng: Khi ấy, thị trường tính toán như thế nào để ngã ngũ về giá cả?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Trước hết, so với tình hình tài chính toàn
cầu của dăm năm về trước thì hiện nay, lãi suất dài hạn trên các thị
trường quốc tế đều thấp hơn sau những đợt bơm tiền kích thích kinh tế kể
từ 2009-2010. Tức là nói chung phân lời đi vay trên thế giới đã giảm.
Thứ hai, Việt Nam càng hy vọng đi vay rẻ hơn nhờ sự thẩm định của các
công ty lượng giá trái phiếu như Fitch hay Moody's Investors Service.
Họ thấy tình hình vĩ mô có cải tiến, lạm phát đã lui, xuất khẩu của Việt
Nam có tăng nên dự trữ ngoại tệ có vẻ dồi dào hơn, và rủi ro thấp hơn.
Vì vậy, Moody's nâng cấp trái phiếu của Việt Nam lên một bậc hay Fitch
đã xếp loại Việt Nam từ hạng "ổn định" lên "tích cực". Nói chung thì
trái phiếu của Việt Nam vẫn còn bốn cấp nữa mới lên tới đẳng trật "đầu
tư" nhưng so với mấy năm trước thì tình hình đã tạm khá hơn, nhờ vậy mà nếu
có đi vay thì cũng trả giá rẻ hơn.
- Ngẫm lại thì khi các công ty lượng giá hạ thấp mức độ khả tín, nhà
nước Việt Nam cứ cãi là bị họ đánh giá sai, chứ thật ra cách thẩm định
của quốc tế có chi phối sự tính toán của thị trường, rồi nhà nước Việt
Nam mới nương theo đó mà tính đến việc phát hành trái phiếu để trả các
khoản nợ đáo hạn trước đây đã vay với tiền lời quá cao vì rủi ro quá
lớn.
Vũ Hoàng: Nói đến rủi ro, thưa ông, đâu là rủi ro cho Việt Nam khi đi vay ngoại tệ như vậy?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Nhìn từ ngoài vào trong, từ khung cảnh toàn cầu đến hoàn cảnh riêng của Việt Nam thì đây là những điều ta nên chú ý.
- Trước hết, khung cảnh toàn cầu có nhiếu bất trắc và thay đổi khi Hoa
Kỳ thu hồi dần biện pháp bơm tiền và vuốt nhọn chính sách tiền tệ như đã
thông báo từ năm ngoái. Cụ thể là lãi suất tại Mỹ có thể tăng và gây
bất ổn lớn. Thứ hai là núi nợ của Trung Quốc có thể sụp đổ như thiên hạ
đã báo động. Thứ ba là các vụ khủng hoảng về an ninh như tại Ukraine hay
Trung Đông hoặc việc xứ Scotland đòi ra khỏi Vương quốc Anh. Những biến động ấy có thể làm lãi suất thăng giáng khá bất ngờ và
đột ngột trong những năm tới.
Vũ Hoàng: Quả thật là tình hình thế giới đang có nhiều bất
ổn và điều ấy cũng tác động vào gánh nặng tài chính của Việt Nam. Thế
còn những rủi ro bên trong Việt Nam, đâu là những điều mà người ta nên
theo dõi?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Quả là nhìn vào bên trong, Việt Nam cũng có thể bị nhiều loại rủi ro.
- Thứ nhất là rủi ro chính trị ở bên một xứ Trung Quốc có nhiếu ý đồ
đen tối như ta đã thấy từ vụ dàn khoan Hải dương và các cuộc biểu tình
bạo động hồi Tháng Năm. Bất ổn đó chi phối sự câ nhắc của giới đầu tư
quốc tế, thí dụ như khi họ tháo chạy khỏi thị trường Việt Nam và coi rẻ
giấy nợ của Việt Nam.
- Thứ hai là loại rủi ro tín dụng nếu nhà nước mất khả năng thanh toán,
dù rằng có in bạc hay tăng thuế để trả nợ. Nhiều quốc gia đã từng bị
như vậy làm công khố phiếu trở thành giấy lộn và phân lời tăng vọt lên
trời.
- Thứ ba, quan trọng nhất ở đây vì Việt Nam đi vay ngoại tệ là rủi ro
về ngoại hối. Vay bằng đô la thì phải trả bằng đô la. Khi đi vay thì một
đô la trị giá hai vạn, khi phải trả lại phải mất hai vạn rưởi mới mua
được một đô la thì ngoài chuyện phân lời đắt đỏ hơn, Việt Nam còn đỏ mắt
để có ngoại tệ trả nợ. Sau cùng, nếu quản lý kém thì Việt Nam còn có
thể bị lại nạn lạm phát trên hai số, làm đồng tiền các mất giá và gánh
nợ lại càng nặng nề hơn trước. Chúng ta cũng chẳng thể quên được nhiều trái bom nổ chậm của Việt Nam mà diễn đàn này đã nói tói.
- Trong một kỳ sau, có lẽ ta sẽ tìm hiểu về
chuyện vỡ nợ của một quốc gia giàu tài nguyên mà quản lý quá tồi tệ là
Argentina khiến xứ này bị đuổi ra khỏi thị trường tài chính quốc tế
trong nhiều năm liền. Câu kết luận ở đây vẫn là đi vay tức là tiêu sớm,
cho nên phải cân nhắc khi tiêu tiền để kinh tế khỏi tiêu vong!
Vũ Hoàng: Xin cảm tạ ông Nghĩa về cuộc trao đổi này.
Chữ "tiêu" của tiêu đề, không biết ý tác giả hàm ý Tiêu xài hay Tiêu tùng.
Trả lờiXóaTác giả này rất hay chơi chữ. Tiêu có thể là tiêu xài, tiêu thụ. mà cũng có thể là tiêu tùng, tiêu vong. Vì thế người lãnh đạo mới phải cân nhắc! NXN
Xóatiêu cho đã, tiêu hết tiền thì tiêu tán đường thui.
Trả lờiXóaThưa bác Nghiã,
Trả lờiXóaCách đây 2 tháng, báo chí việt nam loan báo " dự trữ ngoại hối cuả Việt Nam đạt mức kỷ lục là 35 tỷ USD"
http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang/du-tru-ngoai-hoi-dat-muc-ky-luc-35-ty-usd-201407082019265039ca34.chn
Thêm, nguồn kiều hối hàng năm cũng ước đạt 10 tỷ USD
Mặt khác, nền kinh tế đang ứ đọng tín dụng, các ngân hàng đang dư thừa tiền mà không tìm được khách hàng vay, phải mua trái phiếu chính phủ.
http://www.baomoi.com/Tang-truong-tin-dung-van-con-cham/126/14233867.epi
Như vậy, có thể thấy rằng, 1 tỷ usd mà chính phủ việt nam định vay để đáo nợ là nhỏ so với 2 nguồn trên.
Bác có thể cho biết, cơ sở nào mà chính phủ việt nam lại chọn phương án đi vay để trả nợ? Liệu rằng đây có phải là giải pháp tốt trong bôí cảnh kinh tế hiện nay?