Hùng Tâm - Hồ Sơ Người-Việt 150625
Hợp Tung, Liên Hoành, hay Trường Thành Ngoài
Biển?
* Hấp dẫn thật, con đào tơ lụa *
Việc Trung Quốc bành trướng ảnh hưởng kinh tế lẫn quân sự
là mối quan tâm cho nhiều nước. Từ Hoa Kỳ, cho đến nay vẫn là siêu cường toàn cầu,
đến một cường quốc Á Châu là Nhật Bản và nhiều quốc gia khác tại Đông Á, có vài
chục nước đang theo dõi biến chuyển này với niềm hy vọng hay nỗi lo âu. Hy vọng
vào hợp tác kinh tế và lo âu về an ninh bất ổn. “Hồ Sơ Người-Việt” sẽ tìm hiểu
về sự quan tâm đó, nhưng nhìn từ một viễn ảnh trường kỳ….
Một Nền Văn Minh
Khác
Hoa Kỳ hiện (vẫn) dẫn đầu thế giới về khoa học kỹ thuật, là
nơi áp dụng các phát minh hiện đại nhất về thông tin, với tốc độ điện tử, gần
như tức thời. Nhờ vậy mà chuyện gì xảy ra người ta cũng có thể sớm biết. Hết rồi,
cái thời của ngựa trạm báo tin khiến người ta mất vài tuần hay vài ngày để được
những thông tin cần thiết và nghĩ tới việc ứng phó, ứng xử.
Nhưng cái giá phải trả cho hiện tượng biết quá nhiều quá
nhanh là “biết mà có khi không hiểu”.
Biết là có gì đó vừa xảy ra ở một nơi xa
xăm tựa chân trời góc biển, mà không hiểu vì sao chuyện ấy lại xảy ra và hậu quả
sẽ là gì. Rồi cứ tin sau lại dồn tin trước vào dĩ vãng: đã chậm hiểu, người Mỹ
còn có thể chóng quên. Sinh hoạt dồn dập của con người trong một thế giới toàn cầu
hóa khiến người ta khó chú ý vào chuyện chính mà có thể lại suy tư mông lung về
chuyện phụ. Tà áo mỹ nhân trên truyền hình có khi quan trọng hơn cái chết của một
lãnh tụ khủng bố.
Đã vậy, Hoa Kỳ là quốc gia quá trẻ nên đa số người dân lại
có ý thức lịch sử rất mỏng, họ thường có phản ứng nhất thời mà quên vì không biết
nhiều bài học của lịch sử. Nước Mỹ là nơi mà người dân biết về biến cố vừa xảy
ra 60 phút trước mà mù mờ về những gì bùng nổ 60 năm trước và không hề tự hỏi về
chuyện 600 năm qua.
Truyền thông là nạn nhân của nền văn minh tức thời đó.
Hình Tượng Ngỗng
Bay
Nói về Trung Quốc, người bình thường cũng có thể biết rằng
từ quãng 1980, sau khi Đặng Tiểu Bình tiến hành cải cách vào đầu năm 1979, cho đến
2014, thì trong 35 năm, sản lượng kinh tế Trung Quốc đã tăng gấp ba chục lần. Hoặc
xứ này có đà tăng trưởng trung bình là 9% một năm trong 34 năm liền, v.v…. Biết
như vậy thì ai cũng ngại, hoặc khâm phục.
Người ta quên rằng 30 năm trước, nước Mỹ cũng khâm phục
và ngại ngùng về nước Nhật.
Từ 1945 đến quãng 1980, các học giả, chuyên gia hay nhà
báo Mỹ đều nói đến phép lạ kinh tế Nhật Bản, với đà tăng trưởng trung bình là
9%. Khi ấy, vài người Mỹ có văn hóa một chút thì giải thích thêm rằng dân Nhật
tự xưng là “Con cháu Thái dương Thần nữ” và Vầng dương là biểu hiện của nước Nhật.
Có người còn viết sách về sức mạnh của Nhật tại Đông Á và khuyên ta nên “nhìn về”
Mặt trời hơn là “nhìn vào” Mặt trời vì sẽ bị chói mắt! Đó là tay trí thức thiên
tả James Fallow với cuốn “Looking at The Sun”.
Quả thật, vào thời ấy, Nhật Bản đã là chủ nợ, chủ đầu tư lớn
nhất Đông Á và còn vào thị trường Hoa Kỳ làm chủ nhiều cơ sở có uy tín của nước
Mỹ.
Rồi người ta nhắc đến hình tượng “ngỗng bay” của kinh tế
gia Nhật Bản là Kaname Akamatsu (1896-1974) để nói tới chu kỳ phát triển kinh
doanh và kinh tế. Một bầy ngỗng trời bay thành hình chữ V đằng sau một con chim
đầu đàn. Bây giờ, con chim đó là kinh tế Nhật, theo sau là bầy ngỗng Á Châu.
Nghĩa là sau khi giúp Nhật tái thiết và phát triển, Hoa Kỳ
đang bị Nhật Bản truất phế khỏi vùng trời Đông Á.
Nhiều Đại học Mỹ, kể cả Harvard, cũng quan tâm tìm hiểu về
bí quyết Nhật Bản. Cuốn “Ngũ Luân Kỳ Thư” về kiếm thuật và thuật xử thế của tay
kiếm khách Cung Bản Vũ Tàng (Miyamoto Musashi – khoảng 1584-1645) được họ phiên
dịch và diễn giải thành cẩm nang kinh doanh của người Nhật: “The Book of Five
Rings” (五輪の書 Go
Rin No Sho). Chẳng khác gì “Binh
thư Tôn tử”, “Võ kinh Thất thư” hoặc “Chiến quốc sách” của người Tầu.
Khi ấy, một số dư luận còn mở chiến dịch “bài Nhật”, chống
Nhật và đập phá xe hơi Nhật. Trong thế giới văn chương hay điện ảnh, mối nguy
Nhật Bản đã trở thành đề tài ăn khách. Cuốn truyện “Debt of Honor” của Tom
Clancy là một ví dụ.
Thật ra, cả hai cuốn biên khảo hay hư cấu nói trên, “Looking
at the Sun” và “Debt of Honor” đều xuất hiện… quá trễ, vào năm 1994, ba năm sau
khi kinh tế Nhật Bản đã chuyển bại thành xuội và ba năm trước khi mô hình Đông
Á bị khủng hoảng năm 1997. Nước Mỹ quả thật là chậm hiểu mà lại chóng quên!
Bây giờ đến lượt con ngỗng Tầu, lần này là con chim ưng
có móng vuốt của con rồng nguyên tử. Trung Quốc đang mở ra “Con Đường Tơ Lụa” –
Nhất Đái Trên Đất Liền và Nhất Lộ Ngoài Biển Cả – để gồm thâu thiên hạ về một mối.
Và cho nước Mỹ ngồi chơi xơi nước. Từ nay, Á Châu là của người Á, không của người
Mỹ!
Sau khi nhắc lại chuyện xa gần như vậy, bây giờ hãy nhìn thử
xem người Mỹ tính sao.
Cương Nhu Hai Ngả
Khi nêu câu hỏi rằng “người Mỹ tính sao”, chúng ta nên tập
trung nói về thành phần người Mỹ làm chánh sách hoặc người Mỹ tạo ra dư luận để
ảnh hưởng đến chánh sách.
Trong thời gian vừa qua, không thiếu tác giả trong
thành phần nay đã viết xuống hoặc nói ra cách xử thế của Hoa Kỳ với một cường
quốc mới nổi là Trung Quốc. Qua những gì đã được các phần tử ưu tú của Hoa Kỳ viết ra
trong tinh thần khuyến cáo lãnh đạo thì người ta có thể thấy được ba thái độ xử
thế với Trung Quốc.
Hoa Kỳ nên hợp tác để chuyển hóa Trung Quốc như đã từng hợp
tác với Nhật Bản sau Thế chiến II khiến nước Nhật trở thành đối tác đáng tin cậy
vì có tinh thần trách nhiệm để cùng Hoa Kỳ giải quyết nhiều vấn đề của thế giới.
Thái độ xử thế thứ nhì lại có tinh thần thực tiễn hơn, đó là nên hợp tác nhưng
chẳng thế quên yếu tố cạnh tranh. Nước Mỹ đã từng viện trợ và hợp tác với Nhật
mà sau đó vẫn bị và vẫn phải cạnh tranh. Thái độ xử thế thứ ba còn thực tiễn
hơn vậy, trong hợp tác phải có cạnh tranh, nhưng cũng phải nghĩ tới nguy cơ chiến
tranh để tìm cách ngăn ngừa. Trong cả ba phương cách ứng xử ấy, ta đều thấy ra
một sự thật là người Mỹ không muốn chiến tranh.
Sau 15 năm xoay trở với nạn khủng bố Hồi giáo và hậu quả,
rồi sau gần tám năm thu vén chuyện thiên hạ của Chính quyền Barack Obama, Hoa Kỳ
rất ngại mở ra một trận tuyến khác, có thể lại gây ra rủi ro xung đột. Nhưng biết
đâu chừng, chính phản ứng thu vén hay tự cô lập lại càng dễ đưa tới chiến
tranh?
Trước ba cách nhìn khác biệt ấy, ta cố đi xa hơn. Vào tâm
tư của những người tạo ra dư luận.
Một số người thực tiễn và bi quan thì không thể quên
rằng trong mọi hiện tượng “đổi ngôi” của lịch sử Âu Á, là khi một cường quốc
vươn lên vị trí bá quyền trước sự do dự hoặc thoái lui của một nước bá quyền
khác, xung đột thường rất dễ xảy ra dù chẳng ai muốn. Vào hoàn cảnh đó, cách xử
thế thực tiễn vẫn phải là “cư an tư nguy”, khi gặp bất cứ một thay đổi nào thì
cũng phải tự chuẩn bị để tránh giải pháp xung đột. Thành phần này tại Hoa Kỳ có
thể được gọi là “diều hâu”, không phải trong tinh thần hiếu chiến mà thật sự vẫn
là chủ hòa. Họ biết rằng chiến tranh là cái bẫy xập, bất lợi cho cả đôi bên.
Một số người lý tưởng vì lạc quan hơn thì cho rằng trong
cuộc chạy đua giữa các cường quốc, nếu xứ nào cũng cố gắng tự kiềm chế để thực
thi chế độ chính trị cởi mở và kinh tế tự do thì nền dân chủ dễ thành hình và
các nước dân chủ rất ít khi gây chiến với nhau. Trong đối sách với Bắc Kinh thì nên mừng là ly nước đã nửa đầy, dù sao thì
Trung Quốc ngày nay không còn như dưới thời Mao Trạch Đông. Sự hợp tác và cách
làm ăn qua các định chế quốc tế và theo nguyên tắc ôn hòa sẽ làm Trung Quốc
thay đổi và điều ấy có lợi cho đôi bên. Thành phần này tại Hoa Kỳ có thể được gọi
là “bồ câu” và tự đề cao tinh thần chủ hòa.
Vài người Mỹ am hiểu về lịch sử Trung Quốc có thể nhớ đến
tình hình Trung Hoa cuối đời Chiến Quốc, khi các nước phân vân giữa thế “hợp
tung” và “liên hoành”. Hợp tung là liên minh theo trục Bắc Nam, để ngăn ngừa sự
bành trướng của Cường Tần. Liên hoành là thế liên minh với Cường Tần theo chiều
ngang, từ Tây sang Đông. Đấy là chuyện viết cho vui và bình cho sướng.
Chứ thật ra cho đến nay, dư luận Hoa Kỳ vẫn phân vân giữa
hai ngả cương nhu như vậy, mà không quên rằng nước Mỹ ngày nay đang có nhiều vấn
đề kinh tế xã hội bên trong nên không dễ dàng quyết định về cách xử thế. Sự thẩm
định về mức độ rủi ro tại Hoa Kỳ đang có thay đổi và đấy cũng là một yếu tố chi
phối.
Quan trọng nhất, nhiều dư luận viên của Hoa Kỳ chưa hiệu
rõ tình hình thực tế của Trung Quốc như đã từng đánh giá sai tình hình thực tế
của Nhật Bản. Vì vậy, họ có thể đánh giá sai cách thức lãnh đạo Bắc Kinh thẩm định
rủi ro xung đột với Hoa Kỳ. Nếu Bắc Kinh tính sai thì dù nước Mỹ có xoay trở thế
nào đi nữa, xung đột vẫn có thể xảy ra.
Ngoài vùng Đông hải, một quốc gia duy nhất biết rõ về cả
Hoa Kỳ lẫn Trung Quốc chính là Nhật Bản. Và phản ứng của nước Nhật, từng đại bại
dưới tay Hoa Kỳ sau khi đại thắng tại Trung Quốc, cũng ảnh hưởng đến lẽ an nguy
của Châu Á
----
Kết luận ở đây là
gì?
Người ta nên thẩm định
tình hình Trung Quốc cho rõ ràng hơn.
Nhiều phần thì
Trung Quốc sẽ dẫn đến sự xuất hiện của một Vạn Lý Trường Thành ngoài biển cả. Lần
này là do các nước khác thực hiện.
Và dù sao, Cường Tần
chỉ tồn tại được có 15 năm sau khi gồm thâu lục quốc!
Thầy Nghĩa viết "sau khi giúp Nhật tái thiết và phát triển, Hoa Kỳ đang bị Nhật Bản truất phế khỏi vùng trời Đông Á." là hơi nặng lời. HoaKỳ tự mình bỏ đi sang khu vực khác, chứ Nhật Bản đâu có "truất phế" gì HoaKỳ? Sự cạnh tranh lành mạnh, tương nhượng, đồng minh thì có gì sai? Nhật đã cung cấp cho HK và thế giới những sản phẩm có chất lượng cao, không gian lận, ăn cắp công nghệ, biết tuân thủ luật HoaKỳ và làm lợi cho kinh tế cho những thị trường nơi họ bán hàng, như vậy là rất đáng hoan nghênh và đáng cùng hợp tác.
Trả lờiXóaLàm sao có thể nói Nhật Bản "truất phế" HoaKỳ, khi Nhật Bản chịu một sự suy trầm trong nhiều năm, với lý do gì vậy??? Một đất nước luôn chịu nhiều thiên tai, không có quyền quân sự, số người tự tử đứng hàng đầu thế giới mà có thể là một mối nguy cho láng giềng? Thật là phi lý. Trung Quốc chắc cười mỉm chi, hay đấy, trói Nhật thật chặt vào để cho ta bành trướng.
Nhật Bản chỉ muốn bảo vệ đường hàng hải huyết mạch xuyên qua Biển Đông, nhưng không dám làm gì cả, vì không có quyền, dưới quyền quyết định cuả đồng minh lớn là HoaKỳ. Có vậy thôi. Chúng ta còn không đủ sức cứu nước, Hiền giả đừng vung bút quá trời, mả tội nghiệp cho người ta.
Poorshope có biệt tài là đọc mà không hiểu nhưng vẫn cứ thích bàn! Tác giả bài này muốn nói đến lập luận của những người phục Nhật hay chống Nhật thời đó khi ho cho rằng Mỹ đã giúp Nhật mà lại bị Nhật qua mặt!
Trả lờiXóaDear Thầy Nghiã, mới tháng 3 năm 2014 "Trung Quốc thừa nhận nguy cơ phá sản"
Trả lờiXóahttp://vi.rfi.fr/kinh-te/20140318-trung-quoc-thua-nhan-nguy-co-pha-san/
Sao sang năm 2016 thì TQ lại rần rần "lên hương" với AIIB rồi Con đường Tơ lụa? Có ai đó đã đầu tư rất mạnh vào TQ phải không ạ? Hay 2014 TQ chỉ giả vờ? Hay fake data and report, whatever, mong Thầy Nghiã giải ảo.
Poorshope có thể vẽ ra một ngôi sao năm cánh - hình ảnh quen thuộc của TQ gian manh và VN đần độn ngày nay - mỗi cánh là một đỉnh cao, xoay theo chiều kim đồng hồ như lối "ngũ hành tương sinh":
XóaTrên cùng là 1) 'khủng hoảng sâu đậm" dẫn tới 2) 'Hội nghị Trung ương để giải quyết' làm cổ phiếu lên giá và bá tánh hồ hởi, rồi 3) 'Nghị quyết Bộ Chính trị' khiến cổ phiếu tăng tới đỉnh và truyền thông Tây phương ca ngợi sự anh minh sáng suốt của lãnh đạo TQ (hay VN!), và 4) "thi đua ăn mừng" với các hợp đồng được ký kết, AIIB ra đời và "Con đào Tơ lụa" tưng bừng múa rốn. Nhưng rồi mọi sự lại leo tới đỉnh cũ là "khủng hoảng sâu đậm" vì trong suốt chu kỳ lăng nhăng nhún nhẩy ấy, cái đồng hồ nợ vẫn cứ điểm câu "khắc lậu canh tàn".
Nếu chưa hiểu thì xin nhắc rằng Thứ Sáu 26 vừa qua, chỉ cố Cổ phiếu Thượng Hải sụt thêm hơn 7%, tính từ đỉnh cao của hôm 12 thì mất 19%, tương đương với một ngàn 250 tỷ đô la - bằng GDP của Mexico và tám lần GDP của Việt Nam.
Đừng nhìn vào nghị quyết và trò thuyết khách của Bắc Kinh....
Co le Poorshope dang o Viet Nam nen chi xet doan chuyen the gioi tu day gieng nho hep. Tuan vua qua PBS, mot dai truyen hinh doc lap da pho bien mot phong su kha thu vi ve cac tu ban do cua Tau da tim cach dinh cu o My va cac nuoc tu do khac....Cac tu ban do VN da va dang theo got dan anh Tau va da qua My nhieu roi . Neu Poorshope co gom gop duoc mot chut tai san thi cung nen theo guong ho di som, vi thu Sau vua qua June 26th, 2015 thi truong Hang Seng giam 482 diem tuong duong 1.77% va Shanghai giam 335 diem hay 7.39%. Trong nhung ngay sap toi, ai co the tien doan duoc chuyen gi se xay ra ????
Trả lờiXóaCám ơn Bích Uyên.
XóaXin các bạn đón xem chương trình Bên Kia Màn Khói sắp tới của Bích Trâm với Nguyễn-Xuân Nghĩa trên đài Saigon TV, sẽ có bình giải về vụ thị trường cổ phiếu TQ tuột dốc khiến ngân hàng trung ương Bắc Kinh lật đật cắt lãi suất hôm Thứ Bảy 27! Ly kỳ lắm
Từ một thể chế Quân Chủ Phát xít nước Nhật đã trở thành một đất nước dân chủ giàu mạnh. Những người Cộng Sản Việt Nam nếu giỏi, biết giật lấy dây cương, biết cách ngoại giao và an dân, vẫn có thể chuyển mình, tự xoá bỏ thể chế để chuyển sang hình thái mới, liên minh với HoaKỳ, Nhật Bản.
XóaTôi chỉ mong mỏi điều lành và tốt đẹp cho đất nước và nhân dân. Rất ngán cái cảnh dã man, thù hằn, nhân dân nổi lên làm kách mệnh, cướp-giết-hiếp-tù đày...
Tuy liên minh trong phe Trục, nhưng Đức - Quốc (gia) Xã (hội chủ nghĩa) và Nhật Quân phiệt không phải là phát xít (Fasism) như là Ý.
XóaSáng nay, tình cờ đọc đượcc một bạn trên FB viết, đại khái:
Mặc định trong đầu về người Mĩ là: phóng túng trong tình dục, ít quan tâm tới những người xung quanh, thực dụng etc. Hết trích
Kinh nghiệm của tớ khi còn học Trung cấp Chính trị, các thầy (cộng gộc) đã phát biểu, đại ý:
Nền kỹ thuật phát triển của Mỹ không thể dựa trên một nền tảng đạo đức suy đồi.
Kết luận ở đây là gì: Đừng tự đóng đai tư tưởng của mình.
Cám ơn TS Nguyễn Xuân Nghĩa về bài viết rất hay !
Trả lờiXóa