Thứ Sáu, tháng 7 06, 2012

Động Thái Trung Quốc Ngoài Đông Hải

Vũ Hoàng & Nguyễn-Xuân Nghĩa, RFA Ngày 120705

Xuống Đông Hải Không Chỉ Vì Dầu Khí


* File photo - Bản đồ khu vực Đông Nam Á*


Việc Trung Quốc quyết định mở ra chín lô thăm dò dầu khí trên thềm lục địa của Việt Nam là động thái đáng ngại. Nhưng chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa cho rằng mục tiêu không chỉ là kinh tế và đấy mới là một vấn đề mà thế giới cần quan tâm. Diễn đàn Kinh tế có cuộc trao đổi với nhà tư vấn kinh tế của đài Á châu Tự do về vấn đề này, sẽ do Vũ Hoàng thực hiện sau đây.


Kinh tế và Chính trị ở biển Đông Á


Vũ Hoàng: Thưa ông, kỳ này ta sẽ cùng trao đổi về một vấn đề đáng quan tâm trong khu vực Đông Nam Á. Đó là việc tập đoàn dầu khí CNOOC của Trung Quốc tiến sâu vào thềm lục địa và phạm vi 200 hải lý của vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Trong vụ này, các nước đều thấy ra mục tiêu kinh tế của Trung Quốc khi họ có yêu cầu rất lớn về năng lượng. Nhưng liệu vấn đề có chỉ là kinh tế hay không?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Trung Quốc chuẩn bị việc này đã từ khá lâu và quyết định của Tổng công ty Dầu khí Hải dương như ông vừa nhắc đến chỉ là kết cục tất yếu nhưng sẽ mở ra nhiều vấn đề không chỉ cho Việt Nam mà cho các quốc gia khác trong khu vực. Chúng ta nên tìm hiểu về các khía cạnh kinh tế, kinh doanh và sâu xa hơn vậy là cả khía cạnh an ninh chiến lược.

Vũ Hoàng: Như vậy, xin đề nghị với ông là từng bước tìm hiểu những mục tiêu và động thái của Trung Quốc trong khu vực này theo lối trình bày bối cảnh của cả một hồ sơ rộng lớn ở đây.

Trung Quốc chuẩn bị việc này đã từ khá lâu và quyết định của Tổng công ty Dầu khí Hải dương như ông vừa nhắc đến chỉ là kết cục tất yếu nhưng sẽ mở ra nhiều vấn đề không chỉ cho Việt Nam mà cho các quốc gia khác trong khu vực.
Ô Nguyễn-Xuân Nghĩa


Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Thưa vâng, ta sẽ mở ra một tấm bản đồ để tìm hiểu toàn bộ sự việc rồi tập trung dần vào bài toán hiện nay của Việt Nam và các nước trong khu vực. 

- Thứ nhất, là khu vực rộng lớn ở miền Tây của Thái bình dương mà ta có thể gọi chung là biển Đông Á. Tại miền Bắc, ta có khu vực Đông Bắc Á là vùng biển tiếp cận giữa Trung Quốc, Triều Tiên, Nga, Nhật Bản xuống tới Đài Loan. Miền Nam có khu vực Đông Nam Á, là vùng biển Đông hải của Việt Nam mà thế giới quen gọi là Trung Nam hải, biển miền Nam của Trung Quốc hay biển Hoa Nam. Vùng biển Đông Nam Á này mới là khu vực chiến lược nhất cho cả thế giới, vì thịnh vượng hay chiến tranh có thể là từ đây mà ra. Lý do thuộc về địa dư.

- Đây là khu vực sinh sống của gần 600 triệu dân Đông Nam Á bên cạnh hơn hai tỷ người tại Trung Hoa và bán đảo Ấn Độ, tức là 40% dân số toàn cầu, mà của các nền kinh tế năng động nhất. Vùng biển này có các dòng hải lưu hoặc đường chuyển vận ngoài biển và ba eo biển nối liền Ấn Độ dương ở miền Tây với Thái bình dương ở miền Đông, nối liền Đông Bắc với Đông Nam Á và Úc Châu ở miền Nam. Vì vậy, không chỉ có 10 quốc gia Đông Nam Á mà hầu hết các nước khác đều phải đi qua khu vực này trong mục tiêu giao dịch buôn bán. Hoa Kỳ chẳng hạn thì hàng năm có khoảng 1.200 tỷ đô la xuất nhập khẩu được vận chuyển trên vùng biển này. 

Vùng biển Đông Nam Á này mới là khu vực chiến lược nhất cho cả thế giới, vì thịnh vượng hay chiến tranh có thể là từ đây mà ra
Ô Nguyễn-Xuân Nghĩa


Vũ Hoàng: Đó là về hình thể và tính chất trung tâm chuyển vận của địa cầu. Bên trong hay bên dưới đại dương này còn có tiềm năng dầu thô hay khí đốt rất quan yếu cho công nghiệp của các nền kinh tế mà ông vừa nói là năng động nhất.

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Thưa đúng như vậy và cũng vì thế mà mình sẽ tiến dần và tập trung vào bài toán kinh tế hay năng lượng của Trung Quốc để hiểu ra chuyện tranh chấp ngày nay.

- Vùng biển Đông Nam Á có tiềm lực cao về năng lượng. Người ta tính ra trữ lượng đã xác định về dầu thô là bảy tỷ thùng và về khí đốt là 900 ngàn tỷ thước khối. Là một nước đói ăn và khát dầu, Trung Quốc rốt ráo tìm hiểu tiềm năng về dầu và khí tại đây.   


Đoàn tàu hải giam trong đội hình đi tuần khu vực Trường Sa
Đoàn tàu hải giam của TQ trong đội hình đi tuần khu vực Trường Sa.


- Họ ước lượng là dưới lòng biển Đông, họ có thể tìm ra 130 ngàn tỷ thùng dầu, coi đây là giếng dầu khổng lồ chỉ thua Ả Rập Xaođi thôi. Nhìn cách khác, mà cũng từ Trung Quốc ra, một phần ba trữ lượng về dầu khí của xứ này thật ra lại nằm tại biển Đông Nam Á. Nhưng 70% của số năng lượng đó lại nằm rất sâu dưới đáy biển trên một khu vực có diện tích là 1.600 ngàn cây số vuông.

- Khi vạch ra cái lưỡi bò chín đoạn và đòi chủ quyền trên một vùng biển rộng lớn của thiên hạ, có diện tích là ba triệu rưởi cây số vuông nghĩa là một phần ba của lãnh thổ Trung Quốc, tất nhiên là họ nhắm vào nguồn dầu khí ở dưới. Chín lô dầu mà họ vừa đòi khai thác trên thềm lục địa của Việt Nam bao trùm lên một diện tích là 160 ngàn cây số vuông, nhưng ta không quên rằng nguồn năng lượng đó không nổi trên bề mặt mà chìm sâu dưới đáy biển.

Nhìn cách khác, mà cũng từ Trung Quốc ra, một phần ba trữ lượng về dầu khí của xứ này thật ra lại nằm tại biển Đông Nam Á. Nhưng 70% của số năng lượng đó lại nằm rất sâu dưới đáy biển trên một khu vực có diện tích là 1.600 ngàn cây số vuông
Ô Nguyễn-Xuân Nghĩa

Vũ Hoàng: Tức là muốn tìm ra và bơm lên để sử dụng thì phải cần kỹ thuật, có phải vậy chăng?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Đúng vậy, kỹ thuật là một bài toán. Vì thế ta mới chú ý đến tập đoàn khai thác dầu khí ngoài khơi là "Tổng công ty Dầu khí Hải dương", một trong ba doanh nghiệp năng lượng lớn nhất của nhà nước Trung Quốc. Cả chục năm qua, tập đoàn "Xi Nốc" này ráo riết liên doanh với các tổ hợp dầu khí tiên tiến của Tây phương để học hỏi kỹ thuật và kinh nghiệm.

- Qua liên doanh, họ đóng góp nhân công, thiết bị và hoa hồng, để tiếp nhận công nghệ thăm dò và đào dầu dưới biển hầu có thể tự khai thác lấy. Kết quả là đầu Tháng Năm vừa qua, họ hoàn tất dàn khoan 981 cách Hong Kong 350 cây số ở hướng Đông Nam. Đây là bước đột phá vì dàn này có thể đào ở độ sâu 3.000 thước dưới đáy biển. Khi tranh chấp thuần về kinh doanh với các nước trong khu vực, họ đã có thêm một lợi thế là trình độ kỹ thuật mà các tập đoàn dầu khí Việt Nam hay Philippines hoặc Malaysia, Indonesia vẫn chưa có.

- Lợi thế thứ hai là khả năng bảo vệ bằng phương tiện quân sự, vì thế mà ngay sau khi mời quốc tế vào thăm dò và khai thác chín lô ngoài biển, họ đưa ngay tầu "hải giám" vào để thị uy và chứng tỏ khả năng bảo vệ đó. Nhưng, mục tiêu chính thật ra vẫn không là tìm dầu qua thủ thuật chiêu dụ kinh doanh. Mục tiêu chính là dùng mối lợi kinh doanh để cho các nước xác nhận chủ quyền của Trung Quốc trên vùng biển Đông Nam Á.


Không có lý nhưng có lực 



Chín lô  dầu khí mà Trung Quốc quyết định mở ra  thăm dò nằm trong thềm lục địa của Việt Nam. Petrovn
Chín lô dầu khí mà Trung Quốc quyết định mở ra thăm dò nằm trong thềm lục địa của Việt Nam. Petrovn

 
Vũ Hoàng: Chúng tôi xin tóm lược lại diễn tiến của kế hoạch này hầu thính giả của chúng ta hiểu ra lối tính toán tinh vi của Trung Quốc. Trước nhất, họ dùng mối lợi kinh doanh để mời các nước có trình độ kỹ thuật cao cùng vào khai thác với mục đích là học nghề và thiết kế lấy loại dàn khoan có khả năng đào dầu dưới đáy biển. Sau khi đã tự túc và lập lấy dàn khoan, có họ thế mạnh để loại bỏ các nước đang tranh chấp về chủ quyền ngoài khơi rồi lại dùng mồi kinh doanh để nhử các tổ hợp dầu khí tiến sâu hơn vào thềm lục địa hay khu đặc quyền kinh tế của các xứ kia, với sức bảo vệ của hải quân Trung Quốc. Mục tiêu sau cùng và rốt ráo là khiến cho xứ nào muốn liên doanh với họ thì mặc nhiên công nhận chủ quyền thực tế của Trung Quốc trên vùng biển đang có tranh chấp. Thưa ông, có phải là như vậy chăng?
 
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi nghĩ vậy và đề nghị là ta hãy lạnh lùng nhìn vào thực tế của thiên hạ trong cách tính toán về quyền lợi.

- Việc Bắc Kinh đòi mở ra chín lô khai thác nằm sát bờ biển Việt Nam chỉ có một hai trăm cây số là điều vô giá trị về pháp lý và vi phạm Công ước Luật biển của Liên hiệp quốc. Mà họ cứ làm vì tin vào lòng tham của thiên hạ. Việc họ thiết lập một đơn vị hành chính là thành phố Tam Sa đã manh nha từ năm năm trước cũng nằm trong cái hướng bất chấp công pháp quốc tế và gần đây là cách trả lời khá ngang ngược của Bắc Kinh khi Quốc hội Việt Nam phê chuẩn Luật biển.

Đây là lúc ta trở lại khái niệm về "quyền lợi cốt lõi" hay "hạch tâm nghĩa lợi" của họ. Với Bắc Kinh, khu vực này cũng chiến lược tương tự như Tân Cương và Tây Tạng.
Ô Nguyễn-Xuân Nghĩa

- Thứ hai, dù chẳng có lý họ vẫn có lực, là phương tiện quân sự bảo vệ việc phi pháp của mình. Thứ ba, khi đã thuyết phục được các nước là hãy cùng vào khai thác những giếng dầu này – mà thật ra họ có thể tự túc khai thác lấy – lãnh đạo Trung Quốc có thêm thế mạnh về pháp lý vì coi như các nước đã xác nhận chủ quyền của họ trên một vùng biển đang có tranh chấp với năm sáu nước khác trong khu vực. Sau cùng, và tôi nghĩ là đây mới là mục tiêu chiến lược của Bắc Kinh, đó là minh nhiên xác nhận rằng biển Đông Nam Á, hay Đông hải của Việt Nam, là vùng trái độn quân sự, một khu vực mà Trung Quốc có quyền và có khả năng kiểm soát. Đây là lúc ta trở lại khái niệm về "quyền lợi cốt lõi" hay "hạch tâm nghĩa lợi" của họ. Với Bắc Kinh, khu vực này cũng chiến lược tương tự như Tân Cương và Tây Tạng.


Vũ Hoàng: Chúng tôi bắt đầu hiểu rõ hơn diễn tiến lý luận của ông, rằng dầu khí không là mục tiêu duy nhất. Chủ quyền và khả năng khống chế về quân sự mới là chính. Nhưng các nước khác tính sao về động thái đó của Trung Quốc?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Ta có thể phân biệt ba trường hợp khác nhau trong cách tính toán này.

- Thứ nhất là các nước Đông Nam Á không có tranh chấp về chủ quyền với Trung Quốc, như Miến Điện, Thái Lan, Lào, Cambốt hay Indonesia, có thể cân nhắc quyền lợi để đứng ngoài vòng tranh chấp hầu vẫn hợp tác về kinh tế với Trung Quốc, nhưng mặc nhiên làm suy yếu tiếng nói thống nhất của cả Hiệp hội ASEAN của 10 Quốc gia Đông Nam Á. Thí dụ như lập trường hòa hoãn gần đây của Thái Lan, với hậu quả cũng bất lợi cho năm nước hạ nguồn Mekong.

- Thứ hai là các nước Đông Nam Á đang tranh chấp về chủ quyền với Trung Quốc, nổi bật là Việt Nam và Philippines. Các nước này yếu thế và bị áp lực từ nhiều mặt, thí dụ như Philippines khó xuất khẩu chuối vào Trung Quốc là chuyện quá nhỏ mà có ý nghĩa lớn nhưng ít ai chú ý. Trong vụ đụng độ tại Bãi cạn Scarborough gần đây, Philippines cũng phải cân nhắc khá tinh vi và hiển nhiên là nhớ lại kinh nghiệm hợp tác khá bẽ bàng để cùng thăm dò năng lượng với Trung Quốc vào cuối năm 2004.

- Dù sao, Philippines còn có thỏa ước an ninh với Hoa Kỳ từ năm 1951, Việt Nam thì không và đang phải trả giá cho những lầm lẫn chiến lược của mình khi đứng cùng Trung Quốc từ mấy chục năm nay. Việc Hà Nội vừa phê chuẩn Luật biển lại cấm dân chúng biểu tình về công lý ngoài biển cho thấy lãnh đạo Việt Nam vẫn chưa ra khỏi sự lầm lẫn đó.

Vũ Hoàng: Bây giờ đến trường hợp thứ ba, là tính toán của các nước ở bên ngoài.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Chúng ta để ý đến vai trò của các nước ở xa, như Anh hay Canada với các tập đoàn dầu khí đã hợp tác với doanh nghiệp Trung Quốc từ khá lâu. Ở xa vòng hoạn nạn, họ có cái nhìn lý tài hơn là an ninh. Một cường quốc khác trong khu vực là Ấn Độ thì cũng đã muốn tiến về hướng Đông và còn tìm cách liên doanh về dầu khí với Việt Nam ở trong vùng tranh chấp ngoài Đông hải mà sau đó ngần ngại vì muốn tránh trực diện đối đầu với Trung Quốc. Tôi nghĩ Nhật Bản và thậm chí cả nước Úc cũng đang cân nhắc như vậy, giữa an ninh và kinh tế.
Vũ Hoàng: Sau cùng, thưa ông, còn có Hoa Kỳ với nhiều tập đoàn dầu khí đã muốn bắt cá hai tay là định hợp tác với cả Việt Nam và Trung Quốc và thực tế thì đã làm ăn khá sâu với doanh nghiệp Trung Quốc. Họ nghĩ sao trong vụ tranh chấp này?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Trong kinh doanh thì người ta phải lo về lợi nhuận và chỉ chịu trách nhiệm với cổ đông, nhưng cũng cân nhắc rủi ro về pháp lý và an ninh. Họ chưa thấy rủi ro thì còn tiếp tục và có thể nghiêng về phía Trung Quốc.

Nhưng, chính là động thái quá đáng vừa qua của Bắc Kinh mới lại gây ra rủi ro lớn và sẽ làm thay đổi cách tính toán của thiên hạ
Ô Nguyễn-Xuân Nghĩa

- Chúng ta không quên hàng năm, Hoa Kỳ có 1.200 tỷ hàng hóa giao dịch trên biển Đông Nam Á, chủ yếu qua Eo biển Malacca và hai eo biển nhỏ hơn của Indonesia là Sunda và Lombok. Vì cả quyền lợi kinh tế lẫn an ninh chiến lược, việc bảo vệ quyền tự do lưu thông ngoài biển là chủ trương truyền thống của Mỹ. Bắc Kinh đã vì quyền lợi riêng mà cản trở tiến trình toàn cầu hóa và tự do chuyển vận trên các dòng hải lưu nên trở thành một vấn đề Nhưng, chính là động thái quá đáng vừa qua của Bắc Kinh mới lại gây ra rủi ro lớn và sẽ làm thay đổi cách tính toán của thiên hạ. cho thế giới và trước hết cho Hoa Kỳ. Như lãnh đạo xứ này đã phát biểu, Hoa Kỳ không chủ trương bao vây hoặc tấn công Trung Quốc và còn muốn mời Trung Quốc vào tiến trình tự do hóa việc lưu thông ngoài biển.


- Nhưng chính Bắc Kinh đang khiến lãnh đạo Mỹ phải có đối sách cứng rắn hơn và đang cố gắng tranh thủ hậu thuẫn của hàng loạt quốc gia trong vành cung Á châu Thái bình dương. Yếu tố đó cũng chi phối cách suy tính của các nước trong vùng.


Vũ Hoàng: Câu hỏi cuối thưa ông, Việt Nam nên suy tính thế nào về chuyện này?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Thứ nhất là định nghĩa lại về quyền lợi, đó là quyền lợi của quốc gia và dân tộc hay của một đảng độc quyền đang cai trị cả nước. Thứ hai, khi đã xác định quyền lợi tối thượng thì phải tìm cách bảo vệ, trước hết bằng nội lực sau đó là ngoại giao. Khi chà đạp nhân quyền và mất thế hợp tác sâu rộng hơn về quân sự với Hoa Kỳ thì lãnh đạo Hà Nội đã sai lầm về quyền lợi, cũng tai hại như để nạn tham ô lan rộng trong các tập đoàn nhà nước và làm nản chí giới đầu tư quốc tế, làm suy sụp hệ thống kinh tế của mình. Thứ hai, Việt Nam không thể và không nên là tiền đồn của Hoa Kỳ tại Đông Nam Á nhưng phải cho Bắc Kinh thấy ra những tổn thất của họ khi muốn biến Đông hải của Việt Nam thành vùng trái độn quân sự của họ. Muốn như vậy thì trước hết phải có chí khí và thoát khỏi lối tính toán lý tài, thiển cận hiện nay. Có như vậy thì mới hy vọng hợp tác với các nước để cùng giải quyết vấn đề Trung Quốc của thế giới.

Vũ Hoàng: Xin cảm tạ ông Nghĩa về cuộc phỏng vấn này.  



3 nhận xét:

  1. Xin chào Ông Nguyễn Xuân Nghĩa
    Với góc nhìn kinh tế cũng là chính trị
    Ông nghĩ sao về chương trình này
    http://thanhniencuuquoc.blogspot.com/2012/06/chuong-trinh-dan-huu-hoa.html
    Trân trọng
    K.s Nguyễn Văn Thạnh

    Trả lờiXóa
  2. Thưa rằng vẫn theo dõi rất nhiều chương trình và phát biểu của nhiều người để học hỏi. Xin cám ơn K.s. Nguyễn Văn Thạnh và kính chúc mạnh tiến. NXN

    Trả lờiXóa
  3. Nặc danh8/7/12 12:34 SA

    Bị Mỹ phong tỏa nguồn tiếp liệu, bất đắc dĩ Nhật phải khai chiến trên Thái Bình Dương với kế hoạch thiết lập một đại khu thịnh vượng chung ở Đông Á gồm có 3 vòng:
    - Vòng trung tâm gồm có Nhật, Cao ly, Mãn Châu, Đài Loan, Trung Hoa (không kể các đất phiên thuộc Thiên Triều ngày trước).
    - Vòng tiếp tế gồm có Phi Luật Tân, Đông Dương, Mã Lai, Nam Dương Quần Đảo.
    - Vòng đai phòng thủ gồm có Miến Điện, Tân Guinée, quần đảo Bismarck, Mariannes, Carolines, Marshall.

    (Tài liệu tham khảo của Vũ Tiến Phúc)

    * * *
    Thử so sánh xem chủ trương bá quyền hung hăng của Tàu có hơn được Nhật trong thế chiến thứ 2 trên Thái Bình Dương với Mỹ không? Để thấy từng bước một thế cờ cài đặt giữa Mỹ và Tàu ngày một thêm dày đặt, chiến tranh quyết định thắng bại buộc thế cờ phải nổ ra vào giờ thứ 25 (thời điểm chưa ai đoán trước được).

    Tàu còn đang mua thời gian… xây dựng một trung tâm hay "trái độn" để bảo vệ lấy mình, nhưng với tình hình hiện nay chắc còn thua xa Nhật khi so sánh lại qúa khứ trong thế chiến thứ 2 như tài liệu nêu trên. Không có gì sáng sủa cho nước Tàu khi đang dẫm lại con đường của Nhật khi xưa!

    Trả lờiXóa