Vũ Hoàng & Nguyễn-Xuân Nghĩa Ngày 130814
Diễn đàn Kinh tế RFA
Nếu Việt Nam chỉ
là một sao bản con con của Trung Quốc thì chưa có cơ hội gì...
Đến bây giờ thì hầu hết các trung tâm kinh doanh và nghiên cứu của
thế giới đã đồng ý về một thay đổi lớn trong luồng giao dịch toàn cầu,
là khi kinh tế Trung Quốc đi vào một giai đoạn thoái trào kéo dài. Trong
giai đoạn ấy, nhiều quốc gia có thể tìm ra cơ hội trám vào khoảng trống
do Trung Quốc để lại sau nhiều thập niên tăng trưởng và thu hút đầu tư
quốc tế. Việt Nam có cơ hội đó hay không? Diễn đàn Kinh tế tìm hiểu về
chuyện này qua phần trao đổi với chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa.
Dấu hiệu khủng hoảng của TQ
Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nghĩa. Thưa ông, sau 30
năm đạt mức tăng trưởng vượt bậc so với 30 năm khủng hoảng liên tục thời
Mao Trạch Đông, Trung Quốc đã có dấu hiệu trì trệ và phải cải sửa chiến
lược phát triển nên sẽ có đà tăng trưởng thấp hơn, với nhiều rủi ro bất
ổn ở bên trong. Chiều hướng ấy đã bắt đầu sau năm năm bơm tiền kích
thích kinh tế mà chỉ kích thích sự lãng phí và để lại một núi nợ khổng
lồ. Bên cạnh Trung Quốc, khối công nghiệp hoá Âu-Mỹ-Nhật cũng cố gắng
cải sửa từ năm năm nay và bây giờ đã có nền móng tương đối quân bình hơn
và bắt đầu hồi phục để đóng góp đến 60% vào mức gia tăng sản xuất của
toàn cầu. Ngược lại, nhóm kinh tế đang phát triển lại có triệu chứng mệt
mỏi và suy trầm, chứ không thể là đầu máy tăng trưởng cho kinh tế thế
giới như người ta đã trông đợi trước đây....
Khi nhìn lại thì sự thay đổi sau năm năm sóng gió vừa qua, và nhất
là sự sa sút của Trung Quốc sau mấy chục năm bung lên rất mạnh, đang
đưa kinh tế toàn cầu vào một hoàn cảnh mới. Thưa ông, trong hoàn cảnh
đó, Việt Nam có thể làm gì để khai thác cơ hội và giảm thiểu rủi ro?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Ông vừa nêu lên một số điểm chính trong
bối cảnh. Đó là thứ nhất, nạn suy trầm của khối kinh tế đã phát triển
khiến các nước công nghiệp hóa trải qua giai đoạn cải tổ lớn và nay đã
tạm có nền móng quân bình hơn để đạt mức tăng trưởng cao hơn, dù chưa
mạnh thì vẫn có ảnh hưởng nhất vì đóng góp đến 60% vào đà gia tăng sản
xuất của toàn cầu. Phần còn lại, là 40%, thuộc các nước đang phát triển,
ngày nay cũng lại có triệu chứng hụt hơi chứ không sáng láng như họ đã
mơ ước. Trong khung cảnh ấy ta mới nhìn vào Trung Quốc....
Đã vậy, vì quá lệ thuộc vào đầu tư và xuất khẩu, khi thấy kinh tế toàn cầu bị Tổng suy trầm năm năm về trước, Trung Quốc bơm tiền kích thích kinh tế mà bơm không đúng chỗ và chỉ thổi lên bong bóng đầu cơ trong nạn sản xuất thừa nên sẽ bị khủng hoảng như các nước Đông Á đã từng bị - Nguyễn-Xuân Nghĩa
- Xứ này có dân số rất đông, áp dụng chiến lược phát triển của Nhật Bản
và Đông Á nói chung, là khai thác lợi thế nhân công rẻ để làm gia công
cho thế giới nhờ xuất khẩu hàng chế biến với giá cực thấp. Vì khởi đi từ
một mức gần với số không, Trung Quốc có đà gia tăng ngoạn mục mà thật
ra vẫn thiếu phẩm chất trong tăng trưởng. Khi lợi thế lương rẻ đã hết
công hiệu, họ không bước lên trình độ sản xuất cao hơn, có giá trị gia
tăng lớn hơn, như các nước tân hưng Đông Á là Nhật Bản, rồi Đài Loan và
Nam Hàn. Đã vậy, vì quá lệ thuộc vào đầu tư và xuất khẩu, khi thấy kinh
tế toàn cầu bị Tổng suy trầm năm năm về trước, Trung Quốc bơm tiền kích
thích kinh tế mà bơm không đúng chỗ và chỉ thổi lên bong bóng đầu cơ
trong nạn sản xuất thừa nên sẽ bị khủng hoảng như các nước Đông Á đã
từng bị.
- Chúng ta cần nhắc lại chuyện đó để thấy là sau khi bị khủng hoảng năm
1991, Nhật Bản không dám cải sửa nên trải qua 20 năm lụn bại đến nay
mới có vẻ hồi phục. Ngược lại, Nam Hàn bị khủng hoảng năm 1997 mà lập
tức cải cách nên có cơ sở vững mạnh hơn và cạnh tranh thắng lợi với
chính Nhật Bản là một khuôn mẫu đi trước. Những bài học đó có thể là
kinh nghiệm cho Việt Nam khi môi trường chung quanh đang có thay đổi,
vừa mở ra cơ hội mới mà cũng đặt ra nhiều thách thức, chưa nói gì đến
vấn đề an ninh vì vị trí riêng của xứ này bên cạnh Trung Quốc.
Thuận lợi và không thuận lợi của VN
Vũ Hoàng: Từ cái nhìn toàn cảnh về cả thời gian lẫn
không gian để nói tới nhiều đổi thay đang xảy ra và có thể kéo dài khá
lâu trong tương lai, thưa ông, đâu là những định đề chủ yếu mà Việt Nam
cần quan tâm?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi nghĩ là như mọi nước nghèo vừa bước
vào giai đoạn khởi phát hay "cất cánh", Việt Nam cần vốn nên phải huy
động đầu tư từ bên ngoài. Các quốc gia kia, kể cả Trung Quốc, đều trải
qua giai đoạn ấy. Khi đó, vấn đề chủ yếu là ta có gì hấp dẫn hơn xứ khác
để thu hút đầu tư?
- Thế rồi, sau mấy năm hồ hởi khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới
WTO với lượng đầu tư quốc tế tăng vọt vào năm 2007, tình hình lại sa
sút, từ đỉnh cao là hơn 70 tỷ đô la vào năm 2008 lại sụt tới 23 tỷ năm
2009 và năm qua chỉ còn 13 tỷ so với kỳ vọng 17 tỷ. Mình cần nhìn lại
chuyện này vì đấy là lúc mà khối công nghiệp hoá đang bị co cụm và họ
dồn đầu tư vào các nước đang phát triển để tìm cơ hội kiếm lời cao hơn.
Nghĩa là vì những sai lầm và thậm chí lạm dụng trong quản lý vĩ mô, khi
thiên hạ tìm nơi đầu tư thì họ lại tránh Việt Nam.
- Sau hai năm sóng gió và nhiều biện pháp cải sửa giữa những tai tiếng
về các đại gia làm ăn phi pháp và về một núi nợ xấu chưa biết thanh toán
thế nào, Việt Nam lại chớm có hy vọng thu hút đầu tư kể từ đầu năm nay,
với ngạch số gần 12 tỷ trong bảy tháng đầu năm. Nhưng ta không quên là
nhóm công nghiệp hoá lại thất vọng với các thị trường đang lên và rút
vốn đầu tư về để khai thác tiềm năng phục hồi của khối Âu-Mỹ-Nhật ở nhà.
Vì vậy, bên cạnh hy vọng vừa chớm nở và cơ hội sẽ thuận lợi hơn khi tư
bản triệt thoái khỏi thị trường Trung Quốc để tìm nơi đầu tư có lợi hơn,
Việt Nam nên thấy rằng mình không tất nhiên là nơi hấp dẫn nhất.
Mình cần nhìn lại chuyện này vì đấy là lúc mà khối công nghiệp hoá đang bị co cụm và họ dồn đầu tư vào các nước đang phát triển để tìm cơ hội kiếm lời cao hơn. Nghĩa là vì những sai lầm và thậm chí lạm dụng trong quản lý vĩ mô, khi thiên hạ tìm nơi đầu tư thì họ lại tránh VN - Nguyễn-Xuân Nghĩa
Vũ Hoàng: Ông hàm ý Việt Nam cần xây dựng một môi
trường thuận lợi cho đầu tư quốc tế khi các doanh nghiệp có thể rút khỏi
thị trường Trung Quốc để tìm vào nơi có lợi hơn?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Chúng ta cần nhìn ra quy luật phũ phàng
của kinh tế hay kinh doanh là "vui lòng khách đến, buồn lòng khách đi".
Trong chuyện này, khách là các doanh nghiệp có vốn đầu tư.
Thứ nhất, họ ào ạt trút tiền vào rồi thất vọng bảo nhau triệt thoái
thì đều có thể gây chấn động cho nền kinh tế, đấy là chuyện mà các nước
tân hưng Đông Á đã thấy từ vụ khủng hoảng 1997-98. Thứ hai, các doanh
nghiệp có thể quyết định đem tiền đầu tư vào rất nhanh thường là loại
nhỏ và vừa, với những yêu cầu khác biệt với các tập đoàn lớn. Đầu tư vào
một quán bán thịt bầm ngoài phố có khác với đầu tư của Intel hay
Samsung ở vùng ngoại thành. Thứ ba và quan trọng nhất, Việt Nam nên nhớ
rằng lợi thế nhân công rẻ không là yếu tố bất biến và vĩnh cửu vì chúng
ta bán sự nghèo khổ cho khách đầu tư bằng lương bổng thấp để mong rằng
nguồn vốn đó sẽ làm cho dân mình giàu hơn, tức là phải có lương cao hơn
sau này nên ưu thế về lương sẽ phải hết.
- Do đó, ngay từ khi thu hút đầu tư để dân mình làm gia công cho thiên
hạ thì đã phải nghĩ đến việc tiến lên bậc thang cao hơn của chu trình
sản xuất, để chế tạo mặt hàng có giá trị hơn, đòi hỏi tay nghề và kỹ
thuật khác. Khi đó ta mới hy vọng giữ khách đầu tư ở lại để tìm doanh
lợi cao hơn. Muốn vậy, nhân công của ta phải có năng suất cao và phải
được giáo dục đào tạo theo hướng khác hơn là chỉ giữ khách bằng lương
rẻ, vì ngoài Việt Nam còn có Miên Lào, Miến, Ấn, hay Bangladesh cũng sẽ
khai thác lợi thể lương thấp. Đó là chuyện về dài mà phải sớm thấy ra.
Vũ Hoàng: Thưa ông, ngay trong hiện tại thì Việt Nam
có những lợi thế nào khả dĩ huy động được nguồn lực đầu tư của các nước
khi họ rút khỏi thị trường Trung Quốc?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi thú thật là không mấy lạc quan với
chuyện hứng tiền chảy từ Trung Quốc vào Việt Nam. Trước hết, các tổ hợp
quốc tế Âu-Mỹ-Nhật đã đầu tư vào Trung Quốc từ lâu và xây dựng được một
chu trình cung cấp hội nhập, nôm na là làm cơ phận này để ráp chế với cơ
phận khác cũng sản xuất tại Trung Quốc trước khi xuất khẩu ra ngoài.
Với tình trạng thoái trào hiện nay, lãnh đạo Bắc Kinh đang cố gắng kích
thích tiêu thụ thay vì kích thích đầu tư sản xuất để xuất cảng, vì vậy,
thị trường nội địa của Trung Quốc vẫn còn sự hấp dẫn của nó nên chưa
chắc là các tập đoàn đầu tư, kể cả Nhật Bản, đã rút hết và nhìn vào Việt
Nam với thiện cảm.
Khi Intel hay Samsung đang nói đến chuyện bạc tỷ trút vào Việt Nam và đào tạo một thế hệ mới có khả năng rất cao về công nghệ tin học thì Hà Nội lại đòi bịt mắt giới trẻ bằng mạng lưới kiểm soát thông tin và gây phản ứng từ các tập đoàn Google hay Microsoft thì đấy là một cách quảng cáo xuất sắc về sự lạc hậu của lãnh đạo - Nguyễn-Xuân Nghĩa
- Thứ hai, khi quyết định đem tiền đầu tư vào Việt Nam chẳng hạn, thiên
hạ chú ý đến những gì? Họ chú ý đến hạ tầng cơ sở. Hạ tầng này gồm có
vật chất là hệ thống xây dựng và giao thông vận tải lẫn hủy thải phế
vật. Hạ tầng này cũng có loại vô hình là nền tảng luật lệ thông thoáng
minh bạch và bộ máy hành chính liêm khiết, hữu hiệu. Thứ ba, hạ tầng này
còn có loại tinh thần là trình độ kiến năng, là kiến thức và khả năng
của nhân công vì các tổ hợp quốc tế suy nghĩ cho 5-10 năm tới chứ không
chơi trò mỳ ăn liền. Trong năm mười năm đó, họ sẽ đào tạo ra lớp nhân
viên có tay nghề và có khả năng tiến lên bậc thang cao hơn của chu trình
sản xuất. Do đó, họ quan tâm đến hệ thống giáo dục và đào tạo, nhất là
trong các ngành kỹ thuật và quản trị.
- Khi kiểm lại dù sơ sài như vậy, ta cũng thấy ra nhiều nhược điểm của
môi trường Việt Nam là chưa có trục lộ giao thông hay mạng lưới yểm trợ
hạ tầng tỏa rộng mà chỉ tập trung vào Sàigon, vùng đồng bằng Cửu Long và
chung quanh Hà Nội, Đà Nẵng. Việt Nam cần khai thác tiềm lực của nhiều
địa phương khác thì mới có được sự phát triển cân đối và công bằng, là
điều Trung Quốc muốn làm từ lâu mà thất bại nên mới rơi vào thoái trào.
Vũ Hoàng: Nói về hạ tầng cơ sở của kiến năng như ông
trình bày, thì kỳ trước, chúng ta cũng vừa nhắc đến Nghị định 72 về
việc kiếm soát mạng lưới điện toán, ông nghĩ sao về chuyện này?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi nghĩ rằng đấy là tai họa vô lường và là một vụ tự sát chính trị.
- Khi Intel hay Samsung đang nói đến chuyện bạc tỷ trút vào Việt Nam và
đào tạo một thế hệ mới có khả năng rất cao về công nghệ tin học thì Hà
Nội lại đòi bịt mắt giới trẻ bằng mạng lưới kiểm soát thông tin và gây
phản ứng từ các tập đoàn Google hay Microsoft thì đấy là một cách quảng
cáo xuất sắc về sự lạc hậu của lãnh đạo. Hoá ra Hà Nội cũng chẳng khác
gì Bắc Kinh!
- Từ đó, thiên hạ còn suy ra một chuyện khác. Cái gọi là ưu thế ổn định
chính trị của Việt Nam cũng chỉ là chuyện ảo. Giới đầu tư quốc tế sẽ
sớm hiểu ra nỗi lo sợ của chế độ và còn thấy rõ hơn khi lãnh đạo của
Việt Nam vẫn duy trì vai trò chủ đạo của khu vực kinh tế nhà nước để bảo
vệ quyền lợi của tay chân và thân tộc. Nói cách khác, nếu Việt Nam chỉ
là một sao bản con con của Trung Quốc thì chưa thể là một giải pháp thay
thế khi người ta đã thất vọng với Trung Quốc.
Vũ Hoàng: Xin cảm tạ ông Nghĩa về cuộc trao đổi này.
______________
Thưa Ts Nguyễn Xuân nghĩa!
Trả lờiXóaCháu rất thích về kinh tế. Cháu muốn đọc và hiểu được những cuốn sách về kinh tế. Nhưng mà không biết phải bắt đầu từ đâu.
Cháu muốn tự học về kinh tế nhưng mà không biết phải học như thế nào cho thích hơp. Cháu hy vọng bác chỉ dẫn cho cháu một trang web hay một cuốn sách nào đó (tiếng Anh cũng được) để cháu có thể bắt đầu học về kinh tế.
Cháu biết bác bận lắm nhưng cháu không tin ai được về kinh tế ngoài bác. Cảm ơn bác nhiều lắm. Chúc bác dồi giàu sức khỏe.
Tôi sẽ xin trả lời chung cho nhiều người về những gì có thể đọc cho mục "kinh tế nhập môn". Chúc Thuan yên vui và thành công. NXN
XóaCảm ơn bác Nghĩa nghĩa nhiều lắm. Chúc bác dồi dào sức khỏe và vui tươi. Thuận
XóaDear V. Thuan,
XóaBefore prof. Nghia gives us the best advice, I'd like to share with you some my experiences in studying economics as a beginner.
First, you should read a economics book that is easy to follow but not too simple such as "Economics: Principles and Applications" by Robert E. Hall. It includes both micro and macro-economics. Next, practicing what you learned by collecting statistical economic data from government websites to see a broad view through these economic indicators. You can read "Guide to Economic Indicators, Make Sense of Economics" to understand more. Finally, analyzing and drawing a conclusion yourself then compare your opinion with economists in the media like The Wall Street Journal or Bloomberg.
The most important thing in studying economics is critical thinking. Don't just rely on fixed principles from textbooks or trumpeted opinions of Harvard's professors. That's why I admire prof. Nghia with his articles.
Dear Izumi Taro
XóaThank you so much! I am very grateful for your introduction. I will find books you reveal above. would you please to give me your email. If I get problem, Can I send an email to you? Thankyou!
Sincerely!
Vinh Thuan.
Hi V. Thuan,
XóaI am so glad if my information is helpful for you.
My email is izumitaro27@gmail.com
We can share our information about everything related to economics via email, but I am not able to solve your problems because I am just a novice at economics. Also, I have lots of questions when I learn this subject. For example, I kind of doubt the value of Keynesian theory; but if I show my doubt, surely people will laugh on me. Thanks.
Thank you Izumi Taro,
Xóa1/ For mentioning the link between micro and macro-economics.
2/ To some of my readers inside of Vietnam - young engineers who want to learn more about economics - I suggested another path: try first to spend a semsester to learn... accounting and the way of counting. We can then begin from there.
3/ And not being a Keynesian.
My friend Izumi Taro: people will not laugh on you for your doubt of Keynes' theory - excepted the fools who have not learned from Keynes!
Revisiting the Hayek/Keynes debate is interesting, but only for so-called "scholars"... Same thing about the great economist Paul Krugman (on international trade, decades ago) and the lousy political activist cum commentator of the same name.
Conclusion: the more we know the more we know that we are ignorant. But not a good reason to stop learning.
NXN
Dear Professor,
XóaThank you very much. I wish I could learn more from you.
Regard.
Khi Trung Cong thoai trao, khong biet nhung nguoi tre Vietnam co the nam bat co hoi bang vang nay de dua Vietnam thoat khoi quy dao cua Trung Quoc??? Toi tin rang tuoi tre o Viet Nam van con co nhieu nguoi co long voi dan toc va que huong du dang song va lon len trong xa hoi cong san.
Trả lờiXóaDear Bich Uyen
Trả lờiXóaKhó lắm, cơ hội chỉ dành cho những người muốn nắm bắt nó.
VN hiện nay vẫn là khoảng 90% nông thôn
Số người VN sử dụng internet là số ít... mà số người có khả năng tiếp cận những thông tin trái chiều càng it hơn nữa.
Chỉ khi nào lãnh đạo mở rộng quyền tiếp cận thông tin, cho phép tự do báo chí, xóa bỏ tình trạng kiểm duyệt như hiện nay thì VN mới có cơ hội thay đổi.
Kể cả khi chưa ra nghị định 72 thì khả năng này đã rất thấp rồi.
Cả đất nước mà phần lớn dân số bị bịt mắt bịt tai bắt hô khẩu hiệu thì ko thể có tương lai.
Mục tiêu thiết thực nhất của thế hệ trẻ VN bây giờ là tìm cơ hội ra nước ngoài mà thôi.
Nước nghèo phải cần vốn nước ngoài như ông Nguyễn Xuân Nghĩa trình bày, nhưng nếu nguồn vốn nội địa không có hoặc không an tâm làm ăn, thì bao tiền lời đều chảy ra bên ngoài.
Trả lờiXóaChúng ta có thể an ủi là qua vốn đầu tư nước ngoài, người dân có được công ăn việc làm. Nhưng bao nhiêu người dân được công ăn việc làm lại là một câu hỏi khó tính.
Ông Nghĩa có lời khuyên nào không. Rất cám ơn ông!
Có lẽ phải có một chương trình riêng về đề tài này, xin cám ơn câu hỏi của độc giả Nguyên Hồng. NXN
Xóa