Vũ Linh - Việt Báo ngày 150915
... những xung đột đã có từ cả ngàn năm nay trong vùng này....
* Nền văn minh úp mặt trên bãi biển *
Dân tỵ nạn ta quá quen thuộc với những hình ảnh tàn khốc nhất do chiến tranh tạo ra. Ba chục năm chiến tranh đã khiến chúng ta chai đá rất nhiều. Dù vậy, bức hình một bé trai ba tuổi nằm chết, gục mặt xuống bãi biển Âu Châu chắc chắn đã gây xúc động mạnh. Đó là bức hình chấn động lương tâm nhân loại, bất kể bảo thủ, cấp tiến, Mỹ hay Tàu, trắng hay đen. Một bức hình không cần chú thích diễn giải, nhưng mang nhiều ý nghiã hơn tất cả mọi lời bàn.
Nó biểu tượng cho một thảm họa xưa hơn trái đất: người dân vô tội trốn chạy chiến tranh bằng mọi giá.
Chuyện trốn chạy chiến tranh không xa lạ gì đối với dân Việt chúng ta. Mùa Xuân kinh hoàng của 1975 đã chứng kiến hàng trăm ngàn người trốn chạy bị chết trên Cao Nguyên, trên Đèo Hải Vân, trên bãi Sơn Trà,... Dân tỵ nạn bên Âu Châu bây giờ ít nhất cũng không bị quân CS đuổi theo xả súng bắn loạn đả vào đám đông. Chưa nói đến cảnh cả trăm ngàn người lênh đênh trên những con thuyền ọp ẹp, nhắm mắt ra khơi mà không biết đi đề đâu.
Nhìn thấy cảnh di tản bên Âu Châu ngày nay, ai cũng thấy ba câu hỏi lớn nhất: tại sao, phải làm gì và rồi sẽ ra sao.
TẠI SAO
Không kể thời thượng cổ cách đây mấy chục ngàn năm mà chúng ta chẳng biết gì nhiều, kể từ 4-5000 năm gần đây, ta đã thấy chiến tranh tại đây. Từ tranh chấp giữa các đế chế Ai Cập và Ba Tư, đến thời Hy Lạp với đại đế Alexander, rồi thời La Mã với Julius Ceasar, đến thời Thập Tự Chinh, rồi đế quốc Ottoman, qua thời các đế quốc Âu Châu tranh dành đất đai và ảnh hưởng, các cuộc chiến dành độc lập, rồi đến lịch sử cận đại với cuộc chiến sống còn giữa Do Thái và Ả Rập. Cuối cùng là cuộc “thánh chiến” của Hồi giáo cực đoan.
Đúng như cựu thủ tướng Anh, Winston Churchill, đã nói, “chiến tranh là trạng thái bình thường, hoà bình mới là tai nạn”.
Việc vùng này là vùng bất ổn rất dễ hiểu nếu nhìn vào bản đồ thế giới.
Đây là ngã ba giữa Âu, Á và Phi Châu. Nhân loại thời ăn lông ở lỗ xuất phát từ Phi Châu thật, nhưng phải nói là văn minh nhân loại thực sự xuất phát từ Trung Đông, từ Ai Cập qua Iraq ngày nay. Hai con sông lớn, Nile và Tigriss là hai bầu sữa đầu tiên của nhân loại. Ngày nay, từ Âu qua Á, từ Á qua Phi, đều phải đi qua vùng này. Một vùng đất chiến lược sinh tử. Là ngã ba trộn chấu của ba sắc dân Âu, Á và Phi.
Cũng là thánh địa của ba tôn giáo lớn là Thiên Chúa giáo, Hồi giáo và Do Thái giáo. Cho dù ba tôn giáo này có gốc gác rất gần nhau khiến người ta có cảm tưởng là cả ba đều cùng một xuất xứ, cùng cha mẹ, nhưng rồi tranh cãi qua bao đời, bao kiếp, đưa đến huynh đệ tương tàn khốc liệt nhất.
Ngày nay, Trung Đông là vùng lửa đỏ cháy rừng rực khắp nơi, từ Libya qua Pakistan, từ Thổ Nhĩ Kỳ xuống Sudan.
Nhiều người đổ cho Mỹ và Tây Phương phải chịu trách nhiệm.
Những người chống TT Bush sẽ đổ lỗi cho ông đã tạo ra bất ổn -destabilization- khi mang lính Mỹ đi đánh Afghanistan và nhất là Iraq. Vì tính phe phái, họ nhắm mắt không nghĩ đến chuyện Hồi giáo quá khích đã đánh Mỹ trước, từ năm 1993 dưới thời TT Clinton chứ không phải từ 9/11. Năm 1993, Nữu Ước bị đặt bom, nhưng TT Clinton không trừng phạt cũng chẳng phòng ngừa, đưa đến 9/11. TT Bush không muốn sai lầm lần thứ hai, quyết định trừng phạt (Afghanistan) và phòng ngừa (Iraq).
Trước khi TT Bush đánh hai xứ này thì Trung Đông ổn định thật. Nhưng cái ổn định này là giả tạo hoàn toàn. Vì đó là ổn định trong gông cùm của các chế độ độc tài tàn bạo nhất, từ Libya với Khaddafi, đến Syria với các tổng thống cha truyền con nối họ nhà Assad, qua tới Iraq của Saddam Hussein, Iran của các Ayatollah cuồng tín, Pakistan của quân phiệt, và Afghanistan của các mullah Taliban tàn ác nhất. Một cuộc ổn định chính trị trên xác hàng trăm ngàn người dân vô tội.
Những người chống TT Obama sẽ nhắc nhở thời của ông cũng là thời khủng bố ISIS lớn mạnh như thổi vì sự yếu đuối của Mỹ. Họ cũng sẽ nói nếu TT Bush có tội tạo bất ổn khi loại Saddam, thì TT Obama cũng có tội tạo bất ổn tại Libya khi can thiệp giết Khaddafi. Ít ra Bush có lý do loại Saddam vì sợ vũ khí giết người tập thể. Obama chẳng có lý do gì giết Khaddafi. Một điểm nữa cũng cần phải nhắc. Bush tạo bất ổn tại Iraq, nhưng cũng cố gắng tìm cách xây dựng lại Iraq, tuy thất bại. Obama tạo bất ổn tại Libya, rồi mau mắn tháo chạy ngay, bỏ mặc đám phiến quân Libya tiếp tục giết nhau cho đến ngày nay.
Chiến tranh tàn khốc đã đẩy hàng triệu người đi tìm an bình. Hiện nay, có hai làn sóng di dân chính: một từ Syria và Iraq, trốn tránh quân ISIS, chạy qua Thổ Nhĩ Kỳ, rồi từ đó, tràn qua Hy Lạp và vùng Balkans bên Âu Châu, tìm cách chạy qua Đức và các nước Bắc Âu. Có thể nói đây là làn sóng tỵ nạn, nạn nhân của việc Bush đánh Iraq. Làn sóng thứ hai từ Libya vượt biển Điạ Trung Hải qua Ý và Hy lạp, rồi đi lên Tây Âu, mỗi ngày cả ngàn người vượt biển. Đây có thể nói là làn sóng tỵ nạn, nạn nhân của việc Obama đánh Libya.
Thật ra, nếu nói trách nhiệm thì chính phủ các nước Syria, Iraq và Libya có trách nhiệm phải bảo vệ dân của họ. Nhưng các chính quyền này thực tế đang... lo đánh nhau, chính là thủ phạm tạo ra tình trạng chiến tranh khiến thiên hạ phải trốn chạy.
Tuy nhiên, cũng phải nói Mỹ và các cường quốc Tây Âu cũng đã có trách nhiệm rất lớn. TT Bush đánh Iraq và TT Obama đánh Libya, cả hai cùng tạo bất ổn, cùng đánh với các đồng minh Âu Châu. Người tám lạng, kẻ nửa cân, khỏi tranh cãi ai tội nặng hơn ai làm chi cho mệt.
Bây giờ, sau khi quậy nồi cháo heo lên, vì nhát gan, cả Mỹ lẫn Tây Âu đã thủ cẳng, đứng ngoài nhìn cuộc chiến đẫm máu tiếp diễn tại Trung Đông, nhìn TT Assad giết hàng trăm ngàn dân bằng bom hoá chất, nhìn ISIS cứa đầu hàng trăm ngàn dân khác, nhìn các phe phái giết nhau loạn xà ngầu ở Libya.
Những đệ tử của TT Obama vỗ tay hoan hô chính sách không xiá vào chuyện thiên hạ của ông tổng thống Nobel Hoà Bình. Bây giờ không còn lính Mỹ chết, chỉ có mấy tên Hồi giáo cuồng tín giết nhau, cho chúng chết bớt là vừa. Nếu bây giờ ta chấp nhận lý luận này thì cũng có nghiã ta hoan nghênh Mỹ bỏ Nam VN thôi. Vì đây cũng là lý luận của khối cấp tiến ngày trước khi muốn tháo chạy khỏi VN. Mỹ rút, lính Mỹ hết chết, chỉ còn lại mấy tên Việt giết nhau, kệ chúng.
Ở đây, cũng phải nói thêm là dĩ nhiên một số lớn trốn chạy chiến tranh, nhưng cũng có một số không nhỏ thuộc loại “tỵ nạn kinh tế”, đi tìm một chỗ sống và làm ăn khá giả hơn. Cái hình em bé trai gục chết trên bãi biển, thật ra có mặt trái không đẹp lắm. Bố mẹ em là dân gốc Syria thật, nhưng đã sống lâu năm tại Thổ Nhĩ Kỳ rồi. Anh bố muốn lợi dụng cơ hội, chạy qua Đức … làm lại bộ răng mới! Trước có bộ răng mới, sau hy vọng ở lại, có việc làm lương cao hơn. Vì bộ răng mà cả vợ lẫn hai con đều chết thê thảm.
.
PHẢI LÀM GÌ?
Các cường quốc Âu Mỹ là những quốc gia ổn định, phú cường, là giấc mơ thu hút cả thiên hạ, đó không phải là cái tội. Và họ tuyệt đối chẳng có trách nhiệm phải cứu giúp, mang dân nghèo khổ của cả thế giới về nước của họ để họ cong lưng đóng thuế nuôi khối tỵ nạn. Các ông Trung Đông đánh nhau chị choé từ đời này qua kiếp nọ, vì đủ mọi lý do, từ chính trị đến tôn giáo, đó là lỗi, là trách nhiệm của các ông.
Nói trách nhiệm cứu giúp về lý thì đúng vậy. Nhưng nếu nói về tình thì khác. Nếu mấy ông nhà giàu có dư thừa tiền bạc và khả năng, thì các ông cũng nên giúp những người nghèo khổ, cho phải đạo làm người. Nhung lụa đùm khố rách. Cho dù có trách nhiệm hay không.
Trong cái tình đó, dĩ nhiên cũng có cái lý. Khi các nước Âu Mỹ viện trợ các nước nghèo, cũng chẳng phải vì nhân đạo không đâu, mà để giúp dân nghèo khá hơn, có thêm ít tiền mua sản phẩm của các nước giàu, mua xe hơi, tv, tủ lạnh, computer,..., đều là sản phẩm của các nước giàu. Đồng thời giúp cho các nước nghèo khá hơn một chút cũng là giúp giảm bớt mâu thuẫn xã hội, cái lò sản xuất những chủ thuyết cực đoan nhất, từ đó đưa đến bất ổn chính trị và chiến tranh.
Các quốc gia Tây Âu và các cường quốc khác đất rộng, tiền nhiều, người ít ngoài Âu Châu, như Mỹ, Canada, và Úc Châu, đều cần phải... "làm một cái gì" để giúp những nạn nhân khốn khổ của chiến tranh Trung Đông ngày nay, không cần biết ai lỗi ai phải. Một đại cường như Mỹ có nhận thêm một hai triệu người thì cũng chỉ là chuyện “muỗi đốt gỗ”. Nhật là cường quốc, nhưng hết đất rồi. Trung Cộng và Nga thừa đất, nhưng bảo đảm không một anh tỵ nạn nào xin đi Tân Cương hay Siberia.
TT Obama quyết định nhận 10.000 người tỵ nạn Syria là một bước tiến đúng hướng vì ông không có lựa chọn nào khác. Nhưng nghe như trò đùa. Trong khi Đức dự tính nhận 800.000 người mà Mỹ nhận 10.000 thì thật khó ăn nói với thế giới. Cái tư thế “lãnh đạo thế giới” có còn không? Ông Nobel Hoà Bình chỉ làm được vậy thôi sao? Dù muốn hay không, dù biện giải cách nào thì cũng phải nhìn nhận các TT Bush và Obama có trách nhiệm lớn nhất cho những gì đang xẩy ra tại Trung Đông.
Ứng viên tổng thống Scott Walker của Cộng Hoà chống việc nhận thêm dân tỵ nạn sau khi Mỹ đã nhận 1.500 người từ Syria (tính cho đến nay). Đây là thái độ ích kỷ, thiển cận, dựa trên tính toán đa số cử tri Mỹ trắng sẽ không muốn chấp nhận dân Trung Đông. Ông viện cớ Mỹ đã chi bốn tỷ đô giúp dân tỵ nạn rồi. Đây là cách nhìn kiểu tư bản Mỹ, chỉ thấy tiền không thấy gì khác, chẳng cần biết tình người, mà cũng chẳng thấy về lâu về dài, khối dân tỵ nạn đó sẽ đóng góp lại bao nhiêu tiền, bao nhiêu thuế, bao nhiêu nhân tài cho nước Mỹ.
Ngày xưa, khi bàn về chuyện nhận dân tỵ nạn VN, các ông Jerry Brown, Joe Biden chống đối vì lo ngại Mỹ tốn tiền rước một đống rác thối vào nhà. Đó cũng là quan điểm chung của khối Dân Chủ thời đó.
Công bằng mà nói, không phải ông bà chính khách Dân Chủ nào cũng vậy. TNS cấp tiến nhất, Ted Kennedy, đã đứng đầu tầu, tích cực vận động các đồng chí để Mỹ nhận dân tỵ nạn Việt. Ông làm gương, nhận một trẻ em mồ côi VN làm con nuôi. Nhờ sự tích cực của ông mà cuối cùng quốc hội đã chấp nhận đề nghị nhận dân tỵ nạn VN của TT Ford. TNS Joe Biden phản đối, tẩy chay không bỏ phiếu (mai này, nếu cụ Biden có ra tranh cử tổng thống, cử tri tỵ nạn ta nên suy nghĩ ba phút trước khi bỏ phiếu cho cụ nhé!).
Cuối cùng thì ngày nay, họ đã thấy tuyệt đại đa số cái đám rác này đã đóng góp rất lớn cho nước Mỹ, từ ông tướng nhẩy dù cho đến các thanh niên gốc Việt hy sinh trên chiến trường Iraq Afghanistan, từ các khoa học gia đến các doanh gia thành công nhất. Bãi rác Bolsa –thật sự trước 75 gần như là bãi rác - đã trở nên khu phố phồn vinh không thua gì bất cứ khu phố Mỹ nào khác. Dân tỵ nạn ta đã trả đầy đủ món nợ với nước Mỹ cả vốn lẫn lãi sau khi họ giúp ta lập lại cuộc đời tại đây.
Tại sao ông Walker không nghĩ dân tỵ nạn Syria và Libya, nếu giúp họ lập lại cuộc đời tại đây, cuối cùng thì họ cũng sẽ đóng góp lớn cho cái quê hương thứ hai này của họ? Không khác gì dân tỵ nạn chúng ta.
.
RỒI SẼ RA SAO?
Tình
hình Âu Châu hiện nay rối bù, chẳng ai biết phải làm gì, rồi sẽ ra sao.
Dân Âu Châu bối rối, phân vân, lưỡng lự. Một mặt hoảng sợ trước làn
sóng dân Ả Rập tràn qua, mặt khác day dứt vì tình người. Các chính quyền
Âu Châu cũng gãi đầu gãi tai không biết phải làm gì.
Cái đau đầu đầu tiên là tình trạng kinh tế Âu Châu nói chung không sáng sủa lắm. Gồng gánh thêm cả triệu di dân sẽ tạo thêm khó khăn chồng chất.
Giải quyết như thế nào những khó khăn cụ thể nhất thời như mang họ đi đâu, định cư cách nào, tốn bao nhiêu tiền. Một nước với nền kinh tế như Hy Lạp sẽ chết tức thời. Ý và Tây Ban Nha sẽ gặp khó khăn tầy trời. Nhưng Đức thì dư thừa tiềm năng nhận cả triệu người nữa. Bà thủ tướng Merkel đã trích ngay 6 tỷ đô trong ngân sách để chu cấp việc định cư dân tỵ nạn. Đây chỉ là số tiền đầu, sơ khởi.
Ngày xưa, Tây Đức bất ngờ “lãnh buá” khi bức tường Bá Linh xụp đổ, gánh ngay cả chục triệu dân Đông Đức nghèo sơ xác về nuôi. Hai thập niên sau, nước Đức vẫn là cường quốc mạnh nhất Âu Châu.
Các vị lãnh đạo Âu Châu cũng đau đầu về tình hình xã hội về lâu về dài.
Ngày nay, ai cũng nhìn thấy số dân gốc bắc Phi và trung đông tại Âu Châu, có thể đã quá nhiều, nhất là tại những xứ “thiên đường” nhất nhưng cũng là nhỏ nhất như Đan Mạch, Hòa Lan và Bỉ. Tại Pháp, một vài khu vực của các tỉnh lớn nhất như Paris, Lyon, Marseilles, đã hầu như trở thành tiểu quốc Ả Rập hay thuộc điạ của Maroc hay Algerie.
Cái khổ là những khối dân này không chịu hòa nhập, vẫn giữ nếp sống, văn hoá, khẩu vị ăn uống, ngôn ngữ, và nhất là tôn giáo gốc của mình. Từ đó đưa đến không biết bao nhiêu xung đột giữa khối di dân này với dân bản gốc.
Nhưng đây cũng không phải là chuyện đau đầu lắm. Hầu hết các thành phố lớn ở Âu Châu đều đầy di dân gốc bắc Phi hay Ả Rập, nhưng chẳng khi nào có đánh giết gì nghiêm trọng. Trong quá khứ, ta đã thấy dân gốc bắc Phi vùng ngoại ô Paris biểu tình, đốt xe, v.v..., nhưng thực tế là nổi loạn vì lý do kinh tế, khi khoảng 40%-50% giới trẻ ở đây thất nghiệp, bực mình, nổi loạn. Dĩ nhiên họ không chết đói vì được Nhà Nước Pháp nuôi rất kỹ, nhưng ở không ăn trợ cấp mãi cũng mất nhân cách, bực mình, nổi cơn điên nên chống đối. Họ nổi loạn chẳng phải vì lý do tôn giáo hay sắc dân.
Cái đau đầu lớn hơn nữa là ai cũng sợ các nhóm khủng bố ISIS, Al Qaeda,... sẽ trà trộn vào đám dân tỵ nạn, sau này sẽ khuấy động cộng đồng tỵ nạn này, hay không chừng thi hành những vụ tấn công cảm tử chống các chính quyền Âu Châu. Việc thâm nhập này hầu như chắc chắn đang xẩy ra và các xứ Âu Châu đang bù đầu tìm cách chống đỡ. ISIS huyênh hoang hù dọa đã có 4.000 tay súng được gửi qua Âu Châu. Chỉ là phóng đại lố bịch. Dù vậy vài trăm tên xâm nhập là chuyện rất có thể. Ta cũng không nên quên bên Âu Châu, mua súng đạn, thuốc nổ chế tạo bom không phải dễ, không có chuyện cả ngàn tên khủng bố mua bom đạn như mua quần áo.
Bà Ann Coulter, một bình luận gia cực hữu, chống lại việc nhận dân tỵ nạn Trung Đông vào Mỹ, đưa ra danh sách 4-5 tên khủng bố đã giết dân Mỹ từ sau 9/11. Từ ngày đó tới nay, Mỹ đã nhận cả trăm ngàn dân tỵ nạn từ Somalia, Sudan, Iraq, Afghanistan, tổng cộng có cả triệu dân Hồi giáo Trung Đông đang sống ở Mỹ. Chỉ có 4-5 tên khủng bố thì đúng ra, không phải là cái gì ghê gớm làm phiền giấc ngủ của bà.
Dĩ nhiên khủng bố len lỏi là một tai hoạ khó tránh. Nhưng không thể vì vài trăm tên khủng bố mà nhắm mắt trước cảnh khổ của cả triệu người khác. Khủng bố thắng nhờ... khủng bố tinh thần thiên hạ. Chúng ta không thể chịu thua, run sợ, đầu hàng khủng bố dễ dàng như vậy.
Phát ngôn viên Nhà Trắng tuyên bố phải trực diện căn gốc của vấn đề, tức là phải giải quyết những xung đột chính trị và tôn giáo tại Trung Đông trước thì mới giải quyết được nan đề tỵ nạn. Đây là chuyện kiếm cớ qua lý thuyết mộng tưởng. Chẳng thể nào ai có thể giải quyết được những xung đột đã có từ cả ngàn năm nay trong vùng này. Cho dù có làm được thì cũng cần thời gian vài ba chục năm là ít. Trong khi khối dân tỵ nạn sống chết từng ngày, không thể chờ các chính khách cãi nhau cả chục năm được.
Cho dù cả thế giới chẳng có lỗi gì, chẳng phải là thủ phạm gây ra cảnh tang thương cho đám dân tỵ nạn, nhưng trách nhiệm lo cho họ là trách nhiệm của cả nhân loại, cho dù chỉ vì lý do nhân đạo. Các cường quốc Âu Châu và nhất là Mỹ có dư thừa tiềm năng lo cho họ, và cần lo cho họ nhiều hơn nữa, cho dù sẽ gặp ít nhiều khó khăn kinh tế, xã hội nội bộ.
Đối với dân tỵ nạn ta, ngày xưa, ta cần được nước Mỹ cho tá túc, bây giờ ta đã thành công dân Mỹ, không lẽ ta hoan hô việc đóng cửa không cho dân tỵ nạn khác vào? (13-09-15)
____
Quý độc giả có thể liên lạc với tác giả để góp ý qua email: Vulinh11@gmail.com. Bài của tác giả được đăng trên Việt Báo mỗi thứ Ba.
Cái đau đầu đầu tiên là tình trạng kinh tế Âu Châu nói chung không sáng sủa lắm. Gồng gánh thêm cả triệu di dân sẽ tạo thêm khó khăn chồng chất.
Giải quyết như thế nào những khó khăn cụ thể nhất thời như mang họ đi đâu, định cư cách nào, tốn bao nhiêu tiền. Một nước với nền kinh tế như Hy Lạp sẽ chết tức thời. Ý và Tây Ban Nha sẽ gặp khó khăn tầy trời. Nhưng Đức thì dư thừa tiềm năng nhận cả triệu người nữa. Bà thủ tướng Merkel đã trích ngay 6 tỷ đô trong ngân sách để chu cấp việc định cư dân tỵ nạn. Đây chỉ là số tiền đầu, sơ khởi.
Ngày xưa, Tây Đức bất ngờ “lãnh buá” khi bức tường Bá Linh xụp đổ, gánh ngay cả chục triệu dân Đông Đức nghèo sơ xác về nuôi. Hai thập niên sau, nước Đức vẫn là cường quốc mạnh nhất Âu Châu.
Các vị lãnh đạo Âu Châu cũng đau đầu về tình hình xã hội về lâu về dài.
Ngày nay, ai cũng nhìn thấy số dân gốc bắc Phi và trung đông tại Âu Châu, có thể đã quá nhiều, nhất là tại những xứ “thiên đường” nhất nhưng cũng là nhỏ nhất như Đan Mạch, Hòa Lan và Bỉ. Tại Pháp, một vài khu vực của các tỉnh lớn nhất như Paris, Lyon, Marseilles, đã hầu như trở thành tiểu quốc Ả Rập hay thuộc điạ của Maroc hay Algerie.
Cái khổ là những khối dân này không chịu hòa nhập, vẫn giữ nếp sống, văn hoá, khẩu vị ăn uống, ngôn ngữ, và nhất là tôn giáo gốc của mình. Từ đó đưa đến không biết bao nhiêu xung đột giữa khối di dân này với dân bản gốc.
Nhưng đây cũng không phải là chuyện đau đầu lắm. Hầu hết các thành phố lớn ở Âu Châu đều đầy di dân gốc bắc Phi hay Ả Rập, nhưng chẳng khi nào có đánh giết gì nghiêm trọng. Trong quá khứ, ta đã thấy dân gốc bắc Phi vùng ngoại ô Paris biểu tình, đốt xe, v.v..., nhưng thực tế là nổi loạn vì lý do kinh tế, khi khoảng 40%-50% giới trẻ ở đây thất nghiệp, bực mình, nổi loạn. Dĩ nhiên họ không chết đói vì được Nhà Nước Pháp nuôi rất kỹ, nhưng ở không ăn trợ cấp mãi cũng mất nhân cách, bực mình, nổi cơn điên nên chống đối. Họ nổi loạn chẳng phải vì lý do tôn giáo hay sắc dân.
Cái đau đầu lớn hơn nữa là ai cũng sợ các nhóm khủng bố ISIS, Al Qaeda,... sẽ trà trộn vào đám dân tỵ nạn, sau này sẽ khuấy động cộng đồng tỵ nạn này, hay không chừng thi hành những vụ tấn công cảm tử chống các chính quyền Âu Châu. Việc thâm nhập này hầu như chắc chắn đang xẩy ra và các xứ Âu Châu đang bù đầu tìm cách chống đỡ. ISIS huyênh hoang hù dọa đã có 4.000 tay súng được gửi qua Âu Châu. Chỉ là phóng đại lố bịch. Dù vậy vài trăm tên xâm nhập là chuyện rất có thể. Ta cũng không nên quên bên Âu Châu, mua súng đạn, thuốc nổ chế tạo bom không phải dễ, không có chuyện cả ngàn tên khủng bố mua bom đạn như mua quần áo.
Bà Ann Coulter, một bình luận gia cực hữu, chống lại việc nhận dân tỵ nạn Trung Đông vào Mỹ, đưa ra danh sách 4-5 tên khủng bố đã giết dân Mỹ từ sau 9/11. Từ ngày đó tới nay, Mỹ đã nhận cả trăm ngàn dân tỵ nạn từ Somalia, Sudan, Iraq, Afghanistan, tổng cộng có cả triệu dân Hồi giáo Trung Đông đang sống ở Mỹ. Chỉ có 4-5 tên khủng bố thì đúng ra, không phải là cái gì ghê gớm làm phiền giấc ngủ của bà.
Dĩ nhiên khủng bố len lỏi là một tai hoạ khó tránh. Nhưng không thể vì vài trăm tên khủng bố mà nhắm mắt trước cảnh khổ của cả triệu người khác. Khủng bố thắng nhờ... khủng bố tinh thần thiên hạ. Chúng ta không thể chịu thua, run sợ, đầu hàng khủng bố dễ dàng như vậy.
Phát ngôn viên Nhà Trắng tuyên bố phải trực diện căn gốc của vấn đề, tức là phải giải quyết những xung đột chính trị và tôn giáo tại Trung Đông trước thì mới giải quyết được nan đề tỵ nạn. Đây là chuyện kiếm cớ qua lý thuyết mộng tưởng. Chẳng thể nào ai có thể giải quyết được những xung đột đã có từ cả ngàn năm nay trong vùng này. Cho dù có làm được thì cũng cần thời gian vài ba chục năm là ít. Trong khi khối dân tỵ nạn sống chết từng ngày, không thể chờ các chính khách cãi nhau cả chục năm được.
Cho dù cả thế giới chẳng có lỗi gì, chẳng phải là thủ phạm gây ra cảnh tang thương cho đám dân tỵ nạn, nhưng trách nhiệm lo cho họ là trách nhiệm của cả nhân loại, cho dù chỉ vì lý do nhân đạo. Các cường quốc Âu Châu và nhất là Mỹ có dư thừa tiềm năng lo cho họ, và cần lo cho họ nhiều hơn nữa, cho dù sẽ gặp ít nhiều khó khăn kinh tế, xã hội nội bộ.
Đối với dân tỵ nạn ta, ngày xưa, ta cần được nước Mỹ cho tá túc, bây giờ ta đã thành công dân Mỹ, không lẽ ta hoan hô việc đóng cửa không cho dân tỵ nạn khác vào? (13-09-15)
____
Quý độc giả có thể liên lạc với tác giả để góp ý qua email: Vulinh11@gmail.com. Bài của tác giả được đăng trên Việt Báo mỗi thứ Ba.
Bài viết rất hay với những nhận xét rất sâu sắc, ý nghĩa. Rất cảm ơn admin Nguyễn Xuân Nghĩa đã chia sẻ tin bài này.
Trả lờiXóa------------------------------------
Đầu thu xem VTV3 HD và hơn 68 kênh miễn phí thuê bao
Liên hệ: 0909 480 368 – 08 7303 1368
Chuyên bán: Đầu thu DVB T2 chính hãng.
Xem tổng thể tại: Đầu thu kỹ thuật số