Nguyễn-Xuân Nghĩa - Việt Báo ngày 140828
Xã
hội học về quyền lực bên Tầu
* Bốn thế hệ "hậu Mao" của bá tánh: Đặng, Giang, Hồ, Tập *
Sau
Đại hội 18 vào cuối năm kia và sau Nghị quyết Ba của Hội nghị Ban chấp hành
Trung ương đảng Cộng sản Trung Hoa vào cuối năm ngoái, giới quan sát quốc tế vẫn
phân vân về sự chuyển dịch quyền lực trong nội tình nước Tầu.
(Xin
một ngặc đơn: Theo đúng phép chính danh của cụ Khổng nhà ta, hay nhà nó, cần
ghi vài chữ về cách gọi tên nước Tầu, có đội mũ hay không thì tùy hỉ, Tầu hay Tàu
đều đúng cả. Từ xưa rồi, dân ta vẫn gọi nước Trung Hoa hay Trung Quốc là nước Tầu.
Gần đây nhất là trong bộ Việt Nam Sử Lược của cụ Trần Trọng Kim! Mà căn bản về
Hán văn hay Nho học thì cụ Trần không thiếu. Cái chữ thông tục về xứ láng giềng
này là tầu còn khéo khắc đến quá khứ oai hùng của các thuyền nhân vượt biển tỵ
nạn qua nước ta bằng tầu, trở thành khách trú. Bây giờ cái nước Tầu đó lại đòi
làm chủ nước ta và muốn đòi thiên hạ gọi họ là quốc gia trung tâm của thế giới.
Rồi những kẻ lười biếng hoặc bị nô lệ từ tiềm thức liền dùng chữ "Trung"
để nói về Trung Quốc. Thí dụ như khẩu hiệu "Thoát Trung, Hướng Mỹ" mà
nhiều người trong nước vừa đề ra sau khi suy nghĩ rất cạn. Họ quên chữ "Hoa"
như Hoa kiều, Tân hoa xã, hay "Hoa quân nhập Việt" thời 1945, và gọi
Hoa Kỳ là Mỹ. Họ cũng quên luôn chữ Tầu quá thông dụng trong dân ta. Dù mới chỉ
là nói thì "Thoát Tầu, Hướng Mỹ" mới là cách nói đúng! Xin đóng ngoặc
đơn).
Trở
lại nội tình nước Tầu, Nghị quyết ba (Third Plenum) của khóa 18 được công bố từ
Tháng 11 2013 - với 60 biện pháp cải cách mà chỉ có 20 biện pháp thuộc về lãnh
vực kinh tế. Cho tới nay, việc tiến hành vẫn có vẻ ngập ngừng. Tác giả chính của
tài liệu này, cũng là người chấp bút cho báo cáo chính trị trước Đại hội 18 của
Chủ tịch Hồ Cẩm Đào sắp về hưu, là tân Tổng bí thư kiêm Chủ tịch Tập Cận Bình.
Sau
đó, chưa thấy họ Tập "đào sâu việc cải cách toàn diện" như tiêu đề của
Nghị quyết Ba.
Ngược
lại, dư luận thấy ông mở chiến dịch diệt trừ tham nhũng một cách sâu rộng và lên
tới cấp đảng viên lãnh đạo, như nguyên Chủ tịch Ủy ban Chính pháp Trung ương
Chu Vĩnh Khang, các đảng viên cao cấp trong khu vực năng lượng và thậm chí hai
tướng lãnh đã từng là Ủy viên Bộ Chính trị của các khóa 16 và 17. Vì vậy, giới
quan sát mới luận giải rằng Tập Cận Bình đang dồn nỗ lực thâu tóm quyền lực tới
mức độ chưa từng thấy trong thế hệ lãnh đạo thứ ba là Giang Trạch Dân (1990-2002),
hay thứ tư là Hồ Cẩm Đào (2002-2012). Có lẽ phải trở ngược lên Đặng Tiểu Bình
trong thời kỳ 1980-1992 thì mới có hiện tượng tập quyền đến như vậy.
Trong
khung cảnh ấy, các học giả quốc tế mới bình nghị về những xoay chuyển trong hậu
trường chính trị nước Tầu để từ đó suy đoán ra động thái sắp tới của lãnh đạo Bắc
Kinh. Bài này xin góp phần bình nghị về thiên đình quyền lực của "thiên
triều".
Một
cái sân đình rất to.
***
Có
một cơ sở luận giải phổ thông mà không sai, là hệ thống quyền lực của nước Tầu
cộng sản ngày nay vẫn mang màu sắc Trung Hoa.
Lãnh
đạo là Hoàng đế ẩn mặt ở trên, ngày nay được gọi là Đảng, nhận thiên mệnh hiện đại
từ "nhân dân". Cầm quyền là một triều đình được Đảng bố trí và chỉ chịu
trách nhiệm với Đảng, như với Hoàng đế, chứ không phải là nhân dân hay bá tánh ở
dưới. Triều đình ấy có mặt từ trung ương tới mọi địa phương để cai trị một lãnh
thổ bát ngát và một dân số cực đông.
Họ
cai trị qua các cấp đảng viên.
Nguyên
tắc "dân chủ tập trung" có vẻ hiện đại hơn thời phong kiến xa xưa khiến
các đảng viên dĩ nhiên là có quyền hơn người dân, nhưng họ không có quyền bằng
nhau. Khái niệm "tập trung hàm nghĩa là chỉ có đảng viên thuộc vào thành
phần cốt cán mới có thực quyền.
Trên
cùng là loại 'cán bộ cao cấp', các đảng viên có tiềm năng lãnh đạo.
Nhiều
công trình nghiên cứu về tổ chức đảng trong lịch sử từ đầu nguồn là năm 1921
cho tới gần đây có chỉ ra một sự phân bố khá phổ biến. Trong mấy chục triệu đảng
viên, chỉ có hơn một phần trăm (1,1%) là thuộc loại đảng viên cốt cán, gọi là 'cán
bộ'; tuyệt đại đa số tới hơn 90% của lớp cán bộ là người cầm quyền tại các cấp địa
phương từ tỉnh trở xuống, chỉ có chưa đầy 0,1% là cầm quyền tại trung ương.
Trong
thành phần cán bộ trung ương, có khoảng 0,7% là thành phần "cán bộ cao cấp',
gaoli ganbu) phục vụ trong các ban ngành của đảng, các phủ bộ của nhà nước, và chừng một phần ba của số này ngồi
tại Bắc Kinh.
Suy
ra từ số đảng viên là gần 87 triệu đảng viên tính đến Tháng Sáu năm nay, hệ thống
"dân chủ tập trung" hay quyền lực tập trung cho phép ta tính nhẩm như
sau: Chừng 1,1% (của 87 triệu đảng viên) tức là khoảng 950 ngàn là loại đảng viên
cốt cán, trong số này gần 900 ngàn là cán bộ cấp tỉnh và các địa phương ở dưới.
Số cán bộ của trung ương chỉ có chừng 50 ngàn, và trong thành phần này, số 'cán
bộ cao cấp' trong các ban bộ chỉ có chừng nga ngàn năm trăm người, gồm có một
ngàn ở tại Bắc Kinh.
Nếu
đọc lại, ta thấy ra một sự lạ: lãnh đạo một xứ có một tỷ 350 triệu dân trên một
diện tích 10 triệu cây số vuông là thẩm quyền của mấy ngàn người, dân số của một
xã ấp.
Đã
thế, trong số này, chỉ có 350 người là Trung ương Ủy viên. Họ chịu trách nhiệm
trước 25 Ủy viên Bộ Chính trị và trên cùng là bảy đảng viên cấp lãnh đạo trong
Thường vụ Bộ Chính trị. Chúng ta hiếm thấy mức độ tập trung quyền lực như vậy trong
một quốc gia rộng lớn - nên cũng hiểu ra nhiều vấn đề của nước Tầu.
***
Những
người ngồi trên thiên đình ngất ngưởng đó làm việc với nhau như thế nào? Chữ "làm
việc" này cần được hiểu theo nghĩa cực rộng là tác động hay vận dụng, vì bao gồm việc
ra chỉ thị, báo cáo, phê phán, thuyết phục, hăm dọa hay thậm chí mua chuộc bằng
quyền và lợi.
Từ
bên ngoài, giới quan sát thường xếp các đảng
viên cán bộ cao cấp theo từng phe nhóm hay vây cánh.
Thí
dụ như "cánh Thượng Hải" của Giang Trạch Dân, "Đoàn phái" của
Hồ Cẩm Đào, "Thái tử đảng" của Tập Cận Bình, hay "nhóm Thanh
Hoa" của giới chuyên gia trí thức tốt nghiệp trường đại học ưu tú tại Bắc
Kinh, hoặc "tập đoàn dầu khí" của Chu Vĩnh Khang, v.v....
Cái
sai lớn trong cách xếp loại ấy là chữ "của" vì thật ra quan hệ hay sự
tác động giữa các đảng viên cán bộ cao cấp không thuộc vào một người hay một nhóm.
Quả
thật Tập Cận Bình là con cháu đại công thần nên nằm trong thành phần "Thái
tử đảng", mà cũng tốt nghiệp Đại học Thanh Hoa lại đã phục vụ trong đảng bộ
Thượng Hải. Và như nhiều đảng viên thuộc thế hệ lãnh đạo thứ năm, Tập Cận Bình
còn chia sẻ một kinh nghiệm đau đớn là gia đình và bản thân từng là nạn nhân của
10 năm loạn lạc khi Mao Trạch Đông phát động Đại văn cách, Cách mạng Văn hóa Vô
sản Vĩ đại, từ 1966 tới khi Mao tạ thế vào năm 1976.
Các
lãnh tụ khác, như Tổng lý Quốc vụ viện là Thủ tướng Lý Khắc Cường hay Trương Đức
Giang, Du Chính Thanh, v.v... cũng có những quan hệ chằng chéo như vậy. Vì thế,
họ không lấy quyết định về chánh sách hay nhân sự căn cứ trên một khía cạnh riêng
của quan hệ.
Nôm
na, họ không là người của một nhóm, một phe hay một phái. Họ là một thiểu số ngồi
trên thiên đình như một sân đình và giải quyết công vụ, hoặc đảng vụ của Hoàng đế
lấn mặt, theo từng khía cạnh của nhiều quan hệ chằng chịt.
Chữ
"quan hệ" này mới là chìa khóa vào thiên đình. Nó giải thích những vận
động hay mua chuộc, thậm chí bán chác, giữa những người tập trung quyền lực của
một quốc gia bát ngát có đầy vấn đề chồng chất.
Quan
hệ ấy có thể thiên về nhận thức khi ta phân giải sự khác biệt từ khía cạnh chánh
sách, tập quyền hay tản quyền, có tự do thị trường tới mức nào và cho những ai.
Từ đó mới có những kết luận tạm bợ về phe cải cách hay thủ cựu. Tạm bợ mới là chính
vì những đổi thay của tình hình.
Thay
vì nhận thức, quan hệ ấy cũng có thể thiên về lợi tức, thiên về quyền lợi kinh
tế của gia đình, thân tộc hay phe nhóm. Có lẽ đấy mới là chuyện then chốt vì dù
có thuộc về hai phe tả hay hữu, cải cách hay thủ cựu, và dù luôn luôn nói về nhân
dân hay giai cấp, các lãnh tụ trên sân đình đều có gia đình là đại phú, kể cả Tập
Cận Bình.
Nếu
có vẽ lại một cái thước đo tinh vi mà rắc rối như vậy, may ra chúng ta hiểu được
tiến trình quyết định của lãnh đạo nước Tầu sau mỗi lần thay bậc đổi ngôi trên một
thiên đình có mùi hương đảng của cái sân đình - và có kích thước xã ấp.
Rất
Tẫu!