Nguyễn-Xuân
Nghĩa - Việt Báo Ngày 140816
Chúng
ta văng ra ngoài, và đến nơi đây, là từ một sự đổ vỡ
* Lễ trao giải Viết Về Nước Mỹ 2013 - Khôi An phát biểu *
Bây
giờ, xin hãy cùng nhìn lại....
Từ
một sự đổ vỡ, tù đầy rồi chia ly, Việt Báo ra đời, hay tái sinh tại Hoa Kỳ từ
Tháng Chín năm 1992. Khi ấy, chẳng ai biết được rằng mai này rồi sẽ ra sao. Nhưng
tờ báo vẫn tồn tại.
Tám
năm sau, nhớ lại sự đổ vỡ ban đầu, ngày 30 Tháng Tư năm 1975, một số người
trong nhóm chủ trương Việt Báo đã phát động giải thưởng Viết Về Nước Mỹ. Khi ấy,
những người đưa ra sáng kiến này - Nhã Ca, Trần Dạ Từ, Kiều Chinh, Sơn Điền
Nguyễn Viết Khánh, Phan Tấn Hải, Phạm Quyến và Hòa Bình - cũng chưa biết rằng mai
này rồi sẽ ra sao....
Nhưng
từ đó, trong 15 năm liền, Việt Báo có một món quà điểm tâm cho độc giả ở trang
hai. Mỗi ngày lại có một bài Viết Về Nước Mỹ được tuyển trong số bài đã được tác
giả gửi đến từ khắp nơi. Tính ra thì cả vạn bài viết và hơn bốn ngàn bài được đăng.
Thế
rồi, khi phương tiện điện tử cho phép Việt Báo Online đăng tải, lưu trữ và....
đếm lượt người đọc thì chúng ta gặp hiện tượng lạ. Có những bài được hai trăm
ngàn người đọc. Nếu kể thêm những bài được nơi khác tiếp vận và đăng lại thì có
cả trăm triệu lần đọc.
Nói
theo ngôn ngữ xuất bản, thế nào mới là "best seller"?
Sách Viết Về Nuớc Mỹ, được thoải mái in lại ở trong nước - Ảnh của Tuổi Trẻ Online
Sách Viết Về Nuớc Mỹ, được thoải mái in lại ở trong nước - Ảnh của Tuổi Trẻ Online
Kể từ lần trao giảo đầu tiên tại Thư viện Richard Nixon ở thị trấn Yorba Linda của California vào ngày 29 Tháng 11 năm 2000, trước sau đã có 14 giải Chung kết, mỗi giải trị giá 10 ngàn Mỹ kim, và còn nhiều giải khác, như giải Tác giả hoặc Tác phẩm hay nhất năm, giải Danh dự, giải Khuyến khích.... Tổng cộng là 296 giải thưởng được trao tặng trong thời gian qua.
Bộ
sách Viết Về Nước Mỹ để giới thiệu những bài được tuyển chọn cũng được Việt Báo
ấn hành hàng năm. Đến nay có 17 cuốn, dày hơn vạn trang sách - chưa kể những ấn
bản được tự động thực hiện ở nơi khác. Bộ sách in ra và phổ biến là để góp phần
thực hiện lễ trao giải hàng năm. Phần kia là sự yểm trợ của các mạnh thường quân,
kể cả từ nhiều tác giả trúng giải.
Rồi
hàng năm, lễ trao giải Viết Về Nước Mỹ là dịp hội ngộ của mọi người, có những
người đến từ rất xa và mừng rỡ gặp các tác giả mà mình đã mến mộ khi đọc. Cùng
từ những hội ngộ đó mà một câu lạc bộ "Việt Bút" đã thành hình và trở
thành một trung tâm vận động và hỗ trợ giải thưởng Viết Về Nước Mỹ.
Khi
nhìn lại một công trình dài hơi và rộng khắp như vậy, ta có thể tự hỏi: vì sao một
giải thưởng hoàn toàn tự nguyện của tư nhân lại tồn tại được lâu như vậy, và tại
sao hàng ngày hàng năm vẫn có người hưởng ứng?
Câu
trả lời là nhờ các tác giả, và sự khát khao cùa độc giả. Ngày nào còn có người
viết và người đọc, giải Viết Về Nước Mỹ còn tiếp tục.
Trong
số người viết, có những bậc cao niên, kể cả vị niên trưởng lớn tuổi nhất là cụ
Phạm Gia Mai đã đi bộ tới nộp bài. Hoặc cụ bà Trùng Quang, người sống thọ nhất
và trước khi ra đi còn căn giặn con cháu đưa tiền gây quỹ cho giải thưởng. Từ đó
mới có thêm Giải Trùng Quang cho những cây bút mới mà cố viết về văn hóa lịch sử
Việt Nam.
Trong
số những người của ban tuyển chọn, nhà văn Thảo Trường và nhà báo Sơn Điền Nguyễn
Viết Khánh cũng không còn ở với chúng ta nữa. Nhưng tinh thần và ý chí đó vẫn tồn
tải và trải xuống ba bốn thế hệ.
Trong
số tác giả trúng giải, nhiều người còn ở tuổi ấu thơ khi biến cố 1.9.7.5 xảy
ra. Ngày nay, họ đã thành tài, thậm chí thành danh trong các xã hội định cư, nhưng
vẫn bền bỉ viết về nước Mỹ. Mà không phải ngẫu nhiên là nhiều tác giả đoạt giải
Chung kết đều đã lặng lẽ góp bài từ mấy năm trước. Họ thể hiện một sức viết dồi
dào, một cái nhìn phong phú về cuộc đời với những đề tài có ý nghĩa.
Người
viết này được mời làm Trưởng ban Tuyển chọn – có phải là một cuộc khảo thí đâu
mà xưng danh Chánh chủ khảo! - từ năm 2003, và đã bao lần bày tỏ lòng tri ân đến
các tác giả vì học được rất nhiều từ cả ngàn bài viết. Đôi khi, chỉ đôi khi thôi,
thì than thầm là các tác giả làm minh nhức đầu quá vì phải phân vân chọn lựa với
sự áy náy!
Trong
dịp chào mừng Giải thưởng Viết Về Nước Mỹ thứ XV và đón mừng các tác giả đến từ
rất xa, người viết này xin có vài ý sau đây từ những kinh nghiệm đọc bài và chấm
điểm:
Vì
công việc trong lãnh vực nghiên cứu kinh tế và bình luận chính trị, hàng ngày
người viết phải theo dõi thời sự, nhất là tại nước Mỹ, và nhất là trong năm Giáp
Ngọ tang thương này. Nếu có phải.... viết về nước Mỹ thì tác giả này sẽ viết
ngay rằng "người Mỹ chẳng hiểu gì cả!"
Nhiều
người Mỹ cao niên thì nhìn về quá khứ với sự luyến tiếc một nước Mỹ an bình không
còn nữa. Nhiều người trung niên thì không hài lòng với hiện tại và chỉ nói đến
khủng hoảng, đủ loại khủng hoảng, từ an ninh đến kinh tế, từ khủng bố tới lãi
suất mua nhà. Nhiều người thuộc lớp trẻ thì ngờ vực tương lai, và trông chờ ở
cha mẹ hay ai đó sẽ giải quyết các vấn đề của mình.
Phải
chi, họ đọc được Viết Về Nước Mỹ!
Vì
các tác giả Việt Nam, thuộc ba bốn thế hệ, lại có cái nhìn khác hẳn.
Chiến
tranh, khủng bố, chủ nghĩa cộng sản, tuyên ngôn, tuyên cáo, đảo chính, kinh tế khủng hoảng,
đổi tiền và mất nghiệp, tù đầy, cải tạo, lưu đầy ngay trên quê hương, gom tiền vượt biên
rồi bị lừa, gia đình chia ly, tìm tự do nhiều lần mới thoát, đến chốn tạm
dung rồi mới biết rằng đấy sẽ là quê hương mới, làm lại cuộc đời lần thứ mấy cũng
hết đếm nổi, già đầu rồi cắp sách đi học lại một nghề mới, vào trong hãng thì đối
thoại bằng tay, về đến nhà thì sợ con cháu quên mất tiếng Việt, v.v... và
v.v...
Nhiều
người Mỹ mà gặp cảnh ngộ đó thì ngồi khóc, buông lời oán than hay nêu ra đòi hỏi,
hoặc tìm thuốc an thần, có khi xây dựng ảo vọng bằng độc dược. Các tác giả Viết
Về Nước Mỹ lại khác hẳn.
Từ
già đến trẻ đều có lúc bàng hoàng ngơ ngác và kể lại thời hắc ám đó với sự ngậm
ngùi. Rồi họ lồm cồm bò dậy, đứng lên, đi tới. Họ nhìn thấy rất nhiều ưu điểm màu
hồng của xã hội Mỹ, kể cả những người chưa đặt chân lên đất Hoa Kỳ cũng nói tới
ưu điểm ấy trong các bài viết.
Họ
ngợi ca tự do của Hoa Kỳ và học được đức tính tự trọng, tự chủ và lạc quan của
người Mỹ.
Thông
điệp để lại trong cả vạn bài viết đó là tinh thần lạc quan, yêu đời và yêu người.
Chính niềm tin đó khiến các tác giả Viết Về Nước Mỹ đang thực tế làm giàu cho
nước Mỹ về cả kinh tế lẫn tinh thần. Nhất là tinh thần khi con em trong nhà cũng
chia sẻ niềm tin và sự tự tin đó.
Chúng
ta chứng kiến điều ấy khi đọc các tác phẩm của họ.
Việt
Báo đã có một sáng kiến với kết quả bất ngờ. Sáng kiền còn lại là làm cho người
Mỹ hiểu được người Việt viết và nghĩ gì về nước Mỹ. Các thế hệ về sau có thể làm
được điều này - để người Mỹ biết rõ hơn về Việt Nam.
Có một comment của một tên súc sinh ẩn danh là Đoàn Dự đã được Dainamax vứt vào nơi xứng đáng là sọt rác.
Trả lờiXóa"Mai tôi về sau núi
Trả lờiXóaMà cất am tị trần
Vẽ hình nàng bên gối
Ngồi ngắm hết mùa xuân
Mai tôi về sau núi
Suốt đời ngắm ánh trăng
Tôi ngồi yên từ đó
Trong bóng sáng mơ màng
Tôi ngồi yên từ đó
Cầu nguyện áng mây trời
Vầng trăng huyền diệu lắm
Xin mây dừng lại thôi
Tôi nghe tiếng hát nàng
Văng vẳng lùa mây trôi
Và lùa cả hồn tôi
Trở về trong dĩ vãng..."
Thành tâm chia buồn cùng Thầy Nguyễn Xuân Nghiã.
Em đọc và học rất nhiều từ sách và blog cuả Thầy. Vô cùng tri ân.
Biết Cô qúa muộn. Lắng nghe giọng ca thủy tinh sau khi người nghệ sĩ đã qua đời, thật ngậm ngùi.
Trả lờiXóaCám ơn Poorshope,
Nghĩ lại thì tôi may hơn nên nghe được tíếng pha lê thanh quý khi Quỳnh Giao nói và hát, và còn học được nhiều điều quý báu khác nữa.
Người nghệ sĩ đó đi trước khi trời sáng như một ngôi sao kịp bắt một ánh sao.
NXN
Nếu mặt nước không vỡ tan, thì bầu trời không làm sao có được những làn mây tư do, trôi nổi.
Trả lờiXóaRồi bằng một sự "đổ vỡ" cuả hoài hương, mây kia lại trở về "nhà", là mưa.
Trong vòng luân lưu triền miên kia, nước không biết mình là mây hay là mưa, nhà cuả mình là bầu trời hay mặt đất. Nước cứ thế, ngơ ngác, hồn hiên trong vỡ tan cuả thời tiết, và sự đổ vỡ cuả chính mình...