Nguyên Lam & Nguyễn-Xuân Nghĩa, RFA Ngày 160803
Diễn đàn Kinh tế
Thịnh vượng và bất công trong trào lưu toàn cầu hóa....
Cuộc tranh cử Tổng thống tại Hoa Kỳ chính thức mở đầu sau khi Đại
hội của hai đảng lớn là Cộng Hòa và Dân Chủ hoàn tất vào tuần qua. Chi
tiết kinh tế đáng chú ý nhất cho nhiều nước là cả hai ứng viên dẫn đầu
của tranh cử đều chống Hiệp định Kinh tế Xuyên Thái Bình Dương. Chẳng
những thế, người Mỹ không chỉ chống tự do thương mại mà dường như còn
chống cả hiện tượng toàn cầu hóa xưa nay vẫn được ngợi ca.
Nguyên Lam: Hai chính đảng lớn của Hoa Kỳ đã kết
thúc Đại hội và cuộc tranh cử Tổng thống của nước Mỹ bước vào giai đoạn
toàn quốc cùng với việc bầu lên nhiều chức vụ dân cử khác trong cuộc
tổng tuyển cử vào ngày Thứ Ba mùng tám Tháng 11 tới đây. Về kinh tế thì
người ta ngạc nhiên khi chương trình hành động của hai đảng có sự đồng
thuận duy nhất là cùng chống lại Hiệp định Kinh tế Xuyên Thái Bình
Dương, gọi tắt là TPP.
Thưa ông, Tổng thống Barack Obama thuộc đảng Dân Chủ
đã ký văn kiện này và thiết tha kêu gọi Quốc hội khóa 114 sớm thông qua
trước khi ông mãn nhiệm vào năm tới. Không ngờ là đa số Dân biểu Nghị
sĩ Dân Chủ lại không đồng ý và bất ngờ hơn nữa là đảng Cộng Hòa xưa nay
thường ủng hộ tự do mậu dịch cũng hoài nghi Hiệp định TPP và người sẽ
đại diện đảng ra tranh cử tổng thống là doanh gia Donald Trump lại còn
kịch liệt phản bác văn kiện này và mọi thỏa thuận quốc tế của Hoa Kỳ.
Coi bộ như một chuyện gì đó rất lạ đang xảy ra trong xã hội Hoa Kỳ. Ông
giải thích thế nào về hiện tượng kỳ lạ này?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Cô nêu vấn đề rất đúng vì đây không là phản
ứng của một thiểu số tức là các chính trị gia mà chúng ta còn có thể
thấy một trào lưu phổ biến và đáng ngại là nhiều người thất vọng với tự
do mậu dịch và còn xoay ra chống lại trào lưu toàn cầu hóa. Chúng ta sẽ
phải từng bước phân tích hiện tượng này để hiểu ra nhiều vấn đề sẽ gặp
trong mấy năm tới.
Từ một nguyên tắc lý tưởng là buôn bán không hạn chế mà tiến lên cái thế hợp tác gần như toàn diện với 11 nước khác, ta có thể thấy mức độ phức tạp và hậu quả lợi và hại tùy theo lĩnh vực. Nguyễn-Xuân Nghĩa
- Thứ nhất, như chúng ta đã trình bày trong một chương trình vào đầu
Tháng Sáu, chỉ có một thiểu số là quan tâm và có lập trường rõ rệt về tự
do mậu dịch. Cuộc khảo sát ý kiến đầu năm nay cho thấy có 58% ủng hộ tự
do mậu dịch và 34% thì chống.
- Cuộc khảo sát ngày 29 vừa qua cho thấy chỉ có 33% dân Mỹ là đặc biệt
quan tâm đến ngoại thương nhưng trong số này thì tới ba phần tư, là
khoảng 25% những người trả lời, thì quyết liệt chống và chỉ có 8% ủng hộ
thôi. Tức là dân Mỹ vừa có một sự chuyển dịch tâm lý rất mạnh trong có
năm tháng trời do tác động của một thiểu số quan tâm và tích cực tranh
đấu cho lập trường chống tự do mậu dịch.
- Ta biết là vào mùa tranh cử thì các chính khách đều chú ý đến ước
vọng của cử tri nên cần bày tỏ lập trường theo hướng đó. Nhưng thật ra
vấn đề không chỉ là tâm lý hời hợt hay nhất thời của người dân mà là một
chuyện gì sâu xa và nghiêm trọng hơn vậy.
Nguyên Lam: Nguyên Lam cố học cách phân tích tâm lý
xã hội của ông để hiểu ra các vấn đề kinh tế và chính trị trong tương
lai. Thưa ông, thế thì có chuyện gì mà ông cho là sâu xa và nghiêm trọng
hơn tâm lý hời hợt của người dân?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi xin đề nghị là ta đi qua ba cấp độ khác nhau thì mới thấy vấn đề.
Cấp thứ nhất là tự do thương mại hay tự do mậu dịch, là việc tự do
trao đổi mua bán giữa các nước với nhau mà không bị cản trở như hàng rào
quan thuế hay hạn ngạch nhập khẩu. Khi được trao đổi tự do như vậy thay
vì theo chính sách bảo hộ mậu dịch và ngăn sông cấm chợ thì việc buôn
bán phát đạt sẽ đem lại lợi ích kinh tế cho người mua lẫn kẻ bán, ít ra
về lý thuyết. Như vậy, bước đầu của tự do thương mại là thuế thấp và
không hạn chế. Đa số người dân ở mọi nơi đều có thể ủng hộ việc đó.
- Cấp thứ hai thì rắc rối hơn một chút, đó là hiệp định tự do thương
mại và đầu tư giữa các nước với nhau, điển hình là Hiệp định TPP. Văn
kiện này không chỉ quy định là các nước đồng ý hạ thấp quan thuế biểu và
hạn ngạch để gia tăng việc buôn bán mà lại có tham vọng lớn lao hơn.
- Đó là lập ra một hệ thống thỏa thuận chi tiết về các lĩnh vực đầu tư,
thuế vụ, lao động, môi sinh, công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ, về chuỗi
tiếp liệu mà các nước có thể mua bán với nhau trong tiến trình sản xuất
như trong một nền kinh tế thống nhất. Sau bảy năm bàn cãi, đại biểu 12
nước trên vành cung Thái Bình Dương đã thỏa thuận về cả trăm lĩnh vực
chi ly để bảo vệ quyền lợi của mọi thành phần kinh tế xã hội của mình ở
nhà.
- Kết quả là văn kiện này cao hơn một chục cuốn từ điển vì dầy tới
5.500 trang đầy thuật ngữ chuyên môn khó hiểu. Nếu gật đầu thông qua văn
kiện này thì từng nước sẽ phải sửa đổi luật lệ bên trong để từ nay tuân
thủ mọi cam kết với các nước kia. Hậu quả là nhiều người có thể ủng hộ
tự do mậu dịch mà nghi ngại và chống đối Hiệp định TPP vì nó đòi hỏi
nhiều thay đổi quá phức tạp.
Vì sao e ngại TPP?
Nguyên Lam: Sau khi ông phân biệt hai
tầng tiếp cận từ thấp đến cao, có lẽ chúng ta mới hiểu vì sao người ta
có thể đồng ý với nguyên tắc tự do thương mại mà lại e ngại Hiệp định
TPP. Nguyên Lam nghĩ tới là đã thấy sợ vì nếu đi vào kinh doanh thì làm
sao mình biết được và hiểu ra từng chi tiết đã cam kết với các xứ khác?
Nếu trong những cam kết đó mà ngành này có lợi, ngành kia phải thay đổi
thì tất nhiên là có người ủng hộ và có người chống! Bây giờ, thưa ông,
cái cấp độ thứ ba ông muốn nói là gì?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Từ một nguyên tắc lý tưởng là buôn bán
không hạn chế mà tiến lên cái thế hợp tác gần như toàn diện với 11 nước
khác, ta có thể thấy mức độ phức tạp và hậu quả lợi và hại tùy theo lĩnh
vực. Trên cùng là sự kiện muốn ăn thì phải chia và phải chấp hành điều
lệ mới để thỏa mãn yêu cầu của các đối tác kia. Người không hiểu thì
thấy cuộc sống và việc kinh doanh của họ bị ai đó chi phối. Bây giờ mình
tiến lên cấp độ hợp tác toàn cầu khi xứ khác lại có sức cạnh tranh cao
hơn nhờ lợi thế tương đối của họ thì nhiều người thấy sợ. Thực tế thì họ
đã bị vượt qua và có khi bị đào thải vì cạnh tranh không nổi trên cấp
độ toàn cầu!
Nguyên Lam: Như vậy, thưa ông, cấp độ thứ ba có phải là toàn cầu hóa hay không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Ta nhìn trong viễn ảnh dài thì có thể thấy
ra cái giá của tiến bộ. Trong từng nước, khu vực canh nông bị công
nghiệp vượt qua rồi ngành chế biến tạo ra bao công ăn việc làm trong nửa
thế kỷ lại mất dần vai trò thống trị vào tay khu vực dịch vụ, hay vào
tay xứ khác, v.v….
- Những tiến bộ ấy có cải thiện cuộc sống của đa số mà cũng dẫn tới
hiện tượng đào thải những ai tiến quá chậm. Thí dụ kia là như đầu thế kỷ
20, Hoa Kỳ vượt Đế quốc Anh để thành đại gia thế giới về thép, sau đó
vài chục năm kỹ nghệ thép Mỹ bị Nhật đánh bại vì tốt mà rẻ hơn, rồi
chính Nhật lại bị điêu đứng về thép Nam Hàn trong từng đợt cải tiến ngày
càng nhanh hơn. Khi bị thua sút thì ngành thép cầu cứu chính phủ trợ
giúp hoặc ngăn cản sự cạnh tranh của thép ngoại, v.v…
- Vì thế nước nào cũng có thể đề cao tự do mậu dịch mà vẫn ngấm ngầm
bảo vệ một số khu vực mình cho là chiến lược. Khi ấy, các nước phải cố
thỏa thuận việc hợp tác theo cái hướng nếu chưa công bằng thì cũng bình
đẳng hơn, gọi là “khó người khó ta, dễ người dễ ta”.
- Nhìn cách khác thì sau Thế chiến II và nhất là từ khi Liên bang Xô
viết tan rã năm 1991, thế giới bước vào giai đoạn toàn cầu hóa, hay
“kinh tế nhất thể hóa” trên phạm vi toàn cầu, và đấy là cuộc cách mạng
về sản xuất theo quy luật thị trường đã đem lại một sự thịnh vượng chưa
từng thấy trong lịch sử nhân loại. Thế rồi sự tiến hóa hàm nghĩa đào
thải còn xảy ra với tốc độ cao hơn nhờ cách mạng về công nghệ tin học từ
vài chục năm qua và gây quá nhiều thiệt hại.
Kinh tế đi đôi với chính trị
Nguyên Lam: Các kinh tế gia chỉ ra từ đầu thế kỷ 19
là khi mở rộng việc mua bán tự do thì xứ nào cũng tự nhiên tìm ra ưu thế
sản xuất của mình để có món hàng rẻ và tốt nhất bán cho xứ khác hầu mua
về mặt hàng rẻ và tốt nhất của họ và cuối cùng thì mọi người đều có
lợi. Thưa ông, sự thể có phải là như vậy không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Thưa là đúng như vậy về lý thuyết. Về thực
tế thì mỗi quốc gia lại có nhiều khác biệt bên trong nên khi chạy đua để
tìm lợi thế sản xuất tương đối của mình, không phải là ai cũng thành
công. Vì thế kinh tế phải đi với chính trị để nhà nước can thiệp qua
chính sách hầu tìm ra và khai thác lợi thế, hoặc nâng đỡ các thành phần
yếu kém.
- Khi hiện tượng toàn cầu hóa bùng nổ, ta thấy là có thành phần được
lời và thành phần bị lỗ. Thành phần hưởng lợi thì có khả năng phối hợp
toàn cầu, là đại doanh gia của các tập đoàn quốc tế có quan hệ gắn bó
với chính quyền các nước. Thành phần bị lỗ, hoặc bị đào thải vì tiến hóa
không kịp thì cho rằng toàn cầu hóa hứa hẹn thịnh vượng mà đợi mãi
không thấy.
Họ bất mãn và quy trách cho 1) các tập đoàn lớn luôn luôn có lợi
trong các hiệp định tự do mậu dịch, 2) cho giới lãnh đạo và 3) cho quốc
tế ở những cam kết mờ ám mà họ không hiểu được. Vì thế, từ việc phản đối
Hiệp định TPP, nhiều người phản đối luôn cả trào lưu toàn cầu hóa.
Kinh tế phải đi với chính trị để nhà nước can thiệp qua chính sách hầu tìm ra và khai thác lợi thế, hoặc nâng đỡ các thành phần yếu kém. Nguyễn-Xuân Nghĩa
Nguyên Lam: Câu hỏi cuối và trở lại cuộc tranh cử
năm nay tại Hoa Kỳ, theo như ông nhận định thì sự phản đối đó chỉ mang
tính cách chính trị nhất thời hay sẽ gây hậu quả lâu dài hơn?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi e là vụ này nghiêm trọng và có hậu quả
lâu dài vì không chỉ Mỹ mới gặp mà là hiện tượng lan rộng như ta đang
thấy tại Âu Châu. Thứ nhất, người dân nói chung hết tin vào chính quyền
và các đảng phái truyền thống vì quá nhiều khó khăn kéo dài từ năm 2008.
Đó là chuyện khủng hoảng niềm tin chúng ta đã nói từ nhiều năm trước.
- Thứ hai, một hậu quả bất ngờ của toàn cầu hóa là những cam kết siêu
quốc gia trên đền thờ của sự thịnh vượng mà người bị thua thiệt không
được hưởng nhưng phải cúi đầu vái.
- Thứ ba, đáng kể không kém là tự ái dân tộc trước những cam kết quốc
tế quá xa lạ. Ta có thể gọi đó là chủ nghĩa quốc gia chống lại trào lưu
hội nhập quốc tế. Hậu quả về kinh tế có thể là tinh thần bảo hộ mậu
dịch, hoặc may lắm tìm sự hợp tác song phương thu hẹp sau khi đả phá sự
hợp tác quốc tế hay siêu quốc gia. Giới chính trị gia Mỹ cảm được sự bất
mãn của dân chúng nên cũng phất cờ chống toàn cầu hóa và sẽ gây vấn đề
với các xứ khác. Ngay năm nay, các dân biểu nghị sĩ phải ra tranh cử sẽ
ưu tiên lo cho việc tái đắc cử hơn là nghe theo lời kêu gọi của Tổng
thống mà thông qua Hiệp định TPP. Và Quốc hội khóa 115 lại còn bảo hộ
nặng hơn nữa. Tôi không mấy lạc quan là vì vậy.
Nguyên Lam: Nguyên Lam và ban Việt ngữ Đài Á Châu Tự Do xin cảm tạ ông về bài phân tích này.
Tổng thống Obama nói TPP là công cụ để chống lại Trung Quốc.
Trả lờiXóaCó vẻ như vậy, nhưng có thể ổng biết nhưng làm ngơ không muốn nghĩ tới Việt Nam chính là cái lỗ thông vách để Trung Quốc xuyên qua TPP mà chẳng cần phải chịu sự ràng buộc gì, không sướng sao?
Đọc các blog thấy các bạn đọc đang nưả đuà nưả thật rằng Việt Nam sắp sát nhập vào... "Nước Mẹ Ghẻ" tự nhiên nghe nhứt tim, nhứt óc quá Thầy Nghiã ơi.
Trả lờiXóaTinh hoa Việt Nam đi đâu hết cả rồi??
Poorshope thì vẫn luôn nghe theo chương trình chiêu hồi tuy cũ xưa nhưng luôn mâù nhiệm cuả cô Quỳnh Giao, mặc dù Bên Thắng Trận thường cho rằng họ mới là kẻ có quyền lực và tài lực để chiêu hồi người khác. Nhưng khi còn sống ông Alan Phan có nói, họ mới là những kẻ thua trận. Không biết thế nào, câu hỏi lớn dành cho lịch sử va những thế hệ mới cuả dân tộc.
Alan Phan chỉ nhận ra nhà cầm quyền Việt Nam hiện hành chỉ thuần túy là kẻ thắng cuộc sau khi quay lại Việt Nam tính kiếm chác, nhưng không thành công và còn bị mất mát. Chuyện Alan Phan rút tĩa được sau khi bị "bọp tai đá đít" tại Việt Nam thì người Việt Nam và các cây cột đèn đã biết từ ngay sau khi 1975.
XóaÔng Alan Phan có khả năng kiếm tiền ở Trung Quốc, HongKong ông không cần thiết phải "tính kiếm chác" ở Việt Nam. Trong tự bạch cuả mình, ông ta cho chúng ta thấy là một người có lòng với quê hương muốn đồng hành cùng giới doanh nhân trẻ, dĩ nhiên phải chấp nhận sự bại xuội cuả thể chế mà Bên Thắng Cuộc đang cầm quyền. Cũng giống như chúng ta, ông ta chỉ còn biết mong và khuyến khích nó tự cải tiến, thay đổi. Ông ta không phải là một người chỉ biết ngồi ôn quá khứ nguyền ruả hiện tại vô vọng với tương lai. Ông ta là một người tích cực.
XóaTôi không biết ông ta đã "bị bợp tai đá đít" như thế nào tại Việt Nam. Ông ta đã về quê, chịu chung cảnh đó với đồng bào mình, là một sự đồng cam cộng khổ vậy. Chỉ sợ ông ta được hưởng đặc quyền đặc lợi thì mới là nhục. Tôi chỉ nghi ngờ rằng mấy cái phần mềm gì đó cuả chững khoán mà ông ta bỏ tiền ra muốn thực hiện làm ở VN có thể đã bị ai đó "hưởng miễn phí" mà bản thân ông ta cũng không biết, không ngờ. Trên thế giới các blog cuả Mỹ có những comment rất vui "whatever they lack, they hack".