Nguyên Lam & Nguyễn-Xuân Nghĩa, RFA Ngày 160824
Diễn đàn Kinh tế
Vùng biển Đông của Châu Á đang mất dần một nguồn lợi sinh tử là thủy sản....
Trong Thượng đỉnh của nhóm G-20 năm nay tổ chức tại Hàng Châu bên Tầu, lãnh đạo Bắc Kinh sẽ nói đến triển vọng hợp tác kinh tế giữa các nước, với vai trò tích cực của Trung Quốc. Nhưng nhiều quốc gia Á Châu lại thực tế nhìn vào động thái khoắng nước vét cá ngoài Đông Hải của một quốc gia cho đến nay chưa giải quyết được bài toán an toàn thực phẩm của mình.
Chiến lược của Trung Quốc
Nguyên Lam: Hôm Thứ Hai 22 vừa qua, một ủy ban về
đầu tư nước ngoài vào Hoa Kỳ đồng ý cho tập đoàn quốc doanh ChemChina
của Trung Quốc được mua doanh nghiệp Syngenta của Thụy Sĩ để làm chủ
công nghệ tiên tiến về sản xuất thực phẩm. Vì việc sát nhập từng bị
nhiều giới chức Quốc hội Hoa Kỳ khuyến cáo là bất lợi về an ninh cho
nước Mỹ, Nguyên Lam đề nghị ông giải thích sự kiện hơi xa lạ này cho
thính giả của chúng ta.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Đề tài này rất hữu ích vì cho thấy nhiều
khía cạnh chuyên môn về kinh tế và về những động thái của Bắc Kinh. Như
mọi khi, tôi xin đi từng bước để tìm hiểu.
Từ hơn 10 năm qua, Trung Quốc có thay đổi chiều hướng đầu tư theo trình độ cao hơn, từ lượng lên phẩm, để không chỉ thụ đắc sản phẩm hay dịch vụ của các nước mà còn nhắm vào nâng cấp khả năng tổ chức và sản xuất. Nguyễn-Xuân Nghĩa
Thứ nhất, hệ thống luật lệ phức tạp của Hoa Kỳ có một ủy ban gọi tắt
là CFIUS thuộc bộ chủ quản là Bộ Ngân Khố, là bộ Tài Chính của các nước.
Được lập ra từ 1975, Ủy ban Committee on Foreign Investment in the United States quy
tụ 16 đại diện của các phủ bộ liên quan tới an ninh quốc gia bên Hành
pháp, như Ngoại giao, Quốc phòng, Nội an, Cố vấn An ninh và Kinh tế của
Tổng thống, v.v… để thẩm xét yếu tố an ninh của các dự án đầu tư của
ngoại quốc vào thị trường Hoa Kỳ. Nước Mỹ đầu tư nhiều nhất ra hải ngoại
mà cũng nhận được nhiều đầu tư nhất của các nước và Ủy ban này có chức
năng duyệt xét lại các dự án đầu tư có thể phương hại tới an ninh của
Hoa Kỳ.
Thứ hai, tập đoàn Syngenta của Thụy Sĩ có tài sản trị giá vài chục tỷ
đô la là mũi nhọn toàn cầu về công nghệ chế biến thực phẩm và hạt
giống, với 25% xuất khẩu vào thị trường Bắc Mỹ nên hoạt động cũng ảnh
hưởng tới nông nghiệp và an ninh thực phẩm cho Hoa Kỳ. Thứ ba, ChemChina
hay Trung Quốc Hóa công Tập đoàn là công ty quốc doanh của Bắc Kinh
chuyên về hóa chất ứng dụng vào công nghiệp và nông nghiệp. Tập đoàn
ChemChina muốn mua lại một phần vốn của Syngenta để tiếp thu công nghệ
tiên tiến của thiên hạ, nhưng vì Syngenta hoạt động trên thị trường Mỹ
và có ảnh hưởng tới nông nghiệp Hoa Kỳ nên Ủy ban CFIUS mới duyệt xét
nghiệp vụ đầu tư này và đề nghị với Hành pháp Mỹ là nên chấp thuận.
Nguyên Lam: Thưa ông, xưa nay, dư luận thế giới
thường cho là Trung Quốc đầu tư khá mạnh ra nước ngoài, nhưng chính yếu
là để làm chủ các nguồn cung cấp và hạ tầng vận chuyển nguyên nhiên vật
liệu cho thị trường xuất nhập khẩu của họ. Việc tập đoàn Hóa công, hay
công nghệ hóa chất, muốn mua Syngenta để tiếp thu công nghệ tiên tiến của thiên hạ là cái gì đó khá mới lạ. Ông giải thích thế nào về chiến lược đó của họ?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thật ra, từ cuối năm 1979, khi tiến hành
cải cách kinh tế và cởi mở kinh doanh, Bắc Kinh đã biết là phải làm ăn
với thế giới bên ngoài thì mới thoát khỏi tình trạng lạc hậu thâm căn cố
đế của họ và bắt tay trước tiên với thị trường Tokyo của Nhật. Sau hơn
30 năm tăng trưởng và có thêm tiền, Bắc Kinh ráo riết đầu tư ra nước
ngoài, qua 12 năm lượng đầu tư ra ngoài đã tăng gấp 40 lần, từ ba tỷ năm
2003 lên 120 tỷ năm ngoái và nay đang là chủ đầu tư và là nguồn cung
cấp tư bản hạng nhì trên thế giới.
Nhưng quả là từ hơn 10 năm qua, Trung Quốc có thay đổi chiều hướng
đầu tư theo trình độ cao hơn, từ lượng lên phẩm, để không chỉ thụ đắc
sản phẩm hay dịch vụ của các nước mà còn nhắm vào nâng cấp khả năng tổ
chức và sản xuất. Việc họ đầu tư vào Syngenta nằm trong chiều hướng ấy
vì muốn làm chủ cả công trình nghiên cứu và chế biến thực phẩm, kể cả
loại thực phẩm đổi gen GMO, để giải quyết bài toán sinh tử của họ là
lương thực. Nói vắn tắt, họ không chỉ đầu tư vào dầu khí là sản phẩm
chiến lược, mà còn muốn đầu tư vào lương thực vì thiếu ăn là chết đói và
bị loạn.
Việc Ủy ban CFIUS đề nghị chấp thuận là một thắng lợi cho Bắc Kinh,
nhưng chưa chắc đã xong vì các nước cùng nhìn ra mặt trái của chế độ là
không chỉ học hỏi mà còn muốn ăn cắp kỹ thuật để khống chế thiên hạ.
Việc dự án đầu tư vào công nghệ tiên tiến của Anh bị Chính quyền của Thủ
tướng Theresa May vừa đòi xét lại là một ví dụ. Cho nên, ngoài khuyến
cáo của CFIUS, Quốc Hội và cơ chế luật lệ Hoa Kỳ còn có thể dựng thêm
rào cản là chống lại chế độ độc quyền trên thị trường Mỹ sau khi làm chủ
khả năng cung cấp hạt giống cho các nông trại.
Sau cùng và quan trọng nhất, Trung Quốc vẫn là xứ đói ăn nên ra sức
cướp cá của các nước ngoài Đông Hải và cho thấy bộ mặt hung đồ của mình.
Họ đang bị phản ứng gay gắt của nhiều quốc gia Á Châu, từ Nam Dương hay
Indonesia tại miền Nam, tới Nam Hàn ở mạn Bắc, ở giữa thì có Việt Nam,
Malaysia hay Philippines. Kỳ này, chúng ta nên nhìn vào chuyện đó….
Quyền lợi thủy sản
Nguyên Lam: Như vậy, Nguyên Lam xin đề nghị chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa trình bày cho chuyện đó cho thính giả của chúng ta.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Chúng ta nên nhớ vài sự thật sau đây về bối
cảnh. Đầu tiên, Bắc Kinh coi thường phản ứng của quốc tế sau khi Tòa án
Trọng tài Thường trực có phán quyết từ tháng trước, lại còn ngang ngược
hăm dọa mọi lân bang, từ Nhật Bản trở đi. Về ngoại giao thì đây là điều
bất lợi cho một quốc gia muốn kết bạn kinh tế với năm châu bốn biển qua
việc xây dựng Con Đường Tơ Lụa hay dự án Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng Cơ sở
Á châu như họ sẽ nhắc tại Thượng đỉnh G-20 tới đây ở Hàng Châu.
Biến cố thứ hai, cũng liên hệ đến chuyện ấy, hôm 17 vừa qua,
Indonesia mừng lễ Độc Lập bằng cách cho nổ 60 tầu đánh cá của Trung Quốc
bị bắt vì xâm nhập và đánh cá trái phép trong vùng chủ quyền của họ. Xứ
Indonesia là cường quốc của Hiệp hội Quốc gia Đông Nam Á ASEAN và nằm
tại vùng cực Nam của vùng biển mà Trung Quốc gọi là Hoa Nam và Bắc Kinh
nhận là thuộc chủ quyền kinh tế với cái lưỡi bò chín khúc.
Trong 10 nước của ASEAN, xưa nay Indonesia vẫn có lập trường thân hữu
với Bắc Kinh, nhưng từ nhiều tháng nay, Chính quyền Jakarta hết chịu
đựng nổi thái độ ngang ngược của Trung Quốc khi cho ngư phủ có tầu tuần
duyên hộ tống vào bắt cá trong vùng biển của họ. Thứ tư, cũng về bối
cảnh, tuần qua báo chí quốc doanh của Bắc Kinh cho biết là nạn lạm thác
ngư trường và ô nhiễm môi sinh khiến tài nguyên thủy sản Trung Quốc bị
cạn kiệt và vùng biển mà họ gọi là Đông Hải nay cũng hết cá! Thứ năm, ta
nhớ là Trung Quốc tiêu thụ phân nửa số thịt heo của thế giới nên cần
nhiều ngô và đậu nành để nuôi heo lấy thịt và nhập khẩu nhiều nhất từ
Hoa Kỳ trong khi cũng ăn nhiều cá nhất thế giới, đến 35% của toàn cầu,
mà bên trong thì bị ô nhiễm nên mới cướp cá của thiên hạ ở bên ngoài và
gần đây thì gặp phản ứng dữ dội của Nam Hàn!
Vừa qua Nam Hàn cho xây cất 80 đảo nhân tạo trên đường tuyến đó và bảo vệ mạng lưới bằng quân sự. Người ta gọi đó mà mạng lưới sắc như dao cạo của Nam Hàn. Nguyễn-Xuân Nghĩa
Nguyên Lam: Xin cám ơn ông tổng hợp cho một số yếu
tố về bối cảnh đúng là đói ăn của Trung Quốc vì giải thích được chuyện
họ mua doanh nghiệp Syngenta để có thêm hạt giống và nông sản và việc họ
cướp cá của thiên hạ. Nhưng từ xứ Indonesia có thái độ hữu nghị tại
vùng cực Nam đến Nam Hàn là một bạn hàng của Trung Quốc ở vùng cực Bắc
nay cũng đều có phản ứng dữ dội, thưa ông, phản ứng đó là gì?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tuần qua, chúng ta vừa thấy chuyện lạ tại
vùng Bắc Phương Giới Tuyến trên vùng biển Hoàng Hải tại Đông Bắc Á nằm
giữa bán đảo Triều Tiên và Trung Quốc. Năm 1953, chiến tranh Cao Ly trên
bán đảo Triều Tiên tạm ngưng và lực lượng tham chiến tại Nam-Bắc Hàn đã
vẽ ra một giới tuyến ngoài biển để phân chia hai khu vực Nam Bắc. Sau
này, Bắc Hàn cộng sản thường vượt giới tuyến, xâm phạm và tấn công các
đảo nhỏ trên vùng biển của Nam Hàn.
Vừa qua Nam Hàn cho xây cất 80 đảo nhân tạo trên đường tuyến đó và
bảo vệ mạng lưới bằng quân sự. Người ta gọi đó mà mạng lưới sắc như dao
cạo của Nam Hàn. Yếu tố kỳ lạ không là an ninh mà là để ngư thuyền Bắc
Hàn và Trung Quốc không xuống miền Nam cướp cá của họ! Chúng ta đang
chứng kiến hiện tượng các cụ mình gọi là “đói ăn vụng túng làm càn” khi
Trung Quốc khoắng nước vét cá từ biển Đông Bắc Á xuống tới Đông Nam Á.
Nguyên Lam: Đúng là một biến cố kỳ lạ vì Nam Hàn là
một cường quốc có sức mạnh mà cũng giao dịch buôn bán với Trung Quốc,
nay lại đan một mạng lưới như dao cạo ở ngoài biển để chặn tầu đánh cá
của Bắc Hàn và Trung Quốc. Thưa ông, câu chuyện là như thế nào?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Từ nhiều năm nay, thiên hạ ít để ý là đã có
nhiều mâu thuẫn về quyền lợi đánh bắt thủy sản trên vùng biển này. Bắc
Hàn Cộng sản bán quyền bắt cá cho ngư phủ Trung Hoa Cộng sản và ngư
thuyền Trung Cộng lặng lẽ vượt giới tuyến Nam Bắc vào vùng biển của Nam
Hàn vét cá. Vì kẹt tiền, năm nay Bắc Hàn tăng số giấy phép bán gấp ba
làm ngư sản Nam Hàn vào mùa Xuân vừa qua sụt mất 70% so với năm ngoái.
Lý do vẫn là Trung Cộng thiếu cá và thừa ô nhiễm nên cướp cá của Nam Hàn
nên Tháng Sáu vừa rồi, ngư phủ Nam Hàn bắt giữ hai tầu lưới cá của
Trung Quốc và giải giao cho Hải quân Nam Hàn.
Bây giờ, chính quyền Nam Hàn leo thang bảo vệ ngư trường bằng một
quyết định khá tinh vi và sáng tạo vào Tháng Bảy vừa qua. Họ thiết lập
hệ thống phòng thủ có vẻ ôn hòa mà thật ra dữ dội và táo bạo vì mạng
lưới phòng vệ đó có thể chặt lưới cá của Tầu và được hải quân bảo vệ.
Nam Hàn còn thông báo cho Bộ Tư lệnh Kiểm soát Đình chiến Nam Bắc Hàn
của Liên hiệp quốc về quyết định ấy của mình. Dưới ánh sáng của phán
quyết vừa qua từ Tòa án Trọng tài Thường trực thì việc bảo vệ quyền lợi
kinh tế của Nam Hàn là có chính nghĩa.
Trong khi đó, họ cũng lập lực lượng đặc nhiệm đi tuần tra vùng biển
giữa Nam Bắc Hàn và giữa Nam Hàn với Trung Quốc và chính thức yêu cầu
Bắc Kinh tăng cường kiểm soát hành động của ngư phủ Tầu, làm như việc
xâm phạm đó chỉ xuất phát từ sáng kiến của dân chài Trung Quốc thôi. Vì
vậy, Nam Hàn vẫn giữ thế giao hảo với một bạn hàng là Trung Quốc, nhưng
bật tín hiệu cho Bắc Kinh rằng họ sẽ không nhượng bộ và điều ấy làm Bắc
Kinh lúng túng không ít.
Nguyên Lam: Tổng kết lại, thì ta có thể thấy các
quốc gia Đông Á đều trước sau tung ra biện pháp ngăn ngừa Trung Quốc
khoắng biển Đông và cướp cá của họ. Thưa ông, có phải như vậy không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Vùng biển Đông của Châu Á đang mất dần một
nguồn lợi sinh tử là thủy sản và các nước cần đến một sự hợp tác quốc tế
để giải quyết bài toán này. Nhưng Bắc Kinh chối từ mọi giải pháp quốc
tế, lại còn hăm dọa từ Nhật Bản đến Philippines, Malaysia và Việt Nam,
v.v…
Vì vậy các nước bèn có phản ứng là tăng cường phương tiện bảo vệ
quyền lợi thủy sản của họ mà thật ra cũng là chủ quyền chính đáng được
thế giới công nhận. Việc Nam Hàn giăng lưới sắc như dao cạo bằng 80 đảo
nhân tạo cũng là thông điệp mạnh mẽ như Indonesia khi cho nổ 60 ngư
thuyền Trung Cộng vào ngày Quốc khánh của họ. Sự kiện đó cần được người
dân Việt Nam biết rõ để có những đòi hỏi chính đáng với nhà cầm quyền Hà
Nội và Bắc Kinh.
Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do và Nguyên Lam xin cảm tạ chuyên gia Nguyễn- Xuân Nghĩa về bài phỏng vấn hôm nay.
Tàu cá Trung cộng vào sát bờ biển Đà nẵng, Nha trang nhưng cộng sản Việt nam đâu dám làm gì, thậm chí nó còn cướp ca, phất tàu của ngư dân Việt nhưng Tổng Lú nói "biển đông không có gì mới"
Trả lờiXóaXin chào bác Nghĩa, kính chúc bác dồi dào sức khỏe.
Trả lờiXóaTheo cháu chủ nghĩa CS đi ngược lại quy luật phát triển nên chuyện nó sụp đổ là tất yếu, và theo quan điểm của cháu nó thật sự đã sụp đổ từ năm 89 cùng với Liên Xô. Lẽ ra CS Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên... cũng đã sụp đổ theo nếu lãnh đạo Mỹ có tầm nhìn và đảm lược hơn.
Xét về bản chất thì VN, TQ, Triều Tiên hiện nay cũng không còn là cộng sản mà chỉ là chế độ phong kiến đội lốt CS. Hơn nữa xét kỹ ra trình độ quản lý đất nước của lãnh đạo TQ hiện nay so ra còn kém cả thời Hán, Đường, Thanh khi mới chỉ vài chục năm đất nước đã nát be bét. So với các chế độ PK trước đây thì TQ hiện nay chỉ hơn về mặt kinh tế nhưng chủ yếu là nhờ đòn bẩy đến từ đầu tư + tiêu thụ nước ngoài. Nói cách khác "cộng sản" sẽ khó cai trị Trung Quốc vài trăm năm như các triều đại trước đây mà sẽ sớm kết thúc.
Với bản chất tàn nhẫn ích kỷ sẵn có, CS sẽ khó lòng tự chuyển hóa sang chế độ dân chủ mà sẽ cố gắng vơ vét tài sản đến lúc cuối. Và với truyền thống tranh giành quyền lực của người Tàu thì khi sụp đổ Trung Hoa khó tránh khỏi động loạn.
CS Việt Nam là con rơi của CS Tàu nên mọi thứ cũng sẽ giống nhau. Ngày nào CSTQ còn tồn tại, người VN khó làm gì CSVN mà CSTQ sụp đổ thì CSVN cũng hết đất sống.