Nguyễn-Xuân Nghĩa - Việt Tribune Ngày 130412
Người Mỹ đang muốn hát như lời ca của Võ Hoàng!
* Thế kỷ 21 này có còn là "Thế kỷ của Hoa Kỳ" hay không?
Từ trăm năm nay, người ta đã nghe nói đến sự lụn bại của Hoa Kỳ và sự
tiêu vong của tư bản chủ nghĩa. Năm năm qua, nghe chừng là lời tiên báo ấy đang
thành hiện thực... Có chắc không?
Với người Mỹ, Thế kỷ 21 bắt đầu với
tám tháng suy trầm kinh tế, khởi sự từ Tháng Ba năm 2001 sau một cuộc bầu cử tổng
thống đầy kịch tính lạ thường vào năm 2000.
Trong cuộc bầu cử đó, Thống đốc
Texas là George W. Bush thắng cử nhờ án lệnh của Tối cao Pháp viện và 257 phiếu
tại Florida. Bị đối thủ cay cú chê là cướp ngai hay đỗ vớt, ông trù tính ưu tiên
giải quyết các vấn đề bên trong và có chủ trương đối ngoại ôn nhu khiêm nhượng.
Nhưng nạn suy trầm mà ai cũng đoán trước được từ vụ bể bóng cổ phiếu năm 2000, đã
xảy ra, lại nhồi trong vụ khủng bố 9-11 vào Tháng Chín và hàng loạt tai tiếng của
các doanh nghiệp bất lương (vụ Enron) vào cuối năm. Sau đấy là chiến dịch A Phú
Hãn lồng trong cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu. Tiếp theo là chiến dịch Iraq
và những hoạn nạn dồn dập của chính quyền Bush.
Năm năm sau, khi Thế kỷ 21 mới lên
tám, Hoa Kỳ trôi vào một trận bão khác: lại suy trầm kinh tế cuối năm 2007, bồi
thêm vụ khủng hoảng tài chánh và những trầm luân không dứt. Ngày nay, nếu bình
tâm nghĩ lại thì người dân Mỹ có thể đồng ý rằng 13 năm qua quả là 13 năm "trâu
trắng mất mùa". Kinh tế chưa hồi phục, khu vực gia cư bị tanh bành vẫn chưa
gượng dậy. Ngân sách bội chi liên tục và gánh nặng quốc trái thăng thiên lên trời,
tính đến hôm nay thì nợ 16 ngàn tám trăm tỷ đô la. Trong khi ấy, các chính trị
gia của cả hai đảng và Tổng thống Barack Obama vẫn là những người đi trên mây. Đầy
thủ thuật mị dân mà thiếu đởm lược đưa ra giải pháp thật.
Mà không chỉ có vậy, lời tiên đoán
từ trăm năm trước về sự tiêu vong của chủ nghĩa tư bản lại lởn vởn trong đầu
nhiều người. Nhất là từ cánh tả có khả năng viễn mơ nhiều hơn cái nhìn thực tế.
Những người lạc quan nhất trong số này thì mong là nhà nước sẽ cải tiến chủ nghĩa
tư bản. Nhiều người khác thì coi như Giấc Mơ Hoa Kỳ đã tàn phai, đang thành cơn
ác mộng.
Trong hoàn cảnh đó, không mấy ai
dám nghĩ rằng Thế kỷ 21 này là Thế kỷ của Hoa Kỳ.
Tội nghiệp! Hãy nhìn về quá khứ và
nhìn ra chung quanh đã, rồi hãy hát khúc bi ca.
Trong một thời gian khá lâu, những
kẻ tối dạ vẫn hồ hởi nghĩ rằng cộng sản chủ nghĩa – hay ả vợ bé của nó là xã hội
chủ nghĩa khi lý luận cộng sản mắc bệnh liệt dương và chuyển sang từ trần – mới là tương lai của nhân loại. Không
thiếu gì những người xưng danh học giả và trí thức trong thế giới tư bản và các
nước dân chủ, kể cả Hoa Kỳ, cũng nghĩ vậy. Họ cầm tinh con vẹt để ngợi ca thành
tựu của Liên bang Xô viết. Kết cuộc thì giấc mơ đỏ lè ấy tồn tại được một hoa
giáp! Liên Xô tan tành và chủ nghĩa cộng sản phá sản.
Ba chục năm trước, cũng thành phần
ưu tú của Mỹ đã hoài nghi thành tựu của Hoa Kỳ.
Với họ, sống, kinh doanh hay cạnh
tranh thì phải như người Nhật. Chủ nghĩa tư bản với màu sắc Nhật Bản và cây kiềng
ba chân của chính quyền, bộ máy hành chánh và các doanh nghiệp mới là tương
lai. Nhật đã làm chủ nhiều cơ sở tại Hoa Kỳ và mô thức quản trị kiểu Nhật được
giảng dạy trong các đại học uy tín nhất của Mỹ. Quần chúng ở dưới hốt hoảng thì
phát huy tinh thần bài Nhật, lấy búa tạ phang xe hơi của Nhật và hồ hởi xem
phim chống Nhật!
Giờ đây, không còn mấy ai nhớ mấy
chuyện đó vì cùng với sự sụp đổ của Đế quốc Xô viết là sự lụn bại của nước Nhật
từ năm 1991, nay vẫn chưa dứt.
Những người không lý tài như dân
Nhật mà chuộng mã trí thức văn minh thì không nhìn về đó mà mơ ước mô hình Âu
Châu.
Ưu điểm của "Cựu Thế Giới"
mà "Tân Thế Giới" là Hoa Kỳ có thể học được chính là "phẩm chất
của cuộc sống". Không cạnh tranh và đổi thay đến chóng mặt như Mỹ, Âu Châu
mới là một tương lai hài hòa. Nhất là ngay sau khi Liên Xô tan rã, các nước đã
có Thoả ước Maastricht năm 1992 để lập ra Liên hiệp Âu châu và có kế hoạch thống
nhất tiền tệ để lập ra khối Euro.
Nhưng sau đúng 500 năm làm mưa làm
gió trên thế giới, từ 1492 đến 1991, Âu Châu tụt xuống ghế đẩu. Và ngày nay đang
cầm đèn đỏ, kinh tế suy sụp, thất nghiệp triền miên, đồng Euro thành đồng sứt.
Hàng loạt quốc gia như Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Ái Nhĩ Lan,Ý Đại Lợi,
Cyprus và Slovenia đang ở mé bờ khủng hoảng.
Những người Mỹ bi quan cứ nhìn vào
danh hài Barack Obama mà thở hắt. Họ nên ngó qua bên kia Đại dương: nơi đó, các
chính khách như Silvio Berlusconi hay Beppe Grillo của Ý hay Tổng thống François
Hollande và cựu Bộ trưởng Ngân sách Jérôme Cahuzac của Pháp mới là những tay hề
chính hiệu. Thế kỷ này không là thế kỷ của Âu Châu! Hết rồi.
May là còn có Trung Quốc và phép
lạ kinh tế của bốn thế hệ lãnh tụ Đặng-Giang-Hồ-Tập!
Với một lực lượng dân công đông
như kiến là một tỷ 354 triệu người hết còn phải đấu nhau như trong trăm năm trước,
Trung Quốc có thể có sản lượng kinh tế đáng nể và giấc mơ bành trướng đáng sợ.
Nhưng vỏ cứng ruột mềm, nền kinh tế và xã hội đó đã có triệu chứng suy trầm, rạn
nứt và động loạn. Ít ai để ý đến trái bóng địa ốc hay núi nợ của Trung Quốc mà
chỉ ca tụng bước nhảy vọt của Bắc Kinh và dự báo kinh tế Trung Quốc sẽ qua mặt
Hoa Kỳ ngay trong thập niên này. Nhưng thủ thuật ăn cắp và dòm lén thì quả là
cao, đấy có là mẫu mực không? Và Thế kỷ 21 này có chấp nhận cho một anh hung đồ
to xác cứ đòi tự tung tự tác hay chăng?
Thế giới còn lại những ai, xứ nào,
để người Mỹ cho là tấm gương đáng soi? Ấn Độ? Brazil, Nam Phi, Nam Dương, Đại Hàn,
Mễ? Hay Iran, Bắc Hàn? – Thưa rằng chẳng còn ai cả!
Hoa Kỳ phải tìm con đường sáng
cho mình. Và sẽ lại tìm ra như sau mỗi lần hốt hoảng vì bị điện giựt như đã thấy
trong lịch sử. Người dân Mỹ đang lặng lẽ thử nghiệm và tìm lấy sau khi đuổi một
mớ chính khách về viết hồi ký.
"Thế kỷ này là Thế kỷ của Chúng
ta!" - khi họ biết ca như vậy thì sẽ tìm ra.
Có khi nào dân Mỹ lại bỏ phiếu cho các tổng thống như Obama để tăng chi tiêu công, tăng trợ cấp,...rồi chất dần núi nợ. Cuối cùng quả bom nợ lên vài chục ngàn tỷ USD, FED phải chạy hết công suất máy in tiền để làm nổ tung quả bom tín dụng, tàn phá thế giới như những năm 1930 không bác?
Trả lờiXóaCó cơ sở để tin điều đó, thời đại phổ thông đầu phiếu thì lá phiếu sẽ quyết theo quyền lợi mình, trong đó đám u minh kinh tế lại chiếm đa số?
nước Mỹ có nhiều học giả, trí thức, 1 kho tàng các dữ liệu, máy móc công cụ... để phân tích, tổng hợp quá khứ để tìm ra những quy luật, chân lý mới, những chiến lược mới trước tình hình hiện tại. Họ được tự do hội họp, xuất bản trình bày những lý thuyết này để phục vụ xã hội, nâng cao dân trí.
Trả lờiXóaMỹ có nền kinh tế (các tập đoàn) tư nhân phát triển, là động lực cho sự phát triển của cả thế giới như Boeing, Microsoft, IBM.... Tại các tập đoàn này, họ ứng dụng những công nghệ tiên tiến nhất để tạo ra sản phẩm cạnh tranh mới. tất yếu việc ứng dụng này sẽ cần nhiều tiền, cần môi trường để áp dụng như chi tiêu công. Công nghệ mới gắn với giá thành cao, ẩn chứa rủi ro mất mát lớn nếu thất bại. Hơn nữa, trong bối cảnh nhà nước k thể tăng chi tiêu công mãi được, người dân k thể cứ vay mượn để tiêu xài hàng hóa mới được nên sẽ dẫn tới khủng hoảng như hiện nay.
Chắc chắn các học giả của họ sẽ tìm thấy lối thoát còn người lãnh đạo sẽ là người quyết định lựa chọn đường lối nào để ưu tiên áp dụng mà thôi.
Neu theo doi lich su cua My, ta se thay khong mot dang phai nao, Dan Chu hay Cong Hoa, thao tung nen chinh tri cua Hoa Ky. Cu 4 hay 8 nam toa Bach Oc se doi chu neu nguoi duong nhiem khong co kha nang dieu hanh viec nuoc.
Trả lờiXóaDan tri My khong thap kem hay mo ho nhu nhieu nuoc tren the gioi, va khi tu ai cua ho bi ton thuong thi se the hien long ai quoc cua minh, va dat quyen loi quoc gia len tren het.
Cong Hoa hay Dan Chu deu co uu khuyet diem rieng. Cong Hoa la dang cua nguoi giau nen quyen loi kinh te la uu tien. Trai lai, Dan Chu la dang cua nguoi ngheo nen van de an sinh xa hoi duoc dac biet luu tam. Su dung hoa giua hai dang DC va CH da va se dem lai suc manh cho nuoc My trong tuong lai.
Mot dat nuoc duoc thien nhien uu dai ve tai nguyen, noi hoi tu cua nhieu nhan tai tren the gioi va dan chu nhu Hoa Ky thi cac nuoc khac tren the gioi lam sao so sanh duoc ??? Nhieu nuoc khong ua My cung vi ly do nay.
E rằng Bich Uyen vẫn chưa hiểu gì cả!
XóaĐảng Dân Chủ tự xưng là của người nghèo và mấy con vẹt của đảng, rất đông trong truyền thông, gọi đảng Cộng Hoà là của bọn nhà giàu da trắng. Sự thật nó rắc rối hơn chứ không đơn giản như vậy! Và khi hữu sự, cả hai đảng đều có thể tung đòn mị dân tai hại như nhau.
Và Bich Uyen hãy chịu khó tìm font chữ tiếng Việt có bỏ dấu đi nhé.
NXN
Truoc het, mong bac Nghia thong cam vi BUyen dung computer cua so, nen khong the install mau chu Viet duoc.
XóaBUyen da song tren dat My khoang 30 nam, nen co the hieu duoc mot phan nao tam tu nguoi dan My. Tru mot phan nho la cac dang vien cuc doan cua Cong Hoa va Dan Chu, da so con lai co cai nhin trung dung ve nen chinh tri nuoc My. Neu dang CH co nhung chuong trinh tot, ho se bau cho CH, va nguoc lai, neu DC co nhung chinh sach hay, ho se bau cho DC.
Noi ve chinh tri thi nhu bac Nghia noi, da so cac chinh tri gia cua ca hai dang deu co the tung ra nhung don mi dan de kiem phieu va ha be nhau. Do la chuyen rat binh thuong va moi nguoi deu biet. Tin ho hay khong lai la chuyen khac.