Nguyễn-Xuân Nghĩa - Người Việt Ngày 130520
"Hoa Kỳ Nhìn Từ Bên
Ngoài"
Đi học để kiếm ăn không bằng đi bầu
để kiếm sống
* Em tìm không ra việc, nhà nước phải lo cho em đi *
Giữa trận bão Benghazi-IRS-AP trên
chính trường - chưa nói đến hồi kết của vụ xử Jodi Arias tại pháp đình - Thị
trưởng Michael Bloomberg của New York lãnh cán búa vào miệng trong bài phát biểu
hôm Thứ Sáu tuần trước vì một lời khuyên cho giới trẻ: "So với nghề sửa ống
nước và đi học tại Harvard thì làm thợ có lời hơn. Chẳng tốn bốn năm vạn tiền họctrong bốn năm không lương...."
Bloomberg là doanh gia có tài
(người viết thành thật khai báo là thường xuyên đọc tin và mua báo của hệ thống
Bloomberg) và chính khách láu cá (hai chữ này thường là đồng nghĩa) mà chọn sai
thí dụ. Nhưng vô tình ngoáy vào vết thương của giới trẻ và một vấn đề của xã hội
Mỹ, là hệ thống giáo dục. Bài này sẽ xoáy vào vấn đề ấy, dù chủ đề của cột báo
không nói về kinh tế...
***
Chúng ta đang ở vào mùa tốt nghiệp
tại Hoa Kỳ, với mối lo rất lớn cho giới trẻ đã tốt nghiệp mà chưa thành tài vì
kiếm không ra việc.
Lý do không chỉ là năm năm kinh tế
đình trệ và thất nghiệp cao sau khi Tổng suy trầm đã hết từ Tháng Bảy năm 2009.
Từ 60 năm nay, chưa khi nào nạn thất nghiệp lại cao như vậy sau một vụ suy trầm
(recession). Điều ai oán - mà oán ai? - là từ cuối năm 2009, các doanh nghiệp đã
tuyển lại nhân công và đến nay vẫn đỏ mắt kiếm người trong khi
giới trẻ ở lớp tuổi 20-24 vẫn thất nghiệp ở mức cao nhất ngoài một chu kỳ suy
trầm, là 13%. Và phân nửa những người đã tốt nghiệp đang phải nhận loại việc làm
khỏi cần bằng cấp.
Thị trưởng Bloomberg nói ra một
phần sự thật: biết vậy thì thà đi học làm thợ sửa ống nước còn hơn! Nhưng chọn sai
thí dụ, là Đại học Harvard – hay các trường có uy tín với học phí rất cao.
Không nói về "kinh tế cũng là
chính trị", bài viết tuần này nói về một lẽ bất toàn của xã hội Mỹ, dù chỉ
là "nhìn từ bên ngoài". Hệ thống giáo dục cao đẳng (colleges) và đại
học (universities) của Hoa Kỳ gây tốn kém quá lớn, hiệu quả quá thấp và đẩy giới
trẻ vào cảnh nợ nần vì học phí. Mà vấn đề không là hậu quả của một chu kỳ suy
trầm, tức là sẽ chấm dứt khi kinh tế phục hồi.
Trong hơn hai thập niên, từ 1990
đến nay, phí tổn cho việc học bốn năm cao đẳng hay đại học đã tăng gấp bốn lần
tốc độ lạm phát. Đại học ở đây không chỉ có loại trường lớn và đắt tiền như
Harvard, Stanford hay Yale hoặc Cornell. Phí tổn đầu tư cho các trường cao đẳng
công lập (loại public colleges) cũng tăng gần gấp đôi trong 15 năm. Kết quả của
việc đầu tư này là phân nửa số tốt nghiệp hiện phải nhận việc thấp hơn "tài"
– trình độ học vấn hay công sức đầu tư. Trong khi ấy, doanh nghiệp vẫn tìm không
ra người có nhả năng giải quyết nhu cầu của thị trường. Cung và cầu không ăn khớp....
Một trong các nguyên do là phương
cách giải quyết vấn đề theo kiểu Mỹ: bằng tiền. Cứ thấy có vấn đề là người ta rót
tiền vào và chờ kết quả. Chính quyền liên bang và các tiểu bang không chỉ tăng
chi cho giáo dục mà còn lập ra các chương trình tín dụng, cho sinh viên vay tiền
đi học.
Nói về phẩm, một phần của phí tổn
về giáo dục công lập được trút vào bộ máy nhân sự, thầy cô thì ít mà công chức
yểm trợ giáo dục thì nhiều. Họ là thành phần bỏ phiếu ủng hộ tăng chi. Mà đôi
khi, khoản chi đó lại trôi vào túi các hiệu trưởng: lương trung vị (phân nửa
cao hơn và phân nửa thấp hơn) của các vị chủ tịch trường cao đẳng công lập đã vượt
quá 440 ngàn đô la một năm.
Phần kia là núi nợ "tín dụng
sinh viên" (student loans) đang vượt đỉnh ngàn tỷ đô la và có thể sụp.
Vì nạn suy trầm, từ năm năm qua
khoản nợ này đã tăng 60%. Vì cái học vô dụng khiến số người đi vay để đi học mà
tìm không ra việc nên khó kịp trả nợ cũng lên tới mức báo động: năm ngoái, hơn
25% đã xù nợ. Hiện nay, phân nửa đang bị trễ hạn. Đấy là loại nợ có vấn đề.
Bên dưới mấy con số đó là hiện tượng
con cái về sống dưới mái nhà cha mẹ và vay tiền học để sống qua ngày. Nhiều gia
đình Mỹ hiện có con hết là vị thành niên nên khỏi được miễn thuế chu cấp cho
con cái mà vẫn phải cáng đáng gánh nợ. Và thành phần trẻ tuổi này cũng hồn nhiên
bỏ phiếu cho việc tăng chi, nâng mức trợ cấp xã hội hoặc giảm phân lời đi vay.
Nếu kiểm lại toàn bộ vấn đề - học
phí gia tăng, đào tạo không thích hợp, gánh nợ của công quỹ và gia đình, v.v...
- ta có thể nêu câu hỏi: ai là nạn nhân của hệ thống giáo dục này?
Nạn nhân đầu tiên là giới trẻ. Hai
chục năm trước, chỉ có 10% là cần vay tiền đi học, ngày nay hai phần ba phải đi
vay để đầu tư vào bốn năm sau trung học. Họ nợ trung bình hơn 26 ngàn so với chín
ngàn của thế hệ trước. Một phần năm của loại khách nợ đầu xanh này còn có tham
vọng tốt nghiệp trường lớn nên mắc nợ ít ra trăm ngàn, và bị Thị trưởng
Bloomberg đay nghiến.
Loại nạn nhân thứ nhì là dân nghèo.
Xưa kia, học vấn là ngả tiến thân ra khỏi cõi nghèo và 12% số người tốt nghiệp
cao đẳng hay đại học là từ nhóm tứ phân (25%) nghèo nhất. Ba chục năm sau, tỷ lệ
12% chỉ còn có 7%. Định nghĩa mới của nghèo khó: nghèo là khó đi học nên càng
khó ra khỏi cảnh nghèo.
Nạn nhân thứ ba là người thọ thuế.
Nhà nước không kiếm ra tiền và khi chính quyền các cấp mà mất nợ vì tài trợ
sinh viên thì gánh nợ ấy chuyển thành gánh thuế. Trong hai chục năm, họ tài trợ
các chương trình đầu tư to tát và tốn kém cho giáo dục với kết quả đáng buồn.
Nạn nhân thứ tư chính là các trường
đại học. Không chỉ có trường Harvard bị sánh với nghề sửa ống nước mà nói
chung, niềm tin của dân Mỹ vào các trường học cũng giảm sút. Trước cơn suy trầm
năm 2008, hơn 80% dân chúng còn tin vào triển vọng cải tiến cuộc sống nhờ học
đường. Ngày nay, chỉ còn 57% dân Mỹ là giữ được niềm lạc quan đó!
Có cái gì đó không ổn trong hệ thống
giáo dục và đào tạo của đệ nhất siêu cường thế giới.
***
Xã hội Hoa Kỳ thay đổi quá nhanh,
nhất là từ hai chục năm qua, với tiến bộ khoa học kỹ thuật làm đảo lộn nhiều quy
luật sinh hoạt. Trong 12 năm trung tiểu học, giới trẻ của nước Mỹ đã có trình độ
nhận thức và khát khao khác hẳn thời trước. Nhưng hệ thống giáo dục và các chính
khách lại quá chậm.
Họ thiếu chương trình đào tạo thích
hợp cho các năm hậu trung học, ít ra là hai năm cao đẳng kỹ thuật để đào tạo
tay nghề đáp ứng nhu cầu của xã hội. Vì vậy, ai cũng nghĩ đến bốn năm đầu tư. Lại
còn đầu tư vào loại sản phẩm đáp ứng yêu cầu của giới trẻ thật ra chưa trưởng
thành: tinh thần mị dân trong giáo dục mở ra chân trời viễn mơ cho một thế hệ,
khi hai chân chưa chạm mặt đất mà vẫn kê lên đôi vai của cha mẹ - và miệng nói
về cải tạo xã hội.
Với nhiều đứa trẻ, đi học để kiếm
ăn không bằng đi bầu để kiếm sống.
______________________
Chỉ có tại Hoa Kỳ
Một học sinh 17
tuổi tại North Carolina bị yêu cầu rút lại tấm hình trong cuốn kỷ yếu hàng năm của
nhà trường. Cậu bé Caitlin Tiller của trường Trung học Wheatmore gửi "hình
ảnh tiêu biểu của mình" cho cuốn sách kỷ niệm, là tấm ảnh chụp với đứa con
trai lên một làm. Nhà trường đòi tìm tác phẩm khác - "vì không muốn đề cao
việc có con ở tuổi vị thành niên". Chẳng rõ là ai trả tiền học và tiền nhà
bảo sanh....
Bác Nghĩa ơi,
Trả lờiXóaỞ Việt Nam cũng nhiều người đang đầu tư vào giáo dục và 'lỗ vốn' đây.
Nhièu người quen của Mèo học đại học ra và làm trái ngành, nhiều cử nhân đi bán siêu thị.
Và như Mèo nghĩ, đúng là học đại học vẫn là niềm vui và hy vọng, nhưng nếu lựa chọn lại, nhiều bạn vẫn nên đi học nghề, có tay nghề cao thì có thể tính đến cơ hội kiếm việc ở nước ngoài.
Mèo tính nếu có thể cho hai bé nhà Mèo theo con đường học hành bài bản thì tốt quá, còn nếu hai bé vì lý do gì đó không học đại học được, Mèo sẽ động viên bé đi học nghề, học điều dưỡng, chăm chỉ, tận tụy, tay nghề cao, và kiếm cơ hội đi làm thoát khỏi Việt Nam.
Vi dang song o My va da tung theo hoc tai day nen BUyen xin duoc gop y kien ve nen giao duc cua Hoa Ky.
Trả lờiXóaNhung nam gan day, mot so sinh vien tot nghiep dai hoc khong tim duoc viec lam, dung nhu bac Nghia da viet trong bai binh luan nay. Tai sao vay? Mot trong nhung ly do la chon khong dung nganh. Co le vi doi song o day de dai nen cac sinh vien thuong chon nhung nganh ho thich nhu xa hoi, bao chi, chinh tri, tryen thong, music...noi chung la liberty arts. Nhung nghe nay neu thanh cong thi kiem duoc rat nhieu tien, nhung co bao nhieu nguoi thanh cong trong nhung lanh vuc tren???.
Trai lai, nhung lanh vuc khac nhu dien toan, y te, ky thuat, ke toan tai chanh... la nhung mon kho nuot thi muc cau lai rat cao va luong bong cung nhieu hon so voi nhung nghe nghiep khac. Mot so lon nguoi Viet tre thuoc the he 1.5 hay 2.0 rat thanh cong trong linh vuc y te, dien toan va ky thuat tai My.
Mot nhan xet cua BUyen ve nguoi My: ve tong quat, nguoi My khong gioi hon nguoi A chau nhung ve chuyen mon ho hieu biet rat tuong tan ve lanh vuc cua minh.
He thong giao duc khai pha, sang tao cung nhu khuyen khich tinh than doc lap va tro thanh nguoi lanh dao la nhung uu diem cua nen giao duc Hoa Ky. Co le do cung la mot trong nhung yeu to khien Hoa Ky tro thanh mot cuong quoc ve kinh te va chinh tri ngay nay.
Ngoài những nhược điểm đã rõ của 1) chính quyền khi chỉ tăng chi mà không xét đến kết quả của giáo dục và đào tạo, 2) các nghiệp đoàn giáo chức vô trách nhiệm chỉ biết bảo vệ quyền lợi riêng mà không thực tâm lo cho tuổi trẻ, hệ thống giáo dục của Mỹ còn một khuyết điểm xuất phát từ nhiều gia đình phóng túng và chiều chuộng con cái.
XóaVì vậy, nhiều đứa trẻ chỉ học theo sở thích và mơ mộng, thiên về loại liberty arts (nhu Bich Uyen nói) hay social studies, v.v... trong khi trung bình lại sa sút nặng về khoa học, toán học và nhiều bộ môn kỹ thuật khác nếu so sánh với trẻ em Đông Á.
Tất nhiên là nước Mỹ vẫn có những trung tâm đào tạo nhân tài về khoa học kỹ thuật nhưng ít được nhắc tới. Nếu có dịp ta sẽ nêu ra các trường hợp này.
Khi đưa bài này lên, Dainamax muốn nói đến hai chuyện: 1) không phải cái gì của Hoa Kỳ cũng là nhất, 2) chúng ta ở tại Mỹ cần chú ý nhiều hơn đến việc giáo dục và đào tạo của con trẻ.
Xin cám ơn BU về lời bình.
NXN
Bac Nghia noi rat dung, khong phai cai gi cua Hoa Ky cung la nhat. Ho cung co nhung uu khuyet diem nhu cac quoc gia khac tren the gioi. Khong chi vi B U song o My nen noi tot ve xu so nay, ma B U muon chia se nhung uu khuyet diem cua My voi cac ban tre Vietnam de ho co the so sanh va tim ra cach giai quyet nhung van de cua Vietnam.
Trả lờiXóaB U la mot trong nhung fans cua bac Nghia. Cam on bac ve nhung bai binh luan rat tinh te, thu vi va sac ben ve nhieu lanh vuc. Chuc bac nhieu suc khoe.
nhiều người TNĐH mà k tìm được việc làm là do thất nghiệp quá lớn. Do nhu cầu tuyển dụng thấp. Nền giáo dục nước mỹ có đặc thù mà ít quốc giá nào có đó là
Trả lờiXóa1. chính phủ k can thiệp vào việc soạn thảo giáo trình
2. Chính phủ k can thiệp vào việc điều hành, quản lý của các trường học (bổ nhiệm hiệu trưởng).
Dù rằng các trường vẫn nhận trợ cấp của Chính phủ. Rất nhiều lãnh tụ ở các nước trên TG đều tốt nghiệp ở Mỹ, các lãnh đạo tập đoàn lớn nhất hành tinh đều TNDH danh tiếng ở Mỹ như Havard... Dủ rằng học hành tốn kém, học xong thất nghiệp nhưng những người tài giỏi xuất chúng & những người có tiền trên hành tinh này vẫn muốn đến học ở Mỹ. Vì các trường ở đây có cơ sở vật chất tốt. được đầu tư bài bản, để cho trí tuệ & tài năng của họ được phát huy, được công nhận.
em nghi la bac khong hieu het y cua bai viet. Van de o day la chinh phu tang chi va bao cap giao duc. Nhin vao thi giong nhu bac noi la` bao ve nguoi yeu ( nguoi it co kha nang va co dieu kien di hoc). Nhung nhin xa ma` noi, giong nhu bac Nghia noi: chung ta can co he thong truong nghe tot hon ma nhung truong nghe nay chi keo dai trong vong 1 nam ruoi den 2 nam de phuc vu nhu cau cua xa hoi. Bac nen nho khong phai ai cung co kha nang de vao dai hoc.
XóaCho nen khi chinh phu bao cap qua nhieu cho sinh vien. Tham chi sinh vien khong kha nang, hay noi chinh xac hon la ho chua phu hop de ngoi tren ghe giang duong dai hoc, thi` lai duoc funding de di hoc. Noi chac bac khong tin noi: Teaching Assistant cua em trong lop political science dua ra tai lieu thong ke vanh va'ch nhung cong tru nhan chia algebra co`n tinh khong xong duoc
Cho nen chinh vi ill-designed incentive system in public education, ma` dan den so giao vien thi it ma` so cong chuc thi nhieu nhu bac nghia da neu. Ma them 1 hau qua nua chinh la co 1 su chuyen dich tu nganh hoc co kha nang kiem viec lam sang nganh hoc hau nhu khong the kiem duoc viec lam sau khi tot nghiep ( There is a huge shift in number of students from marketable majors to unmarketable majors). Noi nom na la nhung nganh hoc nhu engineering thi rat can cho xa hoi, nhung nhung nganh nay rat kho'. Cho nen nhieu sinh vien khong co kha nang, thay vi vao truong nghe`, ho lai bay vao cac nganh nhu political science, journalism, psychology.
XóaVe political science thi chac bac cung biet, so nguoi tro thanh politician thi ko nhieu. Cho nen da so, so student nay se hoc tiep len law school, nhung sau khi ra khoi law school thi unemployment rate cua lawyer la 50%.. Journalism con te hon. Con psychology, e noi that nganh nay tai 1 so school la largest major va` dong kinh khung. Mang tieng la` student hoc cho pre-med nhung that ra student tu major nay bi thai ra tu nhung major khac nhu biochemistry.... Co 1 su that hien nhien la phan lon psychology student rat yeu ve math. Nhung tot nghiep undergraduate voi psychology major thi khong the kiem duoc viec lam. Ma` neu len grad school hay PhD cua psychology thi` khac gi hoc math, cho nen co bao nhieu trong so do co the di den PhD.
Cho nen nhu vay se lang phi tai nguyen dao tao students ma so students nay ko the dap ung duoc bat ki nhu cau viec lam nao tren xa hoi.
quy luật của tạo hóa là thiểu số phục tùng đa số. Tuy nhiên, ít nơi đâu trên TG này lại có văn hóa như ở Mỹ, nơi đó, thiểu số, những người yếu hơn vẫn được xã hội tôn trọng, nâng đỡ. Tôn trọng cái mạnh nhưng vẫn hỗ trợ, bảo vệ cái yếu. Vì thế mà những nhân tài là những thiểu số nhỏ bé, sức yếu lại tìm mọi cách để đến được Mỹ & ở nơi đó họ được tự do phổ biến các kết quản nghiên cứu, tự do theo đuổi niểm đam mê của mình. Vì thề mà Mỹ là nơi có nhiều giải Nobel nhất, nhiều người Mỹ gốc ngoại quốc có giải Nobel. Nâng đỡ cái yếu là 1 nét văn hóa rất riêng của Mỹ, mà thậm chí nó trở thành văn hóa doanh nghiệp của các cty Mỹ.
Trả lờiXóaDung vay, co mot qui luat bat thanh van o nuoc My la khi kham pha ra mot nhan tai moi, bat ke la nguoi My hay nguoi ngoai quoc, chinh phu My hay cac dai cong ty nhu Intel, Microsoft, IBM...se dua ra cac dieu kien lam viec, luong bong tot nhat de khuyen du nhung nguoi do lam viec cho minh, va nhung offers nhu vay thi rat kho tu choi. Do la mot trong nhung cach trong nguoi cua nuoc My.
Trả lờiXóa