Nguyễn-Xuân Nghĩa - Việt Báo ngày 140314
Nga và Trung Quốc có thể tự đưa vào bẫy ngầm của
quyền tự quyết
* Thả giấy thông hành như bươm bướm để thêm người có quốc tịch Nga *
Trong
vụ khủng hoảng Ukraine hiện nay, có hai vấn đề được lồng làm một mà thật ra lại
là cái bẫy ngầm cho Liên bang Nga và Trung Quốc. Đưa nhau vào bẫy là một hậu
quả bất ngờ....
Khi đưa quân can thiệp
vào Ukraine, Vladimir Putin của Liên bang Nga lấy một chuỗi lý cớ là 1) Chính
quyền lâm thời tại Kyiv chỉ là một đám côn đồ phát xít, 2) can tội vi hiến vì
truất phế một Tổng thống dân cử là Viktor Yanukovych, 3) lại đàn áp những người
Ukraine nói tiếng Nga, 4) và xâm phạm tự do và quyền tự quyết của người Nga tại
Crimea, 5) nên Thượng viện Nga cho phép Tổng thống áp dụng biện pháp quân sự để
bảo vệ quyền tự quyết của người dân Nga tại Crimea, và 6) nếu cần thiết, tại các
tỉnh khác của Ukraine sau này.
Tất nhiên là sự thể tại
chỗ không diễn biến như vậy.
Người dân Ukraine có biểu
tình phản đối quyết định của Tổng thống Yanukovych từ Tháng 11, khi biểu tình
lan rộng, Yanukovych ra lệnh đàn áp, và có thể là do sức ép của chính Putin, mà
bắn vào dân chúng. Vì vậy, biểu tình trở thành bạo động và Quốc hội Ukraine đã
nhóm họp để giải quyết. Trong Quốc hội đó, đảng cầm quyền của Yanukovych đang có
thế mạnh và sau cùng cũng đổi lập trường, cùng với đối lập bỏ phiếu truất phế và
còn truy tố Yanukovych.
Vì quyết định ấy của Quốc
hội Ukraine vào ngày 22 Tháng Hai mà Putin mới tung quân, không đeo phù hiệu
Nga, vào cướp chính quyền tại Crimea, đưa lên một tay đầu gấu trước đây chỉ được
4% số phiếu của Crimea làm lãnh tụ và "Quốc hội" Crimea sau đó tổ chức
trưng cầu dân ý để đưa Crimea vào lãnh thổ Liên bang Nga. Trong khi đó, Putin hăm
dọa là có thể can thiệp vào Ukraine để bảo vệ "kiều dân Nga", tại miền
Đông và miền Nam.
Tóm tắt lại, sau khi thôn
tính của khu vực tự trị của Ukraine là Crimea, tương tự như đã thi hành tại
Abkhazia và Nam Ossetia của Cộng hoà Georgia vào năm 2008, Putin muốn khuynh đảo
Ukraine để đưa xứ này vào quỹ đạo Nga. Ông ta dùng những người được có quốc tịch
Nga theo thủ tục khẩn cấp và gian trá.
Trong vụ này, có hai vấn
đề khác biệt về pháp lý và chính trị mà được lồng vào nhau.
Thứ nhất là nhu cầu bảo
vệ sự vẹn toàn lãnh thổ, xin tạm gọi là "chủ quyền quốc gia" hay "chủ
quyền lãnh thổ". Nôm na là Putin dùng võ lực vẽ lại bản đồ của xứ Ukraine.
Thứ hai là quyền tự quyết hay quyền tự chủ, quyền làm chủ của người dân ở một địa
phương. Nôm na là Putin dàn dựng một vụ thể hiện quyền tự quyết của người dân
Crimea, hay các tỉnh khác của Ukraine sau này, để gây ra nội chiến và xé một quốc
gia độc lập thành nhiều mảnh.
Putin có thể vi phạm một
lúc hai tội, xâm phạm quyền tự quyết và xâm phạm chủ quyền lãnh thổ. Về mặt pháp
lý và chính trị, hai tội ấy thật ra có khác nhau và giữa hai tội, ta nên minh
danh hài tội nào thì dễ có chính nghĩa?
Cho tới nay, Chính quyền
Barack Obama hài tội "xâm phạm quyền tự quyết" thay vì nhấn mạnh đến
tội "xâm phạm sự vẹn toàn lãnh thổ". Là một giáo sư về luật Hiến pháp
trước khi là Tổng thống, hiển nhiên là Obama có suy nghĩ và tham khảo ý kiến của
ban tham mưu để minh danh hài tội Putin và kêu gọi các nước cùng quyết định về
việc trừng phạt. Tại sao như vậy?
Phải chăng ông đã quên
vụ dân Kosovo đòi quyền độc lập và ra khỏi Cộng hoà Serbia năm xưa - nhờ sự yểm
trợ quân sự của NATO, chính trị của Hoa Kỳ và ngoại giao của Liên Âu? Vì một
quy luật lạnh lùng của chính trị là "khôn chẳng qua lẽ, khỏe chẳng qua lời",
bài viết này khỏi đề cập tới nhiều về khía cạnh pháp lý mà suy ngẫm về thực tế
chính trị sâu xa hơn sau vụ Ukraine.
***
Nếu các quốc gia trên
thế giới mà cứ tự tiện dùng sức mạnh vẽ lại bản đồ của xứ khác thì chiến tranh rất
dễ bùng nổ, như đã từng thấy nhiều lần trong lịch sử nhân loại.
Gần đây là năm 1939. khi
Đức quốc xã xâm phạm chủ quyền của Tiệp Khắc (Czechoslovakia), các nước dân chủ
đã không cứng rắn phản đối mà còn ngấm ngầm công nhận lý luận của Hitler về quyền
tự quyết hay di sản của lịch sử nên Thế chiến II mới bùng nổ. Nhưng sự nhu nhược
đó còn tái diễn ở nhiều nơi khác, như Tân Cương năm 1949 hay Tây Tạng năm 1959,
mà không gây ra chiến tranh. Chỉ có người dân ở những khu vực xa xôi ấy bị hy
sinh, trước sự thờ ơ của nhân loại, và nhất là các cường quốc.
Trường hợp Ukraine có
thể khác vì đây là một quốc gia rộng lớn nhất Âu Châu, tại vùng biên địa giữa
Liên bang Nga và Liên hiệp Âu châu, với những hậu quả địa dư chính trị cho toàn
khu vực. Vì vậy, các quốc gia liên hệ đều phải nhảy vào cuộc, cùng đấu trí, đấu
lực và đấu lý về Ukraine.
Thí dụ như Liên bang
Nga của Putin thì muốn thu hồi lại Crimea và dùng Ukraine làm vùng trái độn để
vừa bảo vệ an ninh của mình tại hướng Tây và giữa Hắc hải với biển Caspian, vừa
có ngả thông thương xuống vùng biển nóng ở miền Nam. Vì Ukraine còn là đất thông
quan cho mạng lưới đưa dầu khí qua Âu Châu, Putin có thêm một lợi thế bắt bí
thiên hạ.
Ngược lại, các nước Âu
Châu rơi vào thế kẹt là vừa muốn bảo vệ Ukraine – và an ninh trường kỳ của mình
– vừa cần tới năng lượng của Nga nên mới có những phân vân bất nhất, bị Putin
khai thác để gây phân hóa trong hàng ngũ Âu Châu lẫn mâu thuẫn giữa Âu Châu và
Hoa Kỳ.
Trong khối Âu Châu, có
nhóm Visegrad, các quốc gia Đông Âu từng là nạn nhân của Liên bang Xô viết (Ba
Lan, Cộng hoa Tiệp, Slovakia, và Hung Gia Lợi) thì triệt để theo dõi vụ xâm lấn
của Putin. Cùng năm nước Bắc Âu, như Đan Mạch, Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan,
Iceland và ba nước vùng Baltic là Latvia, Lithuania và Estonia, họ muốn tác động
mạnh để Âu Châu có một lập trường chung, và trông đợi vào sự dứt khoát của Hoa
Kỳ để bảo vệ Ukraine.
Các nước Tây Âu cũ, như
Anh, Pháp, Đức, Ý – nhất là Đức – thì muốn tôn trọng giá trị tinh thần của Âu
Châu, nhưng vẫn phải cân nhắc với lợi ích kinh tế qua việc mua bán với Liên
bang Nga nên có vẻ yếu thế, hoặc ôn hoà hơn cả.
Một nước nửa Âu nửa Á nửa
Hồi là Turkey của dân Thổ cũng không yên tâm về chuyện Nga đóng chốt Ukraine – ở
trên đầu mình – nên cũng muốn phản ứnh mạnh. Nhưng nội tình đang bị động loạn làm
đảng cầm quyền lúng túng, nên Ukraine chưa là ưu tiên sinh tử.
Còn lại, Hoa Kỳ dưới sự
lãnh đạo của Tổng thống Obama thì đang có nhiều ưu tiên khác ở bên trong – cải
tạo xã hội kiểu Obama hay bầu cử giữa nhiệm kỳ vào cuối năm – lại bị đẩy vào vị
trí phải lãnh đạo cả trận tuyến Âu-Mỹ chống Nga. Obama còn lỡ dại nương vào
Putin để giải quyết hai hồ sơ Syria và Iran nên rơi vào cảnh há miệng mắc quai.
Hoa Kỳ có ngón võ sử dụng
được là năng lượng thì lại gặp trở ngại quái đản bên trong. Kế hoạch giải tỏa dầu
khí - khuyến khích kỹ thuật fracking và cho phép xuất cảng – có thể vừa yểm trợ
Âu Châu và Ukraina vừa đánh vào túi tiền của Putin là làm dầu thô sụt giá bị cản
trở vì xu hướng bảo vệ môi sinh và bảo hộ mậu dịch trong đảng Dân Chủ.
Và ngần ấy quốc gia đều
không muốn động binh.
Trong hoàn cảnh đó,
Ukraine có thể lại bị hy sinh, lãnh thổ mất sự vẹn toàn và quốc gia hết thống
nhất. Nói cho phũ phàng thì Putin vẫn đại thắng. Nhưng rồi sao?
Chúng ta nhìn vào mặt
kia của hồ sơ Ukraine: quyền tự quyết của dân địa phương.
***
Từ những năm 2010, Liên
bang Nga của Putin, đôi khi là qua lời tuyên bố của Tổng thống Dmitri Medvedev
- kẻ ngồi giữ ghế cho Putin - nói đến một quyền lợi chính đáng, lại một thứ quyền
lợi cốt lõi kiểu Bắc Kinh, là bảo vệ công dân Nga ở bất kỳ nơi đâu. Vì vậy mới phát giấy thông hành và hộ chiếu cho nhiều người ở nơi khác cũng dễ có quốc tịch Nga.
Đã tưởng là
mưu cao mà lại thành bẫy sâu. Xin hãy tìm về nguyên
thủy thì ta mới hiểu thế nào là dựng mưu cao mà lao vào bẫy sâu.
Vì cần bành trướng lãnh
thổ để phòng vệ, Đế quốc Nga thành hình từ giữa thế kỷ 17 đã chiếm đóng nhiều xứ
khác. Kết quả là nhiều khi dân Nga, da trắng, thuộc sắc tộc Nga La Tư (Slav) và
theo Chính thống giáo, lại là thiểu số trên những vùng bát ngát.
Để ngừa hậu quả đó, Liên
Xô thời Staline có một chính sách thâm độc là diệt chủng, dãn dân, di dân và...
xào dân khiến cho các sắc tộc khác bị phân tán nên hết khả năng đòi quyền tự
quyết hay độc lập. Trên cùng là dân Nga trắng, sắc tộc tiên tiến với giai cấp
tiên tiến và đảng Cộng sản tiên tiến, giữ quyền thống trị bằng bạo lực cách mạng.
Thành phần ưu tú của các sắc tộc khác mà muốn tồn tại hoặc thăng quan tiến chức
thì phải thi đua để được kết nạp vào đảng.
Liên Xô dùng phép
"củi đậu nấu đậu" là dùng đảng viên thiểu số cai trị dân thiểu số,
theo chính sách do Trung ương quyết định. Vì vậy, trên toàn cảnh và toàn lãnh
thổ, ta cần thấy ra nhiều vòng đồng quy.
Liên Xô có những tỉnh là
đơn vị hành chánh căn bản, rồi những Khu vực Tự trị, những Cộng hoà Tự trị, và
các nước Cộng hoà Nhân dân Xô viết. Ukraine từng là một nước Cộng hoà Nhân dân
Xô viết trong Liên bang Xô viết cũ, là một phần của nước Đại Nga màu đỏ. (Khi
Nikita Krushchev trao trả Crimea cho nước Cộng hoà này, ông ta chỉ làm biện pháp
hành chánh trong nội tình Liên Xô, đưa bán đảo từ túi bên trái qua bên phải. Có
thể vì Krushchev là gốc Ukraine, có bà vợ người Ukraine và muốn xoa dịu vết thương
năm xưa của dân Ukraine bằng một cử chỉ tượng trưng – và tưởng như vô hại. Ông
ta không ngờ đến ngày Liên Xô tan rã....) Ở vòng ngoài, tiếp cận với biên giới
Liên Xô, thì có những nước Cộng hoà Xã hội Xô viết. Sau đó mới tới các nước chư
hầu Đông Âu trong liên minh quân sự Warsaw.
Trong lãnh thổ Nga,
Stalin đã từng vẽ lại bản đồ, vạch lại ranh giới và xào xóc dân cư qua nhiều đợt
để cuối cùng sắc dân thiểu số bị lưu tán và phân bố vào nhiều vùng đất khác. Cùng
với việc thu hẹp danh sách các sắc tộc thiểu số, Stalin nghĩ rằng mình đã đảm bảo
được cái thế thống trị của người Nga.
Nhưng ngày nay, Putin lại
lãnh (ít ra) hai di sản bất ngờ là 1) trong lãnh thổ Nga có nhiều vùng tự trị của
các sắc tộc thiểu số, 2) dân số người Nga thì giảm dần vì sinh đẻ ít mà bệnh tật
nhiều. Kết quả là tỵ trọng thiểu số có gia tăng.
Khi người dân thiểu số,
thuộc sắc tộc khác ve theo tôn giáo khác mà đòi quyền độc lập thì trung ương ở
Moscow, hay điện Kremlin, tính sao? Putin đã gặp vấn đề này với dân Chechnya và
cuộc chiến tàn khốc tại Chechen, gây hậu quả tới Dagestan và nhiều nước Cộng hoà
Hồi giáo nằm phía Bắc Ukraine, giữa Hắc hải và Biển Caspian. Nhân danh quyền tự
quyết, như của "người Nga" tại Crimea, nhiều nơi khác cũng có thể mở
ra những cuộc vận động tương tự.
Nhưng cái bẫy này không
chỉ mở ra toang hoác tại Liên bang Nga hay các vùng biên địa của Putin. Tiền lệ
Crimea có thể là tấm gương sáng cho dân Hồi giáo tại Tân Cương, dân Tây Tạng tại
Đặc khu Hành chánh Tự trị của Tây Tạng và nhiều tỉnh ở chung quanh. Ngoài ra,
Trung Quốc còn nhiều đặc khu tự trị khác nữa.
Và rất xa mà gần, dân Đài
Loan cũng có thể đòi quyền tự quyết, để tự chủ, như một nước Cộng hoà Đài Loan!
Khi Moscow và Bắc Kinh
nhất trí về trò chơi ma quái tại Ukraine thì họ đã mở đường cho nội loạn sau này.
______
Kể
từ nay, người viết xin cố tìm hiểu và sử dụng các địa danh và nhân danh của
Ukraine theo cách viết của Ukraine thay vì theo cách viết của Nga. Thí dụ như Kyiv,
Tymoshenko hay Yanukovych thay vì Kyev, Timoshenko hay Yanukovich.
Chính sách của Nga sô trước đây cũng xáo trộn sắc dân Tàu ở vùng Viễn Đông Nga. Nay Trung Hoa lấy danh nghĩa "ủng hộ tự trị cho người Tàu" ở Hải Sâm Uy (nay là Vladivostok, tiếng Nga có nghĩa là Vùng đất chiếm được ở phía Đông), Tại sao không?
Trả lờiXóaViệc này đã có tiền lệ: cuộc chiến Xô - Trung thời 1960
tình hình này thì 100% Crimea sẽ về với mẫu quốc r bác Nghĩa à, nếu bị cấm vận thực sự thì Nga sẽ ra sao. Cháu e là sẽ có thế chiến vì tình hình cũng gần giống với Nhật năm nào
Trả lờiXóaMột ngày nào đó, kinh tế và đời sống dân U khởi sắc, trong khi nước Nga suy tàn và mất tự do, lúc đó dân Crimea sẽ nghĩ gì nhỉ?
Trả lờiXóaCrimee lệ thuộc Ukraine về nước, điện và lương thực chứ không phải Khrushchev say rượu kí bậy như người ta(Nga) xuyên tạc.
Trả lờiXóaMà lệ thuộc 3 thứ này tức là hoàn toàn lệ thuộc rồi.
Cháu nghĩ Bác Nghĩa nên viết thật nhiều sách để lưu trữ và truyền lại kho kiến thức của Bác cho các thế hệ sau đi ạ. Thật sự cháu rất hâm mộ sự uyên bác của Bác. Rất mong sẽ được đọc sách của Bác.
Trả lờiXóa