Nguyên Lam & Nguyễn Xuân Nghĩa, RFA Ngày 160427
"Diễn đàn Kinh tế"
Sau khi thắng, Tổng thống tân cử mới thấy hết những khó khăn kinh tế đang chờ đợi nước Mỹ
Cuộc tranh cử Tổng thống tại Hoa Kỳ đi vào giai đoạn quyết liệt
khi các ứng cử viên từ hai đảng chính là Dân Chủ và Cộng Hòa ráo riết
thuyết phục cử tri của đảng ủy thác cho mình quyền đại diện đảng để ra
tranh cử vào ngày Thứ Ba mùng tám Tháng 11 tới. Khác với nhiều lần
trước, lần này cuộc tranh cử Tổng thống có đặc tính sôi nổi và thậm chí
gay gắt trong khi một hồ sơ lớn là kinh tế lại chưa được các ứng cử viên
trình bày cho rõ ràng.
Quyền hạn của Tổng thống
Nguyên Lam: Nguyên Lam xin kính chào ông Nguyễn Xuân Nghĩa. Thưa ông,
vòng sơ bộ của cuộc tranh cử tổng thống tại Hoa Kỳ đang đi vào kết thúc
sau khi 17 chuẩn ứng cử viên đã bỏ cuộc để năm người còn lại trong hai
đảng lớn cố gắng xin phiếu cử tri để được đại diện đảng tham gia cuộc
tranh cử trên bình diện toàn quốc vào ngày thứ Ba mùng tám tháng
11 tới đây. Vì không khí tranh cử năm nay quá khác thường so với những
lần trước nên Nguyên Lam đặc biệt đề nghị ông trình bày cho quý thính
giả của chúng ta cùng hiểu thêm về một sinh hoạt chính trị quan trọng
nhất của nền dân chủ Hoa Kỳ trong bối cảnh thật ra chưa mấy sáng sủa về
kinh tế.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi rất thông cảm với đề nghị của cô Nguyên
Lam vì mọi người gặp nhiều ngạc nhiên với vòng sơ bộ kéo dài gần một
năm qua nên ta phải cố tìm hiểu và phần nào giải thích được những gì đã
xảy ra. Đúng là cuộc tranh cử chính thức chưa bắt đầu giữa hai đảng mà
chúng ta mới chỉ chứng kiến hai cuộc tranh cử song song ở trong hai đảng
lớn là Dân Chủ và Cộng Hòa. Tôi xin khởi sự từ bước đầu tiên là trình
bày về yêu cầu bầu cử.
Khác với nhiều quốc gia dân chủ, Tổng thống Mỹ thật ra không có toàn quyền, khi chấp chính thì phải dung hòa quan điểm với Lập pháp gồm hai viện của Quốc hội, với quyền Tư pháp cao nhất là Tối cao Pháp viện. Nguyễn-Xuân Nghĩa
- Từ ngày lập quốc cách nay hơn 220 năm, Hoa Kỳ đã chọn thể chế cộng
hòa trong ý nghĩa là người dân bầu ra các đại biểu của mình để giải
quyết công vụ cho cả quốc gia. Trong số này, người đại biểu quan trọng
nhất có nhiệm vụ cầm đầu Hành pháp, đấy là Tổng thống. Khác với nhiều
quốc gia dân chủ, Tổng thống Mỹ thật ra không có toàn quyền, khi chấp
chính thì phải dung hòa quan điểm với Lập pháp gồm hai viện của Quốc
hội, với quyền Tư pháp cao nhất là Tối cao Pháp viện. Mà riêng về kinh
tế thì lại không thể vượt qua được nhiều quyết định của một cơ quan độc
lập là Ngân hàng Trung ương. Sau cùng, Tổng thống là đại biểu của chính
quyền Liên bang còn phải tương nhượng với các đại diện dân cử cầm đầu
Hành pháp của tiểu bang là các Thống đốc. Riêng về Quốc hội, Hạ viện gồm
có 435 Dân biểu lại được người dân bầu lại cứ hai năm một lần và Thượng
viện gồm 100 Nghị sĩ thì được bầu lại khoảng một phần ba cho một nhiệm
kỳ là sáu năm. Vì vậy, điều đáng nhớ ở đây là Tổng thống Mỹ không có
nhiều quyền hạn như người ta có thể lầm tưởng.
Nguyên Lam: Như ông vừa trình bày, Nguyên Lam xin được hỏi thêm rằng về mặt kinh tế thì Tổng thống Hoa Kỳ có thực quyền hay không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Điều đáng chú ý là trong nền kinh tế thị
trường và lại toàn cầu hóa của Hoa Kỳ thì chính là thị trường, cả quốc
nội lẫn quốc tế, mới chi phối sinh hoạt kinh tế mạnh nhất chứ không phải
là Tổng thống. Thứ nữa, trong cơ chế chính trị Hoa Kỳ, Hạ viện mới có
thẩm quyền nhất về ngân sách và thẩm quyền ấy cũng chi phối khả năng can
thiệp của Tổng thống theo hướng này hay hướng kia. Sau cùng, Ngân hàng
Trung ương với trách nhiệm về chính sách tiền tệ và tín dụng lại tác
động mạnh hơn nhiều quyết định của Hành pháp.
- Nền kinh tế thị trường có thể biển chuyển theo chu kỳ, khi thì tăng
trưởng, khi lại bị suy trầm và Tổng thống cùng các định chế kia chỉ có
khả năng ban hành những biện pháp giảm thiểu sự thiệt hại khi kinh tế bị
suy trầm hay thậm chí khủng hoảng, chứ thật ra Tổng thống Mỹ không gây
ra suy trầm kinh tế hoặc tự mình đẩy lui nạn thất nghiệp. Cái gọi là
“công” hay “tội” ấy thuộc về tập thể, kể cả chính sách thuế khóa hay
ngân sách của các tiểu bang, và tùy thuộc nhất vào thị trường có cả
triệu cả tỷ người. Vì vậy mà người ta có tiểu bang bị thất nghiệp thấp
và ngân sách quân bình trong khi tiểu bang khác lại bị bội chi hoặc tăng
trưởng thấp khiến doanh nghiệp và công nhân có thể đi qua tiểu bang
khác tìm lợi thế cao hơn. Tuy nhiên, trong vòng tranh cử thì các ứng
viên có quyền nêu quan điểm về công hay tội của đối thủ và đề nghị
chương trình cứu vãn và cử tri là thành phần phán xét sau cùng, bằng lá
phiếu.
Ai chịu trách nhiệm nạn suy trầm kinh tế?
Nguyên Lam: Theo như ông trình bày thì phải chăng Tổng
thống không gây ra nạn suy trầm kinh tế và nếu có biện pháp giảm thiểu
nạn thất nghiệp hoặc thúc đẩy sự toàn dụng là tìm ra công ăn việc làm
cho lực lượng lao động thì các biện pháp này là kết quả của sự hợp tác
hay thậm chí của những mâu thuẫn giữa Hành pháp, Lập pháp và Ngân hàng
Trung ương lẫn các Thống đốc và cả Quốc hội của tiểu bang. Thưa ông, sự
thể có phải là vậy hay không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Thưa là đúng như vậy và cũng vì vai trò của
các tiểu bang mà chúng ta càng nên để ý đến vòng tranh cử sơ bộ. Luật
lệ tranh cử Tổng thống Hoa Kỳ thường xuyên thay đổi ở hai cấp khác nhau;
trước hết là trong nội bộ từng đảng của hai đảng chính, thứ đó là ở
từng tiểu bang. Tinh thần chung và rất dân chủ là các tiểu bang nhỏ bé
hay thưa dân cũng có quyền chi phối kết quả bầu cử ngay từ đầu chứ họ
không bị loại ra khỏi tiến trình đề cử người đại diện và ứng cử viên chỉ
cần hốt phiếu của một chục tiểu bang lớn nhất là thành Tổng thống!
- Thứ hai là tại vòng sơ bộ, thành phần năng động và thiết tha nhất đến
kết quả bầu cử là lớp người tự nguyện đã sớm vận động từ các quản hạt
địa phương trở lên. Dù chỉ là thiểu số đầy nhiệt tình trước sự quan sát
của đa số còn lại, họ gây ảnh hưởng lớn trong dư luận và vào cuộc tranh
cử sau này khi tham gia cử tri đoàn tại địa phương và trở thành đại biểu
tham dự Đại hội đảng vào mùa Thu của năm tranh cử. Vì nhiều yếu tố kinh
tế, chính trị và cả tâm lý, thành phần đầy nhiệt tình ấy đang gây sôi
nổi trong dư luận với những lập trường có thể là đơn giản và quá khích.
Nhưng sau cùng thì từng bước tranh cử trong mỗi đảng sẽ tuyển ra người
được đa số ủng hộ để có thể tranh thủ cử tri toàn quốc vào ngày bầu cử.
Nhân đó thì ta cũng nên để ý là việc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ có thể
thức gián tiếp hơn là trực tiếp. Dân Mỹ bầu ra cử tri đoàn hay đại biểu
của đảng và thành phần này mới chọn Tổng thống.
Nguyên Lam: Thưa ông, phải chăng là vì vậy mà tại vòng sơ
bộ của mỗi đảng, chúng ta chưa thấy các ứng cử viên trình bày chương
trình hành động sẽ áp dụng sau này nếu họ đắc cử?
Thật ra Tổng thống Mỹ không gây ra suy trầm kinh tế hoặc tự mình đẩy lui nạn thất nghiệp. Cái gọi là “công” hay “tội” ấy thuộc về tập thể, kể cả chính sách thuế khóa hay ngân sách của các tiểu bang, và tùy thuộc nhất vào thị trường có cả triệu cả tỷ người. Nguyễn-Xuân Nghĩa
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi thiển nghĩ mục tiêu của việc tranh cử
là tìm người có khả năng tranh cử giỏi nhất, tức là có tài tổ chức và
huy động cảm tình viên trong thành phần tôi gọi là “có nhiệt tình”.
Chính là thành phần tích cực này mới là lực lượng tiên phong đi vận động
cho ứng cử viên của mình từ dưới cơ sở và sinh hoạt đó có màu sắc đích
thực là dân chủ trực tiếp. Vì Hoa Kỳ là quốc gia rộng lớn với quá nhiều
khác biệt nên việc bầu cử lãnh đạo tối cao đã tiến hành thật sớm và kéo
dài quá lâu. Việc vận động tiền quyên góp và ủng hộ là cần thiết để bộ
máy tranh cử có thể duy trì nhịp độ hoạt động cho tới kết quả sau cùng,
nhưng dù cần thiết, tiền bạc vẫn không là yếu tố quyết định. Những ai cứ
cho rằng các thế lực tiền bạc hay tài phiệt có thể bố trí để người này
người kia lên làm Tổng thống Hoa Kỳ đã thấy điều này không đúng và trong
số 17 chuẩn ứng cử viên đã bị loại bỏ từ đầu năm nay, nhiều người có
quỹ tranh cử rất dày mà cũng chẳng mua được phiếu và không tranh thủ
được thành phần tích cử ở cơ sở.
Nguyên Lam: Quả thật là cuộc tranh cử năm nay cho thấy rằng
tiền bạc không chi phối được kết quả bầu cử. Nhưng thưa ông, yếu tố
thành công quan trọng nhất là gì?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Có một nghịch lý là cuộc tranh cử nhắm vào
người có tài tranh cử cao nhất, với ban tham mưu tranh cử có khả năng tổ
chức để từng bước tranh thủ và thuyết phục được các tiểu bang trong một
cuộc đua kéo dài. Người đắc cử chưa chắc đã thành tổng thống giỏi. Lý
do là khi tranh cử, các ứng viên có thể nghĩ thế này và nói thế nọ về
những việc sẽ làm nếu mình đắc cử, mục đích chỉ là để thắng cử mà thôi.
Chứ vị Tổng thống tân cử sẽ sớm khám phá rằng sự thật lại phức tạp hơn
vậy và không dễ giải quyết một cách đơn giản bằng khẩu hiệu tranh cử.
Chuyện thứ hai là vị Tổng thống tân cử lại còn bị yếu tố bất ngờ và lãnh
di sản cũng bất ngờ của người tiền nhiệm.
- Thí dụ như khi tranh cử năm 2000, Thống đốc Texas là ông George W.
Bush chủ trương ưu tiên cải cách kinh tế xã hội bên trong và đề cao tinh
thần khiêm cung với bên ngoài chứ không nên áp đặt các giá trị tinh
thần của nước Mỹ cho xứ khác. Nào ngờ là sau khi đắc cử, ông gặp biến cố
bất lường là vụ khủng bố 9-11 năm 2001 khiến Hoa Kỳ, một siêu cường hải
quân, lại khai chiến trong một khu vực hiểm trở bị khóa trong lục địa
là Afghanistan. Khi tranh cử năm 2008, Nghị sĩ Barack Obama hứa hẹn
triệt thoái khỏi chiến trường Iraq rồi Afghanistan mà rốt cuộc là gần
hết hai nhiệm kỳ của ông, binh lính Mỹ vẫn hiện diện ở hai nơi đó và còn
phải tham chiến tại Syria để chống tổ chức xưng danh Nhà nước Hồi giáo
ISIL. Nhìn xa hơn vào lịch sử, ông Abraham Lincoln chẳng thể ngờ là khi
làm Tổng thống, ông phải lấy quyết định quân sự khốc liệt trong trận Nội
Chiến và lại còn cho tạm hoãn đạo luật bảo vệ nhân thân “habeas corpus”. Khi tranh cử, ông không nêu lập trường gì về quy chế nô lệ mà cuối cùng lại giải phóng nô lệ.
Nguyên Lam: Bây giờ, chúng ta bước qua hồ sơ kinh tế. Thưa
ông, vị Tổng thống tân cử của Hoa Kỳ sẽ long trọng tuyên thệ nhậm chức
vào ngày Thứ Sáu 20 Tháng Giêng năm 2017 phải làm những gì với các vấn
đề kinh tế của nước Mỹ?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi nghĩ vị Tổng thống tân cử sẽ khám phá
là tình hình kinh tế xã hội lại còn khó khăn hơn nhận thức ban đầu và
chính những khó khăn ấy mới khiến cuộc tranh cử năm nay có không khí
quyết liệt. Khó khăn đầu tiên không thể giải quyết một mình trong một
nhiệm kỳ bốn năm là sự sa sút về mức sống của thành phần trung lưu.
Chiều hướng ấy xảy ra từ vài chục năm nay và trở thành gay gắt hơn sau
nạn Tổng suy trầm năm 2008. Hồ sơ thứ hai là kinh tế Mỹ giảm đà tăng
trưởng trong khi mắc nợ nhiều hơn vì bội chi ngân sách lẫn thâm hụt sẽ
còn tăng của các quỹ An sinh Xã hội, Trợ cấp Y tế và Bảo hiểm Sức khỏa
cho toàn dân. Muốn giải quyết việc nợ nần quá lớn này thì phải có tăng
trưởng để thêm nguồn thu thuế khóa, muốn giảm mức bội chi thì phải tăng
thuế nhưng tăng thế nào để khỏi gây bất lợi cho sản xuất? Đây chỉ là ba
hồ sơ nóng nhất trong cả chục hồ sơ mà vị Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ
không thể có chìa khóa thần kỳ và lại phải dung hòa quan điểm với Lưỡng
viện Quốc hội. Điển hình là các hiệp ước tự do thương mại mà chúng ta đã
có lần đề cập vào tháng trước.
- Cảm nghĩ sau cùng của tôi là hình như các bậc Quốc phụ của nước Mỹ cố
tình tạo ra ách tắc chính trị để Chính quyền gồm có Hành pháp và Lập
pháp kiềm chế nhau trong khi lại mở rộng không gian sinh hoạt cho các
công dân và chính là công dân với quyền tự do sẽ tìm ra giải pháp thỏa
đáng cho đa số trong xã hội. Có lẽ đấy là một đặc tính của nền dân chủ
Hoa Kỳ.
Nguyên Lam: Xin cảm tạ kinh tế gia Nguyễn-Xuân Nghĩa về cuộc phỏng vấn này.
Thích hay không thích thì cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ cũng là một cuộc lựa chọn mà ý dân phải được tôn trọng ít nhiều. Nhưng có một "blogger" xưng là bác sĩ ở Việt Nam, dám mạnh dạn kết luận rằng cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ cũng chỉ là một dạng tranh cử theo kiểu "đảng cử dân bầu." Xem ra Việt Nam khó có tương lai.
Trả lờiXóaCám ơn TH.
XóaTôi nghĩ là mình nên thông cảm với họ vì chính người Mỹ còn mơ hồ về thế thức bầu cử quá phức tạp của Hoa Kỳ. Nhưng bảo rằng Hoa Kỳ cũng có hiện tượng "đảng cử dân bầu" thì quá sai: một là không hiểu, hai là cố tình xuyên tạc để biện hộ cho chế độ đảng trị tại Việt Nam. Nếu "đảng cử dân bầu" thật thì đảng Cộng Hòa đã chẳng khốn đốn như hiện nay! Chúng ta cần thời gian và kiên nhẫn thì mới hiểu hết được... Trong khi chờ đợi thì quả là Việt Nam khó có tương lai!
Thưa bác Nghĩa !
Trả lờiXóaBác cho cháu hỏi ạ
Tờ báo The Diplomat dẫn các nguồn tin Mỹ và Việt Nam cho biết, Washington có thể dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí với Việt Nam trong chuyến thăm của ông Obama vào tháng 5.
Tuy nhiên, như cháu biết việc dỡ bỏ lệnh cấm vận một quốc gia không nằm ở Hành PHáp mà nằm ở Quốc hội Mỹ. Việc đó đối với ông Obama là không thể làm được .
Vậy nên cháu hỏi bác là các thủ tục (các bước đi )để Quốc hội Mỹ có thể xóa bỏ lệnh cấm vận vũ khí của một nước là như thế nào không ạ ? Vì cháu nhớ muốn xóa bỏ cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam thì Quốc hội Mỹ phải sửa lại Luật kiếm soát xuất khẩu vũ khí năm 1976
Ý của cháu hỏi về thủ tục (các bước đi ) là giống như các bước bác có nhắc đến việc Quốc hội Mỹ phê chuẩn TPP ( Một ủy ban Thương mại của Hành pháp trình lên Quốc hội, rồi Quốc hội có 105 ngày cứu xét, rồi Hạ viện có 60 ngày, Thượng viện có 30 ngày để nghiên cứu và phê chuẩn.....)
Đặt sang vấn đề sửa luật của Mỹ thì thủ tục có như vậy không ạ ?
Cháu cảm ơn bác
Nhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaThành nhận xét đúng. Những người nêu giả thuyết Obama sẽ bãi bỏ lệnh cấm vận võ khí sát thương cho Hà Nội có lẽ chưa hiểu gì, hoặc mê Obama hay là cho Hà Nội tín hiệu sai. Obama muốn ôm hôn thắm thiết các chế độ hung đồ vì tư tưởng riêng của ông ta, nhưng không thể muốn gì cũng được!
XóaDear thầy Nghiã, các bạn nêu câu hỏi nhưng sao không thấy rằng, Hà Nội đâu có thiếu vũ khí, họ mua các thứ cuả Nga, và họ có đánh đấm gì với ai đâu mà cần giở bỏ lệnh cấm vận? Chỉ là một hình thức ngoại giao cuả vỏ quỉt móng tay mà thôi.
XóaHọ mua cho đã, hưởng hoa hồng cuả người bán, mắc nợ có người dân trả nợ. Mà người dân mình bây giờ sinh sống ra sao, thì ai cũng biết rồi. Nhức nhối và vô vọng. Nhưng con người Việt Nam biết phải làm cái gì khi triều đình thì thối nát mà ngoại bang thì kìm hãm cầm canh, ngày một thêm sâu rộng? Chúng ta sống ở hải ngoại, chỉ đọc tin tức thôi cũng đã thấy bức xúc, thử hỏi người dân sống trong nước phải chịu đựng, khổ sở như thế nào?
Poor,
Trả lờiXóaBạn chưa phải đi nghĩa vụ quân sự là mừng rồi. Thắc mắc việc triều đình chi cho cực.