Trung Quốc và các "Dị Tộc" trong vùng trái độn
* Chúng em vào Đại hội, vui đáo để... *
Trung Quốc là quốc gia duy nhất trên thế giới mà nỗi sợ hãi ngàn năm có thể được thấy từ... mặt trăng.
Đó là Vạn Lý Trường Thành, do nhiều đời xây dựng từ thời Chiến Quốc đến nhà Đại Minh - trải dài trên hai chục thế kỷ. Trung Quốc cũng là một xứ mà việc phòng thủ đã trở thành bản năng, xuất phát từ địa dư, văn hóa lẫn lịch sử.
Trên một quốc gia bát ngát tới 10 triệu cây số vuông, đa số diện tích lại là vùng trái độn quân sự vây quanh khu vực tương đối trù phú là các tỉnh duyên hải miền Đông. Theo chiều kim đồng hồ từ dưới lên thì đó là Tây Tạng, Tân Cương, Nội Mông và phân nửa đất Mãn Châu ngày xưa, nay là ba tỉnh Đông Bắc có tên là Hắc Long Giang, Cát Lâm và Liêu Ninh.
Nếu chú ý đến tin tức kinh tế hay lương thực, chuyện chiến lược của xứ này, ta có thể nhắc đến nạn hạn hán khiến sản lượng nông phẩm của Hắc Long Giang bị hại nặng từ đầu năm. Nếu chú ý đến tin ngoại giao quốc tế, người ta để ý đến sự chuyển mình của Miến Điện để ra khỏi bóng rợp u ám của Trung Quốc và hội nhập với thế giới bên ngoài. Nếu chú ý đến an ninh hay tâm linh, việc chư tăng Tây Tạng tự thiêu để phản đối ách cai trị hà khắc và thực tế là tội diệt chủng lẫn thủ tiêu văn hoá cũng là biến cố ta cần tìm hiểu....
Nếu lùi lại mà nhìn trên toàn cảnh, người ta còn thấy rằng có cái gì đó đang làm Trung Quốc rung chuyển từ bên trong, mà không chỉ là nguy cơ suy trầm kinh tế hoặc bể bóng địa ốc.....
Bài này sẽ nói về những chỉ dấu tiên báo của một cơn địa chấn ngay trong vùng trái độn quân sự truyền thống của Trung Quốc.
***
Cái chữ "đồn điền" như ta dùng ngày nay xuất phát từ Trung Quốc, từ bản năng phòng thủ khi quân đội được phái đi trấn giữ các vùng biên vực xa xôi - mà Thiên triều gọi là "phiên trấn", đất của ngoại bang mà mình chiếm đóng: binh lính phải tự canh tác để nuôi hệ thống đồn binh trải rộng ở vòng ngoại vi khô cằn và hiểm trở. Lý do là bọn tứ di đáng khinh trong nền văn hoá duy chủng của tộc Hán đã từ bên ngoài tấn công và còn vào làm chủ Hán tộc trong nhiều đợt, qua nhiều thế kỷ.... Các Thuyền Vu hay Đại Hãn của dị tộc man rợ đã đem Công chúa Trung Hoa về làm tì thiếp, hoặc Hốt Tất Liệt, Hoàng Thái Cực hay Khang Hy, Càn Long đã lên ngôi Hoàng Đế ngay tại Trung Nguyên!
Ai lên lãnh đạo Trung Quốc cũng phải trước hết làm chủ khu vực Trung Nguyên tương đối trù phú, rồi khống chế được miền Tây hoang vu nghèo đói và kiểm soát được vùng biên vực để tránh ngoại xâm. Từ Tần Thủy Hoàng Đế đến Hán Vũ Đế hay Mao Trạch Đông, mối lo sinh tử của lãnh đạo xứ này đều dẫn đến việc bành trướng ảnh hưởng và kiểm soát được vùng trái độn quân sự ở vòng ngoài.
Vì vậy, sau khi vét đoàn dân đói rách từ miền Tây về làm chủ Trung Nguyên trong cuộc Vạn lý Trường chinh, Mao lập tức khống chế Tân Cương năm 1949, và tấn công Tây Tạng năm 1950. Việc thôn tính Tây Tạng đã hoàn tất vào Tháng Ba năm 1959, khiến vị lãnh đạo Tây Tạng là đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14 phải lưu vong qua Ấn Độ....
Sáu mươi năm sau, là ngày nay, chế độ Cộng sản Trung Quốc đang thấy đất trời rung chuyển không chỉ vì nguy cơ kinh tế hay động loạn xã hội bên trong mà còn vì những chuyển dịch âm thầm mà dữ dội của vùng trái độn ở chung quanh.
***
Tháng 11 năm ngoái, mới gần đây thôi, đức Đạt Lai Lạt Ma bất ngờ thăm viếng nước Cộng hoà Mông Cổ trong bốn ngày. Chính thức là để thuyết pháp cho dân Mông Cổ, sắc dân chịu ảnh hưởng rất sâu và rất cao của Phật giáo Tây Tạng - mà họ gọi là Lạt Ma giáo. Đây là lần thứ tư mà vị lãnh đạo Phật giáo Tây Tạng đặt chân vào xứ Mông Cổ, lần cuối là vào năm 2006.
Nhìn từ Bắc Kinh thì đấy là một... âm mưu mờ ám!
Vì Cộng hoà Mông Cổ nay là quốc gia dân chủ, thực sự, và trở thành một nguồn cám dỗ cho công dân Cộng hoà Nhân dân Trung Quốc gốc Mông Cổ trong khu vực tự trị của họ, ở khu vực Nội Mông, có diện tích là hơn triệu cây số vuông! Tin đồn rằng hóa thân sau này của đức Đạt Lai Lạt Ma có thể là một người Tây Tạng hay Mông Cổ dĩ nhiên là làm Thiên triều đỏ thấy xanh mặt! Việc Cộng hoà Mông Cổ tăng cường hợp tác với Nhật Bản và Hoa Kỳ để khai thác tài nguyên khoáng sản trong lãnh thổ rộng lớn này càng làm Thiên triều mất ngủ.
Cái chuyện xa xôi ấy bỗng lại xảy ra cùng sự chuyển hóa của Miến Điện, xứ Myanmar trong thời sự quốc tế. Người dân Miến Điện đang tự giải phóng khỏi hai tai ách nội ngoại. Bên trong là chế độ độc tài quân phiệt và bên ngoài là sự lệ thuộc vào Trung Quốc.
Miến Điện là quốc gia rộng lớn với diện tích gấp đôi Việt Nam, nằm trong khu vực chiến lược cho an ninh Trung Quốc vì tiếp cận với Ấn Độ dương và Thái bình dương, và là cửa thông thương của các tỉnh bị khóa trong lục địa như Vân Nam Quý Châu ra tới biển nóng ở bên ngoài.
Nhưng, y như Tây Tạng, Miến Điện có những liên hệ lịch sử, văn hoá và cả sắc tộc quá gần với... Ấn Độ và xưa kia nằm trong hệ thống cai trị của Đế quốc Anh, trải rộng từ rặng Indu Kush qua đến Vịnh Xiêm La. Ra khỏi chế độ độc tài quân phiệt – và sức hút của Bắc Kinh – Miến Điện sẽ có một tương lai kinh tế trù phú hơn, y như trong quá khứ, khi giao kết với thế giới văn minh bên ngoài.
Lãnh đạo Bắc Kinh phải triệt để kiểm soát Tây Tạng vì lý do nội tại của mình lẫn nỗi lo truyền thống trong tiềm thức.
Bên dãy Hy Mã Lạp Sơn cao như đỉnh trời, Cao nguyên Tây Tạng là nơi phát tích những con sông lớn nhất Á Châu và cung cấp một lượng nước tới gần một phần ba cho Trung Quốc, một xứ mà diện tích canh tác chỉ bằng một phần ba trung bình của thế giới. Khi khống chế Tây Tạng, Bắc Kinh kiểm soát được nguồn nước cho mình, từ Dương tử lên Hoàng Hà, và cho các nước vây quanh, quan trọng nhất là sông Mekong.... Cao nguyên Tây Tạng là tháp nước vĩ đại nhất Á châu với trữ lượng khoảng 400 tỷ thước khối. Thiếu nước là Thiên triều chết cạn.
Tây Tạng thật ra có diện tích bằng cả khu vực Tây Âu và có nhiều tài nguyên khoáng sản chưa khai thác. Với cái nhìn thiển cận và vô trách nhiệm, Bắc Kinh còn dùng nơi này làm chỗ lưu giữ phế vật của kỹ nghệ hạch tâm, thành một đống rác nguyên tử. Đó là chuyện bên trong.
Với bên ngoài, Tây Tạng lại giáp giới với Ấn Độ, một xứ cừu thù lâu năm của Thiên triều đỏ. Việc Ấn Độ tiếp tục yểm trợ chính quyền lưu vong của dân Tây Tạng, nay còn mở rộng quan hệ với các nước Thái bình dương, từ Nhật Bản, Úc tới Hoa Kỳ, khiến Bắc Kinh thấy mình như bị bao vây! Nỗ lực "Nam tiến" qua các dự án chiến lược với Pakistan và Miến Điện càng khiến Ấn Độ tăng cường hợp tác với các quốc gia bán đảo hay hải đảo vây quanh Trung Quốc. Khi Miến Điện chuyển hướng, Ấn Độ sẽ tích cực yểm trợ và càng làm Thiên triều mất ngủ.
Trong khi ấy, Tân Cương vẫn chưa êm! Sắc dân Duy Ngô Nhĩ theo Hồi giáo – "Rợ Đột Quyết" trong lịch sử Trung Quốc - vẫn đòi quyền độc lập và càng bị đàn áp họ càng thiên về giải pháp khủng bố, với sức yểm trợ đáng ngại của các lực lượng Hồi giáo quá khích.
Đã thế, Hoa Kỳ bỗng dưng lại quan tâm đến lưu vực sông Mekong, và yểm trợ các nước dưới hạ nguồn, từ Miến Điện, Thái Lan đến ba nước Việt, Mên Lào...
Một cách rất khách quan, Trung Quốc là trái bom nổ chậm về môi sinh với việc khống chế tháp nước Tây Tạng, xây dựng đập Tam Hiệp, điều tiết nguồn nước từ sông Dương tử lên Hoàng hà và gieo họa lũ lụt hay hạn hán cho 60 triệu dân dưới hạ nguồn Mekong.
Nhưng ngoài khía cạnh môi sinh khiến người ta cần chú ý đến Tây Tạng hay Miến Điện, an ninh mới là mối quan tâm đáng kể cho mọi quốc gia....
***
Quốc gia nào cũng có thể có tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ với các lân bang. Quốc gia nào cũng có thể gặp bài toán hội nhập các sắc tộc ở bên trong, kể cả Miến Điện hay Việt Nam.
Riêng Trung Quốc thì có nhiều tranh chấp nhất, ít ra với cả chục quốc gia, từ Ấn Độ qua Nhật Bản đến các nước Đông Nam Á. Mà nội tình thì chưa hề có hội nhập sắc tộc. Chỉ có biểu trưng trên lá "Ngũ tinh Hồng kỳ" với Hán tộc giữ vị trí Bắc đẩu, vây quanh là bốn ngôi sao tượng trưng cho bốn sắc tộc thiểu số là Mông, Mãn, Hồi, Tạng. Bây giờ, cùng với Miến Điện, hình như bốn ngôi sao ấy như đang muốn bung khỏi lá cờ!
Chuyện đáng theo dõi là vì sao Miến Điện đang thoát ra ngoài mà Hà Nội lại chập chờn bay vào chốn đó?
Chuyện đáng theo dõi là vì sao Miến Điện đang thoát ra ngoài mà Hà Nội lại chập chờn bay vào chốn đó?
vi co cung ong to Mac Lenin
Trả lờiXóaĐỘC TÀI-TOÀN TRỊ có những đặc tính:
Trả lờiXóa• Độc quyền của một đảng trong sinh hoạt chính trị.
• Một ý hệ có tính chất độc quyền.
• Độc quyền của chế độ về bạo lực và các phương tiện thuyết phục con người.
• Bắt buộc mọi hoạt động kinh tế, nghề nghiệp phải phụ thuộc vào ý hệ cũng như vào chính sách đường lối duy nhất của đảng (Định huớng… nơi mô???)
• Xử dụng ý hệ , công an cùng mật vụ để trấn áp con người.
ĐỘC TÀI chỉ muốn độc quyền về chính trị như Singapore, Nam Phi, Miến Điện…còn dễ thay đổi. Nhưng riêng ĐÔC TÀI lẫn TOÀN TRỊ như Cuba, Trung Hoa, Bắc Hàn hay CSVN… luôn muốn khống chế mọi mặt đời sống con người bằng đường lối độc đảng, bằng ý hệ, và sẵn sàng xử dụng cả guồng máy công an, mật vụ trong việc trấn áp đã là bản chất của chế độ thì làm sao đổi dời được??? Đúng với câu nói „giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời!“. Ôi! Vòng kim cô „ngu lâu dốt bền“ sao mà gỡ hoài cũng không ra, đã làm biết bao nhiêu người vô tội phải chịu nghiệp oan rồi!!!
May cho Miến Điện chỉ chỉ có độc tài nhưng không toàn trị nên trong những ngày tới sẽ có những bước cải tổ thay đổi rất ngoạn mục.
Nói như Boris Eltsine, Cựu Tông thống Nga, cựu Ủy Viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Liên Sô, đã từng tuyên bố :
„Chế độ cộng sản chỉ có thể bị thay thế, chứ không có thể cải tổ“