Nguyễn-Xuân
Nghĩa - Người Việt Ngày 140721
"Kinh Tế Cũng Là Chính Trị"
Thêm một con ngựa chiến của Trung Quốc, nhưng là ngựa gỗ
* Năm lãnh tụ Nga, Ấn, Brasil, Trung Quốc, Nam Phi tại Thượng đỉnh BRICS 2014 *
Bị chìm trong các biến cố chính trị là một sáng kiến xây dựng kinh tế ít được ai ngó ngàng. Bài viết này cố giải quyết sự bất công ấy....
Biến cố chính trị là vụ thảm sát MH17: chiều ngày 17 phi vụ số 17 của Hàng không Malaysia từ Amsterdam bay tới Kualar Lumpur bị hỏa tiễn bắn hạ tại miền Đông của Ukraine khiến 298 thường dân thiệt mạng. Biến cố mở rộng cuộc khủng hoảng Ukraine với hậu quả có khi tương tự như vụ ám sát Đại công tước Franz Ferdinand khiến Thế chiến bùng nổ đúng trăm năm trước. Cùng với vụ MH17 là xung đột trên Dải Gaza, khi quân đội Israel vào truy lùng khủng bố và tiêu diệt kho võ khí của lực lượng Hamas và các nhóm dân quân Hồi giáo quá khích. Loại biến cố ấy khiến dư luận ít chú ý đến chuyến công du của hai lãnh tụ Liên bang Nga và Trung Quốc.
Sau khi ghé Cuba, Tổng thống Vladimir Putin tham dự ba ngày thượng đỉnh BRICS từ 15 đến 17 tại thành phố Fortaleza của Brazil rồi trở về. Do sự trùng hợp mới có tin đồn nhảm, có lẽ phát ra từ Moscow, rằng phi vụ trở về của Putin bị ai đó có ý đồ tấn công mà lại... bắn lầm vào máy bay dân sự Malaysia! Phần mình, Chủ tịch Tập Cận Bình dự thượng đỉnh BRICS rồi lần lượt thăm ba nước Trung Nam Mỹ là Argentina, Venezuela và Cuba. Chúng ta tiến dần vào chuyện kinh tế.
Rồi mới nói đến chính trị!
BRICS là chữ viết tắt của năm quốc gia là Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi. Khởi đi từ sáng kiến năm 2001 của kinh tế gia Jim O'Neill người Anh, thuộc tổ hợp đầu tư Goldman Sachs của Mỹ, để ca ngợi triển vọng của các nền kinh tế "đang lên" như Brazil, Nga, Ấn, Tầu (BRIC). Lãnh tụ bốn nước này tưởng thật và mời thêm Nam Phi gia nhập thành một câu lạc bộ.
Hàng năm, các lãnh tụ câu lạc bộ này vẫn họp thượng đỉnh với chủ đích là mở rộng không gian hành động để đẩy lui ảnh hưởng của các nước Tây phương. Lần vừa rồi là thượng đỉnh thứ sáu.
Tại Brazil, xưa kia ta gọi là Ba Tây, nhóm BRICS hoàn tất hai sáng kiến có mục tiêu xây dựng kinh tế. Thứ nhất là thành lập một Ngân hàng Phát triển, gọi là BRICS Development Bank mà người viết xin ghi tắt là BDB. Thứ hai là chung góp ngoại tệ vào một quỹ cấp cứu tài chánh gọi là Contingency Reserve Arrangement, mà người viết xin ghi tắt là CRA.
Sau khi bàn tính từ nhiều năm, tuần qua nhóm BRICS tiến tới việc lập ra Ngân hàng Phát triển BDB với số vốn sơ khởi là 50 tỷ Mỹ kim. Mỗi nước chung 10 tỷ để đến năm 2016 bắt đầu cho các nước nghèo vay tiền thực hiện dự án phát triển. Triển vọng kế tiếp là tăng vốn gấp đôi để nội năm năm tới, BDB có trăm tỷ đô la viện trợ cho các nước đang phát triển tương tự như Ngân hàng Thế giới World Bank. Sáng kiến kia là lập ra quỹ CRA có trăm tỷ để xứ nào mắc nạn hối đoái thì được vay tạm, hầu khỏi vướng vào những điều kiện khắt khe của Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF.
Hãy nói về kinh tế trước.
Thế chiến II chưa kết thúc, các nước Tây phương chủ yếu là Mỹ và Anh đã sớm rút kinh nghiệm về một nguyên nhân xa của Thế chiến là vụ Tổng khủng hoảng Kinh tế 1929-1933 và tìm giải pháp ngăn ngừa về kinh tế tài chánh. Họ lập ra một ngân hàng cấp cứu gọi là Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF, và một quỹ viện trợ gọi là Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế, tiền thân của Ngân hàng Thế giới. Trong cấu trúc tài chánh quốc tế ấy, gọi là Bretton Woods, siêu cường giàu nhất và chi tiền nhiều nhất chính là Hoa Kỳ, với phép phân công lao động là Mỹ chỉ định người lãnh đạo Ngân hàng Thế giới và Âu Châu để cử người điều hành IMF.
Quy tắc kinh tế là viện trợ và cứu trợ theo tinh thần tự do thị trường và phát triển tư doanh trong kỷ cương ngân sách. Về viện trợ thì đấy là cho vay dài hạn với lãi suất rẻ, thời gian ân hạn cao (trả tiền lời, chưa trả vốn) nên có tỷ lệ tặng dữ (grant element) đáng kể so với nguồn tài trợ của thị trường tư nhân. Về cứu trợ khẩn cấp thì cho các nước mắc nạn vay ngoại tệ giải quyết thất quân bình chi phó nhất thời, với điều kiện là cải cách cơ chế, quân bìng ngân sách và phát huy tự do mậu dịch để khỏi tái diễn khủng hoảng.
Về chính trị, những quy tắc đó thực tế quảng bá cho tư bản chủ nghĩa và dân chủ chính trị.
Sau đấy, các nước mở thêm nhiều ngân hàng phát triển cấp vùng nên tới nay, số định chế viện trợ phát triển lên tới hơn nửa tá: Ngân hàng Đầu tư Âu châu có 331 tỷ đô la, Ngân hàng Thế giới 223 tỷ, Ngân hàng Phát triển Á châu ADB 163 tỷ, Ngân hàng Phát triển Trung-Nam Mỹ (Inter-American Development Bank) 129 tỷ, Ngân hàng Phát triển Phi châu 103 tỷ, v.v...
Với 50 tỷ, ngân hàng BDB của nhóm BRICS sẽ lớn hơn Ngân hàng Phát triển Hồi giáo chỉ có 47 tỷ! Đấy là về kích thước tung hoành qua viện trợ. Còn về khả năng kỹ thuật của các dự án phát triển thì ta có thể nhìn vào thành tích xây dựng loại dự án mềm như tàu hủ của Trung Quốc
Đáng chú ý hơn ngân hàng phát triển BDB là sáng kiến cấp cứu tài chánh CRA.
Năm nước trong nhóm BRICS lập ra quỹ dự trữ trăm tỷ để xứ nào nhất thời cần ngoại tệ thì có thể trích xuất mà khỏi mắc vào thòng lọng của IMF. Khác với ngân hàng phát triển của BRICS là năm nước chung vốn bằng nhau, quỹ cấp cứu tài chánh thì gọi vốn theo sức nặng kinh tế từng nước. Vì vậy, phần chung góp của Trung Quốc là 41 tỷ, nôm na là 41%.
Mỹ mang tiếng khuynh đảo tài chánh quốc tế với 17,69% phần hùn và 16,75% số phiếu của quỹ IMF – trước Nhật, Đức, Pháp, Anh. Trung Quốc thì bày ra con ngựa chiến trăm tỷ với 41% của mình để bành trướng ảnh hưởng trong các nước đang phát triển và thay thế dần cơ chế tư bản và vai trò của Tây phương.
Khốn nỗi, đấy là thớt ngựa gỗ con con.
Vì so với sức nặng của Quỹ IMF có trong tay hơn 800 tỷ đô la để cấp cứu các nước theo quy cách được Hội đồng Thống đốc duyệt xét thì quỹ CRA của Bắc Kinh không chỉ có kích thước nhỏ hơn mà còn đang tìm ra đường đi nước bước, khi năm hội viên của BIRCS lại nhìn về năm hướng.
Không kể Nam Phi hiện diện cho ra màu ngũ sắc, hai nước Ấn Độ và Brazil có thể không vui với sức nặng của các Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ (Federal Board of Reserve) và Âu Châu (European Central Bank) qua biện pháp bơm tiền và hạ lãi suất. Nhưng chẳng vì vậy mà họ lại sát cánh với Trung Quốc, nhất là khi Bắc Kinh đòi nạp vốn vào ngân hàng phát triển BDB theo sức nặng kinh tế của từng nước. Tức là sẽ góp hơn phần trung bình là 20%, để có tiếng nói mạnh hơn.
Ngoài hai sáng kiến BDB và CRA với nhóm BRICS, Bắc Kinh còn chiêu dụ các nước Á châu qua sáng kiến lập ra Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng Châu Á (Asian Infrastructure Investment Bank) với số vốn trăm tỷ đô la. Mục tiêu là xuất cảng khả năng xây dựng dự án cầu đường cho tập đoàn nhà nước và giải trừ ảnh hưởng của Ngân hàng Phát triển Á châu ADB, một định chế do Mỹ và Nhật lãnh đạo.
Tức là Trung Quốc dùng nhóm BRICS này như con ngựa chiến mà thôi.
Nhưng ngần ấy sáng kiến chói lọi của Bắc Kinh đều bị che mờ bởi giàn khoan ngoài Đông Hải. Ngoại trừ trường hợp các nước Phi Châu hay Nam Mỹ ở xa, chưa chắc là các nước Châu Á đã dễ trao duyên lầm tướng cướp khi thấy Trung Quốc đề nghị những giải pháp xây dựng đó.
Phép hối lộ có nói đến quy luật "đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn". Bắc Kinh chưa đi tiền đã vội cắm giàn khoan!
Cái quan trọng nhất là ngân hàng của nhóm BRICS đều sử dụng đồng USD trong các giai dịch tài chính, nguồn vốn góp cũng được tính bằng USD thì ngân hàng này khó có thể cạnh tranh được với các tổ chức tài chính lớn như WB hay IMF. Nói dại chứ mỗi lần chủ tịch FED mà có " hắt hơi sổ mũi " thì ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tài chính của BDB !
Trả lờiXóaBác Nghĩa ơi,
Trả lờiXóaEm gởi bác tài liệu này, hi vọng giúp bác viết bài cho thêm phần "hoành tráng".
Em chúc bác luôn khoẻ mạnh và yêu đời.
Tám Cầm Lộn (8CL)
http://m.scmp.com/news/china/article/1557572/communist-party-must-win-eight-new-battles-hold-power-china-scholar-warns
Xin thành thật chia buồn cùng bác Nghĩa về sự mất mát lớn lao trước sự ra đi của bác gái.
Trả lờiXóaNguyện xin hương hồn của bác gái sớm được về cõi vĩnh hằng.
Cám ơn bạn đọc ở xa, đã biết tin và chia buồn rất sớm.
XóaXin hãy cầu nguyện cho.
Nguyễn-Xuân Nghĩai
Cháu xin chân thành chia buồn với chú Xuân Nghĩa cùng với gia đình và xin cầu nguyện cho linh hồn bác gái được bình an!
Trả lờiXóa