Nguyễn-Xuân
Nghĩa - Người Việt Ngày 140707
"Kinh Tế Cũng Là Chính Trị"
Hãy
coi chừng khi nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp xuất cảng....
* Phù hiệu của một ngân hàng 80 tuổi *
Trong mấy tuần tới, các Dân biểu Mỹ sẽ
được một tài liệu có ích: một bảng số cho biết là trong địa hạt tranh cử của
mình, có doanh nghiệp nào được Ngân hàng Xuất Nhập Cảng tài trợ và tạo ra bao
nhiêu việc làm. Như trong mọi vấn đề kinh tế chính trị, câu hỏi đặt ra là
"có ích cho ai?"
Được
Tổng thống F.D. Roosevelt thành lập đúng 80 năm trước bằng một Sắc lệnh Hành pháp
năm 1934 để tài trợ việc buôn bán với... Liên bang Xô viết, Ngân hàng
Export-Import Bank trở thành cơ quan độc lập sau Thế chiến II. Từ đó, hoạt động
của "US Ex-Im Bank" được Quốc hội cho tái tục, nhưng số phận sẽ định đoạt
vào cuối Tháng Chín này vì một phong trào chống đối đã nổi lên rất mạnh.
Trên
nguyên tắc, Ex-Im Bank được lập ra để yểm trợ việc xuất cảng của Hoa Kỳ. Mọi tư
tưởng cao quý đều có giá trị "trên nguyên tắc", miễn là ta chú ý tới
thực tế cụ thể của việc áp dụng.
Trước
hết, Ex-Im Bank yểm trợ xuất cảng của Hoa Kỳ như thế nào?
Bằng
cách tài trợ công ty nhập cảng của ngoại quốc theo các thể thức tín dụng và bảo
đảm xuất cảng. Ex-Im Bank vay tiền tài trợ này từ Ngân khố Hoa Kỳ (bộ Tài chánh
Mỹ) với sự bảo đảm của Chính quyền - tức là của dân thỉ thuế - nhờ đó việc yểm
trợ có điều kiện ưu đãi dành cho nhà nhập cảng ngoại quốc.
Nhưng
không phải nhà nhập cảng nào cũng có thể vay của Ex-Im Bank. Họ vay được là do
sự giới thiệu của một nhà xuất cảng Mỹ: Air India được vay hơn ba tỷ đô la để
mua 27 phi cơ Boeing cho mạng lưới hàng không quốc tế của Ấn là do sự vận động
của hãng Boeing.
Xin
đọc lại câu trên theo thực tế bên dưới nguyên tắc "yểm trợ xuất cảng"
- và tạo ra việc làm cho người Mỹ trong hãng Boeing. Air India được Mỹ tài trợ
theo điều kiện ưu đãi nên mua máy bay Mỹ rẻ hơn được hai triệu một chiếc, và có
ưu thế cạnh tranh cao hơn hãng hàng không Mỹ. Cái được của Boeing cần so sánh với
cái mất của nhiều doanh nghiệp Mỹ. Khốn nỗi, cái mất này thì chẳng ai nhìn ra vì...
đã có đâu mà mất?
Một
thí dụ khác là Ex-Im Bank vừa tài trợ gần 700 triệu bạc cho công ty hầm mỏ Roy
Hill của một nữ tỷ phú Úc để mua thiết bị Hoa Kỳ nhằm khai thác các quặng sắt lộ
thiên tại Úc. Công ty bán máy của Mỹ có lời nhờ dự án Roy Hill, nhưng bốn Nghị
sĩ Dân Chủ tại hai tiểu bang Minnesota và Michigan, cùng nghiệp đoàn United
Steel Workers và hiệp hội Iron Mining Association thì tính ra chuyện khác: cả
ngàn công nhân hầm mỏ tại Mỹ bị mất việc.
Dù
là thuộc đảng Dân Chủ và có tính ra thì họ cũng không cản nổi sức vận động của
doanh nghiệp bán máy.
Cũng
trên nguyên tắc, Ex-Im Bank được lập ra để yểm trợ loại doanh nghiệp loại trung
bình và nhỏ. Trên bề mặt thì như vậy thật nếu ta được ngân hàng cho biết là
trong năm ngoái, 90% nghiệp vụ tài trợ của Ex-Im Bank là cho các tiểu doanh
nghiệp. Nhưng lượng và phẩm lại có khác, vì các nghiệp vụ này chỉ chiếm 20% của
tổng số tiền tài trợ. Phần còn lại, 80%, là trút vào các đại tổ hợp Mỹ với những
dự án quy mô.
Trong
thực tế, các tập đoàn như Boeing, GE, Bechtel, Dow Chemical, v.v... mới chiếm đa
số của ngân khoản tài trợ dành cho nhiều đại gia đầy quyền thế của nước nhập cảng.
Cùng
với Phòng thương mại Hoa Kỳ và hiệp hội doanh nghiệp chế biến National
Association of Manufacturers, các đại tổ hợp vừa mở ra cuộc vận động để Quốc hội
Mỹ duy trì Ex-Im Bank.
Năm
2008, khi tranh cử Tổng thống, Nghị sĩ Barack Obama cũng theo lý luận rằng đây
là hình thái "phúc lợi cho doanh nghiệp" nên chống lại việc tái tục
hoạt động của Ex-Im Bank và còn muốn chấm dứt việc yểm trợ các tổ hợp dầu khí của
Mỹ. Sau khi đắc cử và được các đại gia này yểm trợ, ông ta đã... tinh khôn hơn,
nên ủng hộ việc duy trì Ex-Im Bank, "để tạo ra việc làm cho dân Mỹ". Nhiều
người Mỹ cũng tưởng thật như vậy.
Bên
trong đảng Cộng Hoà, nhiều người còn tinh quái hơn thế.
Xét
rằng nhiều xứ cũng lập ra loại định chế yểm trợ xuất cảng như Ex-Im Bank, kể cả
Ngân hàng Phát triển Ngoại thương Trung Quốc (China Exim Bank), của Liên bang
Nga hay Ấn Độ, Brazil, Hoa Kỳ cũng nên có loại công cụ cạnh tranh như vậy. Huống
hồ, phe bảo thủ nêu lý luận, việc đó còn lợi về chiến lược khi tranh thủ được các
nước Á Rập bán dầu, như các Tiểu vương quốc Á Rập Thống nhất United Arab
Emirates, và ngăn được ảnh hưởng của khủng bố al-Qaeda.
Họ
chỉ nhìn vào nơi muốn nhìn, nên không thấy nhiều tập đoàn quốc doanh Bắc Kinh đã
được Ex-Im Bank tài trợ từ mấy thập niên trước, và nay đang trực tiếp cạnh
tranh và thách đố doanh nghiệp lẫn chính quyền Hoa Kỳ.
Nhưng
người ta xoay qua chuyện khác: hàng năm Ex-Im Bank vẫn nộp tiền lời cho Ngân khố
cho nên Hoa Kỳ có một mũi xung kích về ngoại thương và chiến lược tương đối rẻ.
Cũng vẫn là chuyện không biết đếm!
Khi
được Ngân khố tài trợ với phân lời thấp để cho vay hay bảo đảm với lãi suất rẻ,
Ex-Im Bank không có hệ thống kế toán của một doanh nghiệp tài chánh căn cứ trên
"thực giá" fair value của thị trường nên trợ cấp cho thân chủ ngoại
quốc khoảng 1% của ngân khoản tài trợ. Tức là gây thất thâu cho người thọ thuế
tại Mỹ. Nói cho cụ thể, nếu Ex-im Bank tài trợ khoảng 27 tỷ đô la trong tài khóa
2013 thì dân Mỹ mất 270 triệu bạc – mà không biết!
Có
mấy ai mất công tìm hiểu cách tính toán rắc rối của cơ quan độc lập National
Bureau of Economic Research để hiểu ra chuyện thất thâu ấy?
(Xin
một cước chú nhỏ, trong số ngân khoản năm 2013, Việt Nam chỉ được một hạt bụi
trị giá 16 triệu tín dụng cho Tổng công ty Điện lực. So với 613 triệu bảo đảm cho
Trung Quốc và 814 triệu cho Hong Kong thì thật là bèo! Và số tín dụng này không lọt xuống các doanh nghiệp nhỏ của tư nhân...)
Nhưng
vì sao ngày nay người ta lại có cuộc tranh luận về Ex-Im Bank?
***
Từ
đã lâu, sự tồn tại và ích lợi của Ex-Im Bank vẫn được nêu thành vấn đề. Ngày 30
Tháng Chín tới, cơ quan này hết hạn kỳ hoạt động được quy định lần trước vào năm
2012 nếu không được Quốc hội tái tục, trước hết là tại Hạ viện, định chế nắm
tay hòm chìa khóa của nước Mỹ hiện do đảng Cộng Hoà chiếm đa số.
Tai
họa xảy ra tháng trước khi Dân biểu Chủ tịch khối Đa số là Eric Cantor bị thất
cử tại vòng sơ bộ do sự nổi loạn của phong trào Tea Party theo khuynh hướng tự
do tuyệt đối libertarian. Là nhân vật Cộng Hoà số hai sau Chủ tịch Hạ viên,
Eric Cantor bị phê là 1) chính khách của thủ đô, 2) quá gắn bó với quyền lợi của
Wall Street. Chuyện này giải thích chuyện kia: ông cũng là người ủng hộ việc tái
tục Ex-Im Bank!
Người
lên thay Cantor làm trưởng khối đa số là Dân biểu Kevin McCarthy, một nhân vật
biết cuốn theo chiều gió sau khi Cantor bị loại. Ông đảo ngược lập trường năm
2012 và đề nghị bác bỏ. Đằng sau, có Dân biểu Jeb Hersarling, là nhân vật có thẩm
quyền vì làm Chủ tịch Ủy ban Tài chánh Hạ viện, và xưa nay chủ trương là nhà nước
không nên can thiệp vào thị trường để rốt cuộc thì chỉ nâng đỡ đám tư bản thân hữu
và quyền lợi phe nhóm.
Chính
là sự thay đổi bên trong đảng Cộng Hoà mới khiến các thế lực kia hốt hoảng mở
chiến dịch tổng phản công!
Vì
kinh tế cũng là chính trị, bài này xin có một kết luận nhỏ: các chính trị gia
thì phải làm chính sách, nhưng khi chính sách dẫn tới việc lập ra một cơ quan công
quyền để hỗ trợ doanh nghiệp thì mặc nhiên dẫn tới việc phân bố trợ cấp, nguồn
gốc của hiện tượng ta gọi là "nhóm lợi ích".
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét