Quỳnh
Giao 2013
(1946-2014)
Một buổi
chiều cuối năm Quý Tị đầu năm 2013 chúng tôi cùng hát với nhau dù chỉ được một phần cả Ngàn Lời Ca
của Phạm Duy. Trong có 24 tiếng, anh chị em cố gắng tổ chức một buổi sinh hoạt
impromtu mà trang nghiêm trong tinh thần tưởng niệm, Quỳnh Giao nhận lời hát Kỷ Niệm và Ðường Chiều Lá Rụng.
Kỷ Niệm là ca khúc vừa sáng tác xong là Phạm Duy đưa cho con bé Quỳnh Giao hát trên đài phát thanh. Hơn hai chục năm sau đó, khi mình còn ở miền Ðông và thực hiện lấy băng nhạc Hát Cho Kỷ Niệm theo lối thủ công nghệ, ông cẩn thận gửi lời giới thiệu qua một cassette. Ðấy là kỷ niệm khó phai, nghe lại là nhạt nhòa nước mắt.
Còn Ðường Chiều Lá Rụng là một dấu ấn khác của Phạm Duy, được ông viết khi còn trẻ, vào năm 1965, căn cứ theo tập nhạc “Hát vào Ðời” xuất bản năm 1969. Nhưng trong cuốn “Ngàn Lời Ca,” thì ông viết từ năm 1958, sau khi đi du học bên Pháp về. Ðiều này có lẽ cũng đúng, vì ông đã áp dụng những điều học được cho ca khúc. Ðây là bài hát có nhạc thuật cao nhất của ông, với nét ngũ cung u uẩn và những chuyển đoạn liên tục, vừa khó hát, khó nghe và khó hòa âm.
Kỷ Niệm là ca khúc vừa sáng tác xong là Phạm Duy đưa cho con bé Quỳnh Giao hát trên đài phát thanh. Hơn hai chục năm sau đó, khi mình còn ở miền Ðông và thực hiện lấy băng nhạc Hát Cho Kỷ Niệm theo lối thủ công nghệ, ông cẩn thận gửi lời giới thiệu qua một cassette. Ðấy là kỷ niệm khó phai, nghe lại là nhạt nhòa nước mắt.
Còn Ðường Chiều Lá Rụng là một dấu ấn khác của Phạm Duy, được ông viết khi còn trẻ, vào năm 1965, căn cứ theo tập nhạc “Hát vào Ðời” xuất bản năm 1969. Nhưng trong cuốn “Ngàn Lời Ca,” thì ông viết từ năm 1958, sau khi đi du học bên Pháp về. Ðiều này có lẽ cũng đúng, vì ông đã áp dụng những điều học được cho ca khúc. Ðây là bài hát có nhạc thuật cao nhất của ông, với nét ngũ cung u uẩn và những chuyển đoạn liên tục, vừa khó hát, khó nghe và khó hòa âm.
Năm đó, khi vừa ráo mực, ông đưa tác phẩm cho nhạc sĩ Vũ Thành. Là trưởng
phòng văn nghệ của đài Phát Thanh Sài Gòn và trưởng ban nhạc đại hòa tấu và hợp
xướng Phương Hoa, Vũ Thành cũng cộng tác với đài Tiếng Nói Tự Do của Hoa Kỳ,
chuyên phát các chương trình ra miền Bắc. Nổi tiếng khó tính, Vũ Thành lưỡng lự
khi soạn hòa âm, vì Ðường Chiều Lá Rụng không
dễ viết.
Nguyên tác của Phạm Duy là nhịp ý dìu dặt thiết tha trên ton Si thứ với nhiều quãng năm giảm (quinte diminué) làm nhiều ca sĩ trẹo lưỡi. Hát đúng giọng thì phải xuống nốt Fa thăng thấp (dưới hàng kẻ ba dòng) và lên nốt Fa thăng cao nhất (dòng kẻ thứ năm). Vũ Thành sửa lại, dùng nhịp 4/4 theo lối chậm rãi kể lể của một bản Slow và viết nhiều nốt liên ba (triolet) trong toàn bài, rồi còn hạ một cung, tức là ton La thứ. Viết xong, Vũ Thành quyết định thu thanh cho chương trình của đài Tiếng Nói Tự Do để phát ra Bắc, và vì thế trong Nam mình không được nghe.
Ông chọn Thái Thanh để trình bày tác phẩm bất hủ này. Ðấy là một chọn lựa tuyệt vời.
Nguyên tác của Phạm Duy là nhịp ý dìu dặt thiết tha trên ton Si thứ với nhiều quãng năm giảm (quinte diminué) làm nhiều ca sĩ trẹo lưỡi. Hát đúng giọng thì phải xuống nốt Fa thăng thấp (dưới hàng kẻ ba dòng) và lên nốt Fa thăng cao nhất (dòng kẻ thứ năm). Vũ Thành sửa lại, dùng nhịp 4/4 theo lối chậm rãi kể lể của một bản Slow và viết nhiều nốt liên ba (triolet) trong toàn bài, rồi còn hạ một cung, tức là ton La thứ. Viết xong, Vũ Thành quyết định thu thanh cho chương trình của đài Tiếng Nói Tự Do để phát ra Bắc, và vì thế trong Nam mình không được nghe.
Ông chọn Thái Thanh để trình bày tác phẩm bất hủ này. Ðấy là một chọn lựa tuyệt vời.
Thường ngày Thái Thanh vẫn nổi tiếng là cường điệu. Bà làm cho ca khúc
thổn thức rũ rượi hơn và nồng nàn hơn nguyên bản. Nhưng với Ðường Chiều Lá Rụng qua hòa âm Vũ Thành
thì mọi lối quằn quại điệu nghệ bỗng nhiên biến mất. Bài hát quá khó, khiến bà
phải cẩn trọng từng chữ, hát sai và không theo dàn nhạc thì Vũ Thành “quạt”
ngay, chẳng nể nang ai cả!
Thái Thanh hát nghiêm chỉnh, lại có cả dàn phụ họa của Anh Ngọc, Nhật Bằng, Phượng Bằng, Kim Tước, Mai Hương và Quỳnh Giao nữa, nên ca khúc là một tuyệt chiêu.
Thái Thanh hát nghiêm chỉnh, lại có cả dàn phụ họa của Anh Ngọc, Nhật Bằng, Phượng Bằng, Kim Tước, Mai Hương và Quỳnh Giao nữa, nên ca khúc là một tuyệt chiêu.
*
Như có lần người viết đã kể, khi di tản năm 1975, tài sản duy nhất được
Vũ Thành đem theo là một số băng ghi âm các ca khúc quý giá ông thực hiện cho đài
Tiếng Nói Tự Do. Trong đó có Ðường Chiều
Lá Rụng.
Tại hải ngoại, khi thực hiện đĩa nhạc thứ hai với tên Tiếng Chuông Chiều Thu, Quỳnh Giao chọn Ðường Chiều Lá Rụng vì yêu mến tác phẩm
trứ danh này. Nhưng đưa cho Duy Cường nghe tape nhạc Vũ Thành thì bị lắc đầu:
“Em không bao giờ làm giống ai và chẳng bị ảnh hưởng của ai hết!” Ðúng quá chứ!
Rồi Duy Cường cũng loay hoay mãi không viết được. Anh không chịu đổi qua nhịp
Slow như Vũ Thành, dù nhịp này dễ hát hơn nhiều.
Cuối cùng Duy Cường hòa âm theo kiểu ad lib, là tự do, chẳng có nhịp gì hết.
Cái khó là xưa nay ca sĩ hát ad lib thì nhạc sĩ đệm theo, chứ bao giờ lại có sự ngược là nhạc sĩ đàn ad lib và ca sĩ phải hát theo! Cường nói: “Chỉ có chị mới hát theo dàn nhạc được, và vì chị nên em mới thử nghiệm điều này.”
Hôm thu âm tại phòng thu Tomlinson, Phạm Duy đến nghe.
Cuối cùng Duy Cường hòa âm theo kiểu ad lib, là tự do, chẳng có nhịp gì hết.
Cái khó là xưa nay ca sĩ hát ad lib thì nhạc sĩ đệm theo, chứ bao giờ lại có sự ngược là nhạc sĩ đàn ad lib và ca sĩ phải hát theo! Cường nói: “Chỉ có chị mới hát theo dàn nhạc được, và vì chị nên em mới thử nghiệm điều này.”
Hôm thu âm tại phòng thu Tomlinson, Phạm Duy đến nghe.
Cô cháu hát thử câu đầu “chiều rơi
trên đường vắng có ta rơi giữa chiều” bằng hai cách. Cách thứ nhất gần
giống lối diễn tả của Thái Thanh, là láy vào chữ “vắng” và chữ “rơi.” Cách thứ
hai là chỉ láy vào chữ “ta” mà thôi. Và hát rất đều giọng, nghiêm trang. Phạm
Duy chọn cách thứ hai. Viết lại như vậy để chúng ta hiểu ý người sáng tác.
Cho tới
giờ, dường như số người hát Ðường Chiều Lá
Rụng chỉ đếm trên đầu ngón tay của một bàn tay. Riêng Phạm Duy thì nhắc đến
ba người là Thái Thanh, Kim Tước và Quỳnh Giao. Mà người nghe chắc cũng ít.
Nhạc đã thế, lời ca lại chẳng nhắm vào cảm quan mà đầy não tính...
Quỳnh Giao đã viết nhiều nên không dám nói thêm về các lời từ của Phạm Duy khi ông đưa tình yêu lên tận cõi chết. Ðường Chiều Lá Rụng là một tiêu biểu rực rỡ và rã rời nhất với hình ảnh đầy chất siêu thực. Nhưng giờ đây, khi ông đã ra đi, mà mình hát lại với nước mắt lưng tròng thì ca khúc lại tái sinh như một bức họa.
Ông chuyển cung như dùng màu sắc để đổi ánh sáng và có nhiều câu báo hiệu lối viết sẽ thấy ở Trịnh Công Sơn về sau.
Một kỷ niệm cuối là khi ghi âm bài này với hòa âm của Duy Cường, Quỳnh Giao đã ỷ vào chỗ thân tình mà xin sửa một chữ ở câu cuối! Phạm Duy nghe lại, gật gù và cho phép!
Chiều tan trên đường tối, có ta như rã rời
Hồn ta như gò mối, đang chờ phút đầu thai.
Quỳnh Giao xin phép hát là “Hồn ta như gò mối, im chờ phút đầu thai...”
Lá đã rụng, ông đã im. Chúng ta đang chờ ông trở lại.
_____________________________
Ngay sau khi Phạm Duy tạ thế vào Tháng Giêng năm 2013 thì tại California, nhiều thế hệ yêu nhạc của ông lập tức tổ chức một buổi cùng nhau tưởng niệm người nhạc sĩ trong tiếng hát. Sau đó, Quỳnh Giao viết bài tạp ghi này về ca khúc Đường Chiều Lá Rụng của ông. Dainamax xin giới thiệu lại đây để chúng ta hiểu rõ hơn về Quỳnh Giao, khi lá đã rụng, người đã im...
Quý vị có thể nghe Quỳnh Giao trong ca khúc bất hủ này qua mạch dẫn sau đây:
https://www.youtube.com/watch?v=T1mIPJC7POc
Năm 1997, Quỳnh Giao đã đặc biệt thực hiện cho BBC một chương trình có tiêu đề là "Suối Nguồn Tân Nhạc Việt Nam" qua 20 buổi phát thanh, để trình bày 60 năm tân nhạc (xưa kia gọi là "nhạc cải cách") nước ta, từ những năm 1938 tới sau này.
Trả lờiXóaQuỳnh Giao chọn lọc, biên soạn và trực tiếp giới thiệu với phần phần miinh diễn của nhiều ca sĩ và nhạc sĩ. Chương trình được thính giả hướng ứng nên là trường hợp hiếm hoi được BBC cho phát lại. Ở hải ngoại, nhiều đài phát thanh Việt ngữ đã tiếp vận lại. Thấm thoát vậy mà đã gần 20 năm rồi...
Cháu xin chia sẻ sự mất mát của chú, khi một người thân yêu đã ra đi.
Trả lờiXóa-Người rất xa và lại không thân, sao tiếng gió se ở trong lòng-
Trả lờiXóaXin chân thành gửi tới quí quyến và gia đình lời phân ưu sâu sắc.
Phạm Hồng Sơn, Hà Nội, Việt Nam
Xin cảm tạ, với lời tâm nguyện "chân cứng đá mềm". Nguyễn-Xuân Nghĩa
Xóa