Nguyễn-Xuân Nghĩa - Việt Báo Ngày 141205
Theo
IMF, kinh tế Tầu vừa qua mặt Mỹ lên hàng số một! Bố khỉ....
* Ngân hàng Bank of China - Huê dạng, mà hơi ngổn ngang! *
Năm
2014 này vốn có nhiều chuyện tào lao. Tào lao nhất vào lúc cuối năm là khi Quỹ
Tiền tệ Quốc tế IMF công bố thống kê về tổng sản lượng của các nước tính theo sức
mua của đồng bạc ở từng nơi, và hôm Thứ Năm mùng bốn vửa qua thì cho biết rằng theo cách tính đó,
sản lượng kinh tế của Trung Quốc vừa vượt Hoa Kỳ để lên... "số dách"! (Với người lạc hậu thì số dách là cách dân trong Nam ngày xưa nhại tiếng Tầu mà gọi là số một)
Thật
ra, từ cuối Tháng Tư rồi, Ngân hàng Thế giới (World Bank-WB) đã công bố tại
Washington DC thống kê về sản lượng kinh tế các nước theo lối tính mới của
Chương trình So sánh Quốc tế về sức mua của đồng bạc. Dư luận để ý rằng nếu áp
dụng cách tính này thì kinh tế Tầu đã vượt Mỹ để đứng đầu thế giới nội trong năm
nay. Bây giờ đến lượt Quỹ IMF xác nhận chuyện ấy.
Nhưng
cách tính đó là gì và có giá trị tới mức nào?
Cách
nay ba năm, vào đầu Tháng Năm năm 2011, IMF cũng gây chấn động được vài ngày
khi công bố thống kê mới về kinh tế thế giới với dự báo là sản lượng kinh tế
Trung Quốc đang bắt kịp và sẽ vượt Hoa Kỳ vào năm 2016. Sau đó người ta mới chưng
hửng khi biết Trung Quốc có nhiều vấn đề kinh tế xã hội rất trầm trọng ở bên
trong và đà tăng trưởng gọi là rồng cọp vì mấp mé 10% một năm của baa thập niên
trước không thể tiếp tục. Ngày nay mà được 7,5% là mừng, mà còn lo!
Bây
giờ cũng thế, khi Ngân hàng Thế giới rồi IMF cho biết thời điểm qua mặt không là
2016 mà là năm nay. Người ta nên "trừ bì" khi xét tới cách xào nấu thống
kê kinh tế như vậy.
***
Số
là từ năm 1968, Ngân hàng Thế giới hợp tác với Ủy ban Thống kê Liên Hiệp Quốc rồi
nhiều tổ chức thống kê quốc tế để lập ra chương trình so sánh thống kê các nước,
gọi là International Comparison Program,
viết tắt là ICP. Mục tiêu là để lập ra một cơ sở khách quan khi so sánh thống kê
của các nước. Trong khuôn khổ ấy, người ta để ý đến sự kiện là đồng tiền của mỗi
nước lại có sức mua mỗi khác, cho nên nếu dùng mệnh giá (face value) hay hối suất
của đồng bạc làm nền tảng so sánh thì không chính xác. Vì vậy, các nước áp dụng
một khái niệm cổ điển là điều chỉnh theo "tỷ giá mãi lực", gọi tắt là
PPP.
Trong
phạm vi của chương trình so sánh thống kê ICP do Ngân hàng Thế giới bảo trợ thì
cứ sáu năm họ lại một lần điều chỉnh cơ sở tính toán. Lần trước là vào năm
2005. Vì thế, năm 2011 Ngân hàng Thế giới mới có dự án nghiên cứu lại cách tính
và ba năm sau là bây giờ họ mới tạm hoàn tất để vài tháng nữa thì chính thức công
bố kết quả.
Khi
áp dụng phương pháp mới so với cách tính năm 2005 thì tình hình có vẻ khả quan
hơn cho các nền kinh tế đang lên, trong đó có Trung Quốc.
Nói
về chuyện tỷ giá mãi lực hay sức mua đối chiếu của đồng bạc, purchasing power
parity hay PPP thì từ 500 năm trước rồi, người ta đã nghiệm thấy là đồng tiền ở
mỗi nơi lại có sức mua mỗi khác tùy hoàn cảnh từng nơi. Một thí dụ dân ta dễ mường
tượng ra là một lượng bạc ở Đàng Trong có thể mua được nhiều hàng hơn cũng một
lượng bạc ở Đàng Ngoài.
Rồi
gần trăm năm trước, người ta hệ thống hóa khái niệm ấy để dẫn tới việc điều chỉnh
lại tỷ giá hối đoái, hay hối suất của đồng bạc, theo sức mua của đồng bạc ở mỗi
nơi mỗi nước và gọi đó là "tỷ giá mãi lực". Sức mua ấy tùy vào nhiều điều
kiện khác nhau, như lạm phát cao hay thấp hoặc phí tổn về sản xuất hay những cản
trở về thương mại khiến giá trị (value) đồng bạc có khác với trị giá (price).
Nói
qua một thí dụ dễ hiểu thì ta có "mệnh giá", hay giá chính thức, của
một đô la Mỹ giả dụ là hai vạn bạc tiền Việt Nam, rồi cứ theo đó mà nói rằng sản
lượng kinh tế Việt Nam trong một năm trị giá chừng 135 tỷ đô la. Thực tế thì một
đô la tại Việt Nam mua được nhiều hàng hóa hay dịch vụ hơn cùng một đô la đó tại
Hoa Kỳ. Cho nên nếu điều chỉnh lại theo sức mua thì sản lượng kinh tế Việt Nam
có giá trị tương đương với 414 tỷ đô la. Nếu chia cho dân số để tính ra mức tiêu
thụ của một người thì theo mệnh giá chính thức, một người Việt có lợi tức đồng
niên là ngàn rưởi đô la, mà thực tế thì sức mua lại gấp ba, tương đương với bốn
ngàn bảy. Giàu to!
Nhưng
tại sao phải cất công điều chỉnh như vậy? Giới công chức quốc tế được trả lương
để làm công tác điều chỉnh vì nhiều lợi ích cho nhiều cơ quan hay thành phần khác
nhau.
Trước
hết, giới làm chính sách của các nước cần nền tảng thẩm định chính xác hơn thì
mới đánh giá được thực tế kinh tế quốc gia. Và trong phạm vi một nước thì còn
thấy được sự khác biệt ở từng địa phương, của từng thành phần dân cư giàu hay
nghèo, và nhờ đó còn nắm vững được hậu quả của biện pháp về hối đoái, lương bổng,
trợ cấp, v.v....
Thứ
hai, các định chế quốc tế cũng cần loại thông tin này để biết được phẩm chất thật
của tăng trưởng ở từng quốc gia, và hiểu rõ tình trạng giàu nghèo hay trình độ
phát triển từng nước hầu có thể trợ giúp về chính sách kinh tế, xã hội hay giáo
dục. Thứ ba là doanh giới quốc tế hay trong nước cũng có lợi khi có cơ sở thẩm định
việc lời lỗ của đầu tư và làm ăn, từ đó còn tính ra phí tổn hay lợi ích của lương
bổng theo sát với thực giá.
Nói
chung thì phương pháp thẩm định và điều chỉnh đó có những lợi ích hiển nhiên. Nhưng
giá trị cao hay thấp thì còn tùy thuộc vào cách tính.
Về
nguyên tắc thì trước hết là phải tìm hiểu và thẩm định được thực tế, sau đó mới
là điều chỉnh lại thực tế đó theo một số quy ước được đa số công nhận. Nhưng sự
thật thì hoàn cảnh về thực tế và về chính sách của mỗi quốc gia trong số 199 nước
tham gia vào chương trình lại mỗi khác. Mà vì chẳng ai có thể tham khảo ý kiến
từng người cho nên người ta vẫn phải áp dụng phương pháp thống kê thông thường
là chọn dân số mẫu rồi từ đó suy ra toàn cảnh. Khi đó việc điều chỉnh có những
giới hạn của nó.
Những
giới hạn ấy là gì?
Thứ
nhất, tỷ giá mãi lực có cho thấy sự khác biệt giữa hối suất chính thức và sức
mua thực tế, mà điều ấy không có nghĩa "sức mua thực tế" này mới nên
là hối suất chính thức. Khi mua bán với thể giới và thanh toán bằng đồng Mỹ kim
thì Bắc Kinh vẫn phải tính theo hối suất chính thức!
Thứ
hai, việc định ra dân số mẫu có nghĩa là chọn một thiểu số làm tiêu biểu cho đa
số với những sai lầm chắc chắn là khó tránh được. Thứ ba là trong việc tiến hành,
người ta còn có sự lầm lẫn dễ hiểu về thống kê - mà lầm đến cỡ nào, nhiều hay ít,
thì chẳng ai biết được. Thứ tư, quan trọng hơn cả, không phải là xứ nào trên thế
giới cũng đều tôn trọng thông tin kinh tế như nhau cho nên thống kê kinh tế còn
có độ lệch khá lớn về văn hoá và chính trị.
Hãy
đi vào vài chi tiết cụ thể thì ta sẽ thấy ra vấn đề. Trước tiên hãy nói về dân
số mẫu.
Như
muốn tìm hiểu về thói quen tiêu thụ của người dân trong một nước thì người ta dùng
một mẫu chung. Ví dụ như để tính ra lạm phát thì người ta lấy một giỏ hàng hóa
và dịch vụ tiêu thụ có tính chất tiêu biểu để xem người dân tốn bao nhiêu cho mặt
hàng này hay mặt hàng kia, rồi từ đó mới điều chỉnh lại vật giá để có hình ảnh
xác thực hơn về sức tiêu thụ chẳng hạn. Vì hoàn cảnh mỗi nước mỗi khác nên cái
giỏ hàng tiêu thụ đó lại mất giá trị tiêu biểu để làm cơ sở so sánh. Trong các
xứ giàu có, người ta tốn ít tiền hơn cho thực phẩm, mà phải chi nhiều hơn cho
nhu cầu gia cư hay giáo dục. Thí dụ như người dân Trung Quốc vẫn còn tiêu một
phần ba lợi tức cho miếng ăn so với có 14% tại Mỹ nên cái gỉỏ hàng để tính ra lạm
phát là cái giỏ lệch.
Thứ
hai là sai lầm về thống kê. Từ nhiều năm nay, thế giới đã nói đến sự thiếu khả
tín của thống kê Trung Quốc. Một nhân vật lãnh đạo ngày nay là Thủ tướng Lý Khắc
Cường đã từng nói từ năm 2007 khi còn là Bí thư tỉnh Liêu Ninh, rằng con số về
Tổng sản lượng GDP chỉ là hiện tượng "nhân tạo" nên không đáng tin. Từ
đó đến nay tình hình vẫn chưa có cải tiến. Vì vậy con số về sản lượng kinh tế của
Trung Quốc có sự thiếu trung thực rất đáng ngờ.
Ngoài
ra, người ta – hay người Tầu - còn có vấn đề chính sách.
Nhiều
quốc gia, kể cả và nhất là Trung Quốc, có chính sách can thiệp vào kinh tế và
giá cả. Vì vậy, giá cả không phản ảnh đúng quan hệ cung cầu cho nên nếu dùng cái
giá ấy để đo kinh tế thì cũng tựa như lấy một cái thước co giãn bằng cao su. Cũng
thuộc diện chính sách, việc Bắc Kinh kiểm soát và hạn chế thông tin tất nhiên là
gây trở ngại cho công tác khảo sát thực tại kinh tế và làm tỷ giá mãi lực mất
nhiều giá trị.
Sau
cùng, ta không quên là muốn kiểm tra xuất lượng ở đầu ra thì phải đếm được nhập
lượng ở đầu vào: muốn đo sản lượng cho đúng thì phải tính ra phí tổn cho xác thực.
Một thí dụ là năm 2006, Bắc Kinh có thấy ra vấn đề hủy hoại môi trường sinh sống
vì nạn ô nhiễm và được quốc tế khuyến cáo là nên cố tính ra "Sản lượng
Xanh", tức là phải khấu trừ những tốn kém cho môi sinh. Rốt cuộc thì dự án
đó không thành vì nếu tính cả phần phí tổn này thì kinh tế không có "sản
xuất" mà bị "sản nhập" và cái đà tăng trưởng 9-10% chỉ là chuyện
ảo!
Với
dân số cao hơn gấp bốn dân số Mỹ, sản lượng kinh tế Trung Quốc sẽ có ngày bắt kịp
Hoa Kỳ. Nhưng nói về dân số hay nhân khẩu thì Trung Quốc hiện có dân số bằng một
phần tư dân số của địa cầu mà chỉ sản xuất ra 16,5% sản lượng của thế giới mà
thôi. Và xứ này vẫn chỉ là một nước nghèo sẽ gặp loạn nếu không giải quyết được
các vấn đề kinh tế quá trầm trọng bên trong.
Số
dách có khi thành số rách là vậy!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét