"Diễn đàn Kinh tế"
Vấn đề của Trung Quốc hết là kinh tế mà sẽ là an ninh và chính trị...
Dầu thô là sản phẩm chiến lược trong ý nghĩa là loại nhiên liệu
cần thiết cho nền công nghiệp của các nước trên thế giới và ai làm chủ
nguồn năng lượng này thì có thể chi phối nhiều quốc gia khác. Nhưng từ
hơn một năm qua, giá dầu sụt mạnh đã lại gây hậu quả ngược là làm các
nước bán dầu và các doanh nghiệp sản xuất bị điêu đứng. Bước vào năm
Bính Thân, tiết mục Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu về hiệu ứng của dầu thô
khi giá dầu sụt mạnh và gây biến động cho các thị trường chứng khoán
trên thế giới. Xin quý thính giả theo dõi cách Nguyên Lam nêu vấn đề với
chuyên gia Nguyễn-Xuân Nghĩa, tư vấn kinh tế của đài Á Châu Tự Do.
“Hiệu ứng thịnh vượng ngược”
Nguyên Lam: Xin kính chào ông Nguyễn-Xuân Nghĩa. Hôm nay là
chương trình kinh tế đầu năm của chúng ta, Nguyên Lam mong là ông đã
vừa cùng gia đình ăn một cái Tết Bính Thân vui vẻ. Khi chuẩn bị đề tài
kỳ này là hiệu ứng của giá dầu, Nguyên Lam tìm lại các chương trình
trước vẫn được đài lưu trữ và nhớ rằng cách nay đúng một năm, trong
chương trình ngày Thứ Tư 11 Tháng Hai năm 2015, ông có phân tích nguyên
nhân của việc dầu thô sụt giá và khi ấy giá dầu còn ở khỏang 65 đô la
một thùng ông đưa ra dự báo rằng giá có thể sụt nữa và di động trong
biên độ từ hai chục đến năm chục đô la một thùng mà thôi. Ngày nay, giá
đầu đã chạm mức 30 đồng và mỗi lần sụt dưới ngưỡng đó thì các thị trường
cổ phiếu đều tuột giá. Ông cũng có nêu ra rằng giá đầu chỉ là một dấu
hiệu của tình hình sinh hoạt kinh tế và dầu thô mà sụt giá thì đấy là
triệu chứng đáng ngại cho viễn ảnh kinh tế trước mắt. Quả là từ đầu năm
dương lịch, tình hình kinh tế thế giới có dấu hiệu không mấy khả quan
nhưng kỳ này chúng ta sẽ tìm hiểu riêng về hậu quả của nạn dầu thô sụt
giá. Ông nghĩ sao về ý kiến này?
Với giá dầu bị mất 70% và sẽ còn mất nữa, hiệu ứng bất lợi cho các nước bán dầu sẽ lây lan và gây ra nguy cơ “giảm phát” là sản lượng kinh tế suy giảm, hàng họ bán rẻ mà vẫn ế và thất nghiệp sẽ tăng. Nguyễn-Xuân Nghĩa
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Thưa rằng nói về bối cảnh thì chúng ta có
thể đang chứng kiến một chuyển động lớn, trăm năm mới có một lần. Khi
dầu thô là nguồn năng lượng chính cho công nghiệp cách nay trăm năm thì
xứ nào hay doanh nghiệp nào có dầu thì tưởng như là làm chủ thế giới.
Cách nay nửa thế kỷ thì có lúc thiên hạ hốt hỏang báo động rằng sinh
hoạt kinh tế hủy hoại môi sinh, thế giới sẽ đói ăn và thiếu dầu. Ngày
nay, tình hình xảy ra trái ngược với dầu thô dư thừa và gây hậu qủa chưa
ai lường được nên ta sẽ khởi sự từ một giác độ khác.
Thứ nhất, cuộc cách mạng về kỹ thuật gạn đá phiến ra dầu, tạm gọi là
fracking, đảo lộn thế cung cầu với Hoa Kỳ và cả Canada trở thành hai nhả
sản xuất mới và tăng số cung cho thế giới. Thứ hai, từ biến động năm
2008, kinh tế thế giới vẫn chưa khả quan và lại có dấu hiệu suy trầm từ
Trung Quốc nên số cầu về dầu khí không tăng mà giảm. Thứ ba, kinh tế của
Trung Quốc đã hạ cánh rồi và sẽ sa sút trong nhiều năm tới, và khi số
cung tăng vọt mà số cầu vẫn đình trệ thì giá dầu phải sụt.
- Thứ tư, cùng
với cuộc cách mạng kỹ thuật về dầu khí, nhân loại cũng ra sức tìm các
nguồn năng lượng “sạch” như quang năng là ánh mặt trời hay phong năng là
sức gió, nên dầu thô, khí đốt và than đá hết còn vị trí nhu yếu như
trước, và vì vậy giá dầu sẽ còn giảm nữa.
Nguyên Lam: Ông Nghĩa vừa tóm lược một bối cảnh rất rộng
của hồ sơ dầu khí với kết luận hợp lý là giá dầu sẽ còn giảm. Khi ấy, ai
mua dầu thì có lợi và ai bán dầu thì bị thiệt hại, nhưng thưa ông, nếu
cân nhắc lợi và hại thì hậu quả sau cùng là gì? Giả dụ như Nguyên Lam có
thể mua xăng với giá rẻ hơn, đấy là cái lợi, nhờ đó có thêm tiền mua
thứ khác và kích thích sản xuất ở khu vực khác, nhưng giới sản xuất xăng
dầu thì bị thiệt hại vì tài sản của họ mất giá và cũng có thể giảm đầu
tư vào ngành khác. Trong cái chuỗi liên hệ rắc rối ấy thì người ta dựa
vào những yếu tố nào để suy tính?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi xin khởi đi từ tổng thể với vài con số đơn giản để mình cùng tính.
- Từ giữa năm 2014 thì giá dầu ở khoảng 100 đô la một thùng, nay chỉ
còn 30 đô la, coi như mất 70%. Tổng số trữ lượng về dầu của thế giới đã
được xác định thì ở khỏang một ngàn 700 tỷ thùng. Khi dầu mất giá 70%
thì kho dầu toàn cầu coi như mất giá khoảng 120 ngàn tỷ đô la, tính cho
tròn thì hơn gấp 10 sản lượng kinh tế của nước Mỹ, bằng 500 lần sản
lượng của Việt Nam hay 200 lần tài sản của vài doanh nghiệp lớn nhất thế
giới. Con số ấy cho thấy kích thước của vấn đề. Dù biết rằng lượng dầu
ấy vẫn còn nằm dưới đất và chỉ có giá khi đào lên khai thác và bán ra,
nhưng trong sổ sách hay đầu óc của các quốc gia hay các doanh nghiệp làm
chủ lượng tài sản này thì người ta phải thấy là mình bị nghèo đi mất
70%. Khi ấy, chúng ta nghĩ tới khái niệm gọi là “hiệu ứng thịnh vượng
ngược” để dự đoán về hậu quả.
Nguyên Lam: Ông nói đến khái niệm hay phạm trù “hiệu ứng thịnh vượng ngược”, thưa ông, đấy là cái gì vậy?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Nếu tôi thấy mình giàu hơn thì tự nhiên tôi
nghĩ đến việc xài tiền này cho các nhu cầu trước đây mình muốn mà không
thỏa mãn được. Thí dụ như mua một cái xe lớn hơn hay một ngôi nhà sang
hơn. Từ đó, quyết định chi tiêu phụ trội của tôi có thể kích thích sản
xuất cho doanh nghiệp và đấy là phạm trù “hiệu ứng thịnh vượng”, cơ sở
của các tính toán và dự đoán kinh tế của giới hữu trách. Ngược lại, khi
thấy mình bị nghèo đi thì tất nhiên là phải thu vén chi tiêu, tạm đình
chỉ những gì muốn làm. Doanh nghiệp dầu khí đang khai thác các giếng dầu
bị mất giá thì phải tiết giảm đầu tư, có khi sa thải nhân viên và gây
hậu quả bất lợi cho kinh tế. Một quốc gia bán dầu ra như Liên bang Nga
hay Saudi Arabia cũng thế, bị thất thâu ngân sách vì dầu thô sụt giá và
không thể duy trì các chương trình phúc lợi xã hội như trước và hậu quả
bất lợi sẽ lan rộng ra khỏi lĩnh vực năng lượng qua kinh tế và xã hội.
Đấy là hiện tượng “hiệu ứng thịnh vượng ngược” hay “hiệu ứng nghèo
túng”. Với giá dầu bị mất 70% và sẽ còn mất nữa, hiệu ứng bất lợi cho
các nước bán dầu sẽ lây lan và gây ra nguy cơ “giảm phát” là sản lượng
kinh tế suy giảm, hàng họ bán rẻ mà vẫn ế và thất nghiệp sẽ tăng.
Biến cố trăm năm mới thấy một lần
Nguyên Lam: Ông vừa nhắc tới vai trò của Hoa Kỳ là quốc gia
đi tiên phong trong cuộc cách mạng về kỹ thuật khai thác dầu thô và khí
đốt khiến số cung trên thế giới tăng mạnh, làm sụt giá dầu trong bối
cảnh trì trệ của kinh tế thế giới. Khi dầu sụt giá như vậy thì vì sao
các công ty không giảm mức sản xuất để hãm số cung?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Nhờ cuộc cách mạng kỹ thuật mà Hoa Kỳ đã
vọt lên thành quốc gia sản xuất nhiều dầu nhất thế giới và giảm hẳn số
dầu nhập khẩu nên càng làm thế giới bị ứ dầu. Khi ấy, các tiểu bang có
giếng dầu lớn nhất như Texas, Oklahoma hay North Dakota đã thành đầu máy
kinh tế. Các doanh nghiệp loại nhỏ và vừa lao vào lĩnh vực sản xuất dầu
với kỹ thuật mới cũng tuyển dụng nhiều nhân công nhất và khai thác cả
ngàn giếng dầu loại bỏ túi ở mọi nơi và góp phần làm giảm nạn thất
nghiệp tại Mỹ. Nhưng từ giữa năm 2014, tình hình hết còn khả quan như
trước và ngày càng khó khăn hơn vì dầu thô sụt giá khiến nhiều giếng bị
tạm đóng cửa và ngân sách nhiều tiểu bang như North Dakota bị hao hụt
nặng chẳng khác gì tình hình Liên bang Nga hay Á Rập Saudi hoặc
Venezuela.
Nhiều doanh nghiệp Mỹ đã đi vay thay vì chủ yếu bỏ vốn để khai thác dầu. Khi giá sụt thì họ vẫn có nhu cầu thanh toán các khoản nợ đáo hạn nên vẫn cứ phải bơm thêm dầu và bán lỗ để có tiền mặt hầu còn trả nợ. Nguyễn-Xuân Nghĩa
- Sang câu hỏi vì sao nhà sản xuất không giảm số cung để giá khỏi sụt
thì ta gặp một vấn đề kế toán tài chính. Nhiều doanh nghiệp Mỹ đã đi vay
thay vì chủ yếu bỏ vốn để khai thác dầu. Khi giá sụt thì họ vẫn có nhu
cầu thanh toán các khoản nợ đáo hạn nên vẫn cứ phải bơm thêm dầu và bán
lỗ để có tiền mặt hầu còn trả nợ trên thị trường trái phiếu hay cho các
ngân hàng. Và động thái tuyệt vọng ấy lại càng làm dầu hạ giá trong một
vòng luẩn quẩn đáng ngại! Mà không chỉ có doanh nghiệp, nhiều quốc gia
cũng gặp cảnh ngặt nghèo ấy khi đi vay quá trớn.
Nguyên Lam: Như ông vừa trình bày thì phải chăng các doanh
nghiệp khai thác dầu lao vào một cuộc chơi nguy hiểm vì đi vay tiền để
áp dụng một kỹ thuật tân kỳ làm tăng sản lượng và giảm phí tổn sản xuất
cho tới khi dầu thô sụt giá quá mạnh thì họ phải tiếp tục bơm dầu
trả nợ dù có bị lỗ. Nhìn ra ngoài Hoa Kỳ thì tình hình của các nước sản
xuất coi bộ cũng ít quả quan mà còn có vẻ nguy ngập, thí dụ như xứ Á
Rập Xaou-đi và các nước trong Hiệp hội OPEC của 14 quốc gia xuất khẩu
dầu thô. Ông nghĩ sao về chuyện này?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Chúng ta đang chứng kiến một biến cố gọi là
trăm năm mới thấy một lần.
- Cùng nhiều nước bán dầu trong Vịnh Á Rập,
Saudi Arabia có chiến lược độc đáo là không giảm sản lượng để giữ giá mà
cứ tiếp tục bán thêm để giá sụt mạnh làm các doanh nghiệp Mỹ lỗ vốn và
đóng cửa, là điều có xảy ra. Khối Á Rập này, như Saudi, Kuweit và các
tiểu vương quốc, có nhiều dầu và dự trữ ngoại tệ dồi dào nên mới theo
đuổi việc ấy, chứ các thành viên khác của tổ chức OPEC, như Venezulea
thì bị khốn đốn nặng. Cuối tuần qua thì rạn nứt bùng nổ trong nhóm OPEC
và tổ chức này hết còn thế lực làm giá như hơn 40 năm trước mà còn bị
nguy cơ tan rã.
- Cũng về hiệu ứng của giá dầu, ta không quên là Iran đang nuôi hy vọng
bán dầu từ một triệu rưỡi đến ba triệu một ngày sau khi hết bị quốc tế
cấm vận để có thu nhập cải thiện kinh tế, nhưng sẽ lại tăng số cung. Là
đối thủ chính trị của Iran, Saudi Arabia càng không muốn giảm sản lượng
trong mục tiêu làm dầu thô sụt giá nữa hầu Iran không chiếm được lợi thế
kinh tế. Ta không nên quên vai trò võ khí của dầu thô và Hoàng gia
Saudi đang sử dụng võ khí ấy để gây khó cho Iran, cho Liên bang Nga và
các doanh nghiệp Mỹ.
Nguyên Lam: Khi nói đến hoàn cảnh thuận lợi hơn cho các
nước mua dầu thì chúng ta phải nhớ tới Trung Quốc là một nước cũng sản
xuất dầu thô nhưng vẫn phải mua thêm cho đủ yêu cầu tiêu thụ quá lớn với
hiệu suất rất kém. Thưa ông, nếu nói về hậu quả của việc dầu thô xuống
giá thì kinh tế Trung Quốc được lợi những gì?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Trung Quốc có lợi nhờ hóa đơn mua dầu được
rẻ hơn trước, nhưng tự thân thì đã có quá nhiều vấn đề nên kết cuộc thì
chẳng có gì khả quan hơn. Tôi xin vắn tắt như thế này: Trung Quốc là nơi
mà mỗi tuần lại có nhiều tin xấu về kinh tế và tình hình tiếp tục suy
đồi hơn với nạn đồng bạc mất giá, thất nghiệp tăng, tư bản tẩu tán ra
ngoài, dự trữ ngoại tệ sẽ hao hụt bình quân chừng hơn 100 tỷ đô la
một tháng - trong năm nay có thể mất thêm khoảng hơn một ngàn tỷ. Vì
vậy, bước vào năm Thân này, vấn đề của Trung Quốc hết là kinh tế mà sẽ
là an ninh và chính trị. Trong hoàn cảnh đó số cầu về dầu thô càng giảm
và giá dầu sẽ càng hạ.
Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do xin cảm tạ chuyên gia Nguyễn-Xuân Nghĩa.
Thưa bác Nghĩa,
Trả lờiXóaĐầu năm cháu xin chúc Bác dồi dào sức khoẻ, an lành và hạnh phúc.
Trong tình hình kinh tế ảm đạm như vậy, gần đây cháu có thấy nhiều người đề cập về helicopter money như là 1 macroeconomic policy để trực tiếp hơn trong việc kích cầu để làm giảm recession. Nhưng cháu lại cảm giác có gì đó không được ổn trong biện pháp này, khi bank gửi check trực tiếp đến từng citizen như là 1 basic guaranteed income thì tạo ra liabilities mà không có assets tương ứng. Chưa kể tạo ra các incentives khác mà khó lường trước được. Cháu xin hỏi ý kiến của bác về 1 biện pháp bất thường như vậy?
Câu hỏi rất hay cho một vấn đề rất chuyên môn.
XóaTôi sẽ giải thích chuyện này trong một bài kinh tế.
Từ nửa thế kỷ nay, sau những phổ biến của Paul Samuelson, nhiều người vẫn tin vào một số lý gỉai về kinh tế chính trị học của John Maynard Keynes và chủ trương kích cầu bằng bơm tiền.
Sau 2008, loại biện pháp ấy không giải phóng sản xuất mà còn giúp giới đầu tư có tiền làm giàu nhanh hơn các thành phần lao động ở dưới. Hậu quả bất lường là lý luận kinh tế thiên tả này gây thêm bất công xã hội, làm kinh tế trì trệ nhưng... giúp các chính khách cánh tả hốt phiếu của thiên hạ!
Nhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaTH ơi, câu này không có lỗi typo: nếu mỗi tháng mất khoảng trăm tỷ thì trong năm 2016 này có thể mất hơn một nghìn tỷ đô la!
XóaThưa bác Nghĩa,
Trả lờiXóaKính chúc bác tân xuân sức khỏe, hạnh phúc và vạn sự như ý.
Cháu xin lạc đề một chút về chuyện luật lệ sau khi đọc nhiều bài về vấn đề nợ nần, chi tiêu quá tay của các nước Âu Mỹ Nhật. Theo bác, ngoài trường hợp đặc biệt là có chiến tranh, một quốc gia có nên ban hành luật lệ (chẳng hạn ghi trong Hiến pháp) giới hạn mức chi tiêu của lĩnh vực công quyền theo tỉ lệ phần trăm GDP (chẳng hạn ở mức 20% GDP trở xuống trong năm đó) tất cả các cấp từ địa phương đến chính quyền trung ương?
Cháu xin cảm ơn.