Nguyễn-Xuân
Nghĩa - Việt Báo 150115
Món Thịt Dê Tần Thuốc Bắc
Có Vị Chua Ngọt
* Cũng sang trọng hùng dũng vậy chớ bộ! *
Bước vào năm Mùi, lãnh đạo Bắc Kinh thấy
mình gặp may. Hãy điểm lại những cái may tính từ đầu năm dương lịch 2015, như
ban Bí thư hay Quốc vụ viện có thể báo cáo lên trên. Rồi chúng ta mới trừ bì gia giảm, là cách đếm của bài này...
Thứ
nhất, giá dầu sụt hơn phân nửa từ sáu tháng qua là điều có lợi cho một xứ mua dầu
như Trung Quốc. Đó là một điều may. Nhưng biểu kiến.
Trong
Tháng 12, số dầu Trung Quốc nhập cảng được Quan thuế báo cáo là trung bình 7,19
triệu thùng một ngày. So với số nhập của Mỹ trong cùng kỳ là 7,54 triệu thùng thì
chỉ còn dấu phẩy là ta chiếm giải Trạng nguyên ngốn dầu. Nhưng cái khác là tay
Bảng nhỡn đứng hạng nhì là Hoa Kỳ lại tăng sản lượng nhờ thuật gạn dầu từ đá
phiến (fracking), rẻ ra cũng gần triệu
thùng một ngày và là một trong nhiều nguyên do khiến dầu thô sụt giá. Trung Quốc
chưa có khả năng đó.
Hãy
đếm lại đi. Mỹ phải nhập dầu chừng 40% của số tiêu thụ và sẽ nhập ít hơn nhờ hiệu
năng sản xuất và sử dụng cao hơn. Cho nên dù hóa đơn mua dầu của Bắc Kinh có bớt
một phần thì vẫn là một hóa đơn quá nặng vì Trung Quốc phải nhập 60% mới đủ đốt.
Nhất
là khi bá tánh học được thơ Tú Xương nên "xu hào rủng rỉnh, tớ ngồi
xe" như Mán. Mà phải là xe hơi bốn bánh biết phả khói cơ! Đó là nhìn về
xa. Ngay trước mắt, nếu đà tăng trưởng giảm sút có thể hạ số dầu nhập cảng
trong vài năm tới, thì việc đô thị hóa xứ sở cho ra người văn minh cũng sẽ lại
hút dầu. Chuyện tốt xấu lẫn lộn vì giảm đà tăng trưởng thì cũng có vấn đề và đô
thị hóa lại gây bài toán khác vì số cầu về dầu vẫn sẽ tăng!
Huống
hồ, là tay chơi mới nổi trên cầu ba cẳng của dầu khí, Trung Quốc thổi lên ba đại
gia năng lượng là các tập đoàn quốc doanh PetroChina, CNOOC và Sinopec, để ra dáng
doanh nghiệp quốc tế có thể tranh đua với đời. Như các tổ hợp Âu Mỹ đang chới với
vì giá dầu sút giảm, ba đại gia này cũng lên giọng oán than, thu vào không đủ mà
có khi còn lỗ đồng chí ơi!
Nói
vắn tắt thì hơn bù kém, chưa hẳn là tin vui.
***
Chuyện
thứ hai là Paris bị khủng bố.
Trong
mươi ngày qua, cả thế giới loan tin và bình luận gần như hàng giờ về biến cố ấy.
Nhờ thế, ít ai ngó ngàng gì đến việc Bắc Kinh tăng cường kiểm soát thông tin báo
chí và đàn áp dân thiểu số. Cũng tốt thôi.
Ban
Bí thư còn trình lên một báo cáo về sự kiện này.
Xưa
nay, từ ngàn năm qua, hai nền văn minh Thiên chúa giáo và Hồi giáo, vốn cùng một
gốc, lại thường xung đột. Khi thì Thiên chúa giáo giương cờ Thập tự chinh từ Âu
châu vượt Địa trung hải tấn công Hồi giáo tại Trung Đông, khi thì Hồi giáo tràn
vào bán đảo Iberia (xứ Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha thời nay) và chinh phục cả một khu vực Đông Nam của Âu châu.
Thế
rồi Âu châu tiến hành cách mạng tôn giáo và giải trừ dần ảnh hưởng quá lớn của
cả Công giáo lẫn Tin lành trong chính trị, để tiến tới chế độ dân chủ thế quyền.
Trong khi đó, xu hướng thần quyền vẫn mạnh trong thế giới Hồi giáo lại biến chất
thành phong trào "Thánh Chiến" để khuynh đảo xã hội Âu châu và tấn công
vào cốt lõi dân chủ nhất Tây phương là Hoa Kỳ.
Trận
chiến chính trị lồng trong khía cạnh tôn giáo sẽ còn kéo dài khiến cả Tây phương
dân chủ lẫn Hồi giáo đều hao tổn sức lực trong thập niên tới.
Luận
như vậy, Ban Bí thư bèn kết cho các Ủy viên Bộ Chính trị: đảng ta vạn tuế!
Chúng ta vẫn duy trì tôn giáo là Chủ nghĩa Cộng sản với nhiều tín lý khắt khe không kém gì bọn Hồi giáo cực đoan nhất, lại tráng lên hệ thống chính trị này một lớp men thế quyền và dân chủ! Thành ra, ta thắng lớn trên cả hai vế thần và thế, trong khi chúng nó cứ ra sức giết nhau.
Chúng ta vẫn duy trì tôn giáo là Chủ nghĩa Cộng sản với nhiều tín lý khắt khe không kém gì bọn Hồi giáo cực đoan nhất, lại tráng lên hệ thống chính trị này một lớp men thế quyền và dân chủ! Thành ra, ta thắng lớn trên cả hai vế thần và thế, trong khi chúng nó cứ ra sức giết nhau.
Ban
Bí thư tránh không nói đến một chuyện nhạy cảm: Hồi giáo mắc bệnh Trung Hoa! Đó
là có mặc cảm tự tôn về giá trị văn hóa siêu tuyệt của mình mà mang mặc cảm tự
ti về khả năng kinh tế và kỹ thuật thấp ngang tầm cỏ. Khi hai mặc cảm ấy lại hòa
làm một thì họ lấy nhiều rủi ro chết người.
Và
người Hồi tại miền Tây Nam Trung Quốc đang lấy rủi ro đó làm nước Tầu của ta có
loạn!
Đám
rợ Đông Hồi và tộc Duy Ngô Nhĩ áp dụng phương pháp khủng bố để đòi độc lập tại
Tân Cương và còn mở cửa giao lưu với lực lượng al Qaeda tại Trung Á và Trung Đông.
Chúng vào tận Bắc Kinh với nhiều tấn thuốc nổ và hươi dao rừng chém cả chục người
trong nhà ga Côn Minh của Vân Nam! May là đảng ta kiểm soát thông tin chặt chẽ
nên những biến cố ấy không gây xúc động bằng vụ Charlie Hebdo tại Paris.
Dù
sao, khủng bố Hồi giáo vẫn là tế bào ung thư mai phục trong một khu vực rộng gần
bằng phân nửa diện tích xứ sở, từ Tân Cương qua Tứ Xuyên vào tới Vân Nam, Lưỡng
Quảng. Và tin tức đấu tranh tôn giáo dồn dập từ Tây phương sẽ là nguồn cổ võ cho Thánh Chiến
tại Trung Quốc.
Chưa
kể là Giáo phái Pháp luân công lại chẳng ngồi im. Khát vọng tâm linh là điều có
thật, Hồi giáo càng cực đoan quá khích thì dân đen sẽ tìm đến Pháp luân công có
vẻ ôn hòa và tiến bộ hơn. Chưa êm!
Bộ Chính trị suy ngẫm như vậy và nhớ tới Giáo phái Thái bình Thiên quốc năm xưa. Nó góp phần làm nhà Đại Thanh kiệt sức và sụp đổ!
Bộ Chính trị suy ngẫm như vậy và nhớ tới Giáo phái Thái bình Thiên quốc năm xưa. Nó góp phần làm nhà Đại Thanh kiệt sức và sụp đổ!
***
Chuyện
thứ ba mà người ai cũng biết là Bắc Kinh đang đối mặt với nhiều bài toán kinh tế,
xã hội và chính trị nan giải bên trong. Sau nhiều năm xì xụp ngợi ca phép lạ
kinh tế Trung Quốc, thế giới ngày nay thi đua nói về những khó khăn đó. Nhưng
nhờ vậy mà Bắc Kinh có thể dụng kế "Minh tu sạn đạo (để) Ám độ Trần Thương"!
Ban Bí thư trình lên như vậy.
"Minh
tu sạn đạo" là cho thiên hạ biết rằng đảng ta đang ra sức cải cách kinh tế
như Hàn Tín công khai tu sửa con đường xuyên đèo vào Tây Thục bằng ván gỗ. Nhưng
"Ám độ Trần Thương" là kín đáo tập kích thành Trần Thương của Hạng Võ.
Kế hoạch Trần Thương ngày nay là khai triển các dự án xây dựng hạ tầng qua
Trung Á vào tới Afghanistan và Pakistan và mở rộng mọi ngả tiếp vận vào Đông
Nam Á, qua Miến Điện tới Ấn Độ dương. Nỗ lực vĩ đại ấy sẽ phát triển "Con đường
Tơ lụa" xa xưa qua đại lục Âu-Á và qua vùng biển Đông Nam Á xuống tới Nam
Dương và Úc châu.
Nhưng
thế giới đã đổi thay nên đảng ta khó chơi lén như thời Tần Hán. Vả, nếu muốn ám
độ thiên hạ ở bốn phương thì còn phải có quân và có đạn. Làm sao gia tăng nỗ lực
quân sự, nhất là Hải quân, Không quân và Đệ nhị Pháo binh (lực lượng hỏa tiễn),
mà không làm Ấn Độ hay Úc giật mình? Và có chắc đâu là Hoa Kỳ vẫn còn quay lưng
lại Đông Á sau khi chú bé Obama lui về viết sách?
Đã
thế, cái lưỡi bò chín khúc đang nuốt các lân bang bên dưới lại liếm vào gót chân
Thiên hoàng Nhật Bản, cho nên dân Nhật khó quên được "Tâm sự năm Mùi",
là trận hải chiến với nhà Thanh vào một năm Giáp Ngọ, kết thúc vào năm Ất Mùi
1895 khiến triều Đại Thanh sụp đổ! Đừng thách đố một Samurai đang lầm lỳ khoanh
tay!
Đảng
ta chỉ cầu năm nay Thủ tướng Shinzo Abe ác ôn thất bại trong kế hoạch cải cách
kinh tế nên sẽ không thể xoay ra mặt trận an ninh.... Mà có chắc không?
Nhật
đã trôi vào trầm luân kinh tế từ 25 năm nay rồi. Các chính quyền trùng điệp
theo nhau như đèn kéo quân mà xứ sở không bị khủng hoảng chính trị. Tại sao vậy?
Người dân tự xưng con cháu Thái dương Thần nữ và tôn Nhật hoàng như thần
nhân của tôn giáo. Nhưng họ có chế độ thế quyền dân chủ, đồng lòng chấp nhận
kham khổ và còn cho chính quyền vay tiền để vượt khó. Là quốc gia hải đảo, họ
không có đất 1ùi - và khi họ đứng dậy bảo vệ tổ quốc thì đất bằng sẽ lại nổi sóng!
Đâm
ra hai cường quốc Đông Á đều có chung một vấn đề: khẩn trương cải cách ở bên
trong để kịp xoay ra bên ngoài. Bộ Chính trị phân vân do dự trong trò cá cược đầu
năm ấy. Và cũng xây dựng tinh thần toàn dân nhất trí bằng chiến dịch diệt trừ
tham nhũng. Khốn nỗi, theo định nghĩa thì tham nhũng là thuộc tính của độc tài
và nhờ đảng thì chỉ nó xuất hiện trong khu vực nhà nước.
Cho
nên, chuyện năm Mùi của Bắc Kinh không hẳn là điềm cát tường nhờ dầu thô sụt giá
hay Âu Châu có loạn. Mà có khi là tiền cát hậu hung!
Xin ông đoạn này để thỉnh thoảng bốc phét với đám bạn già: "...có mặc cảm tự tôn về giá trị văn hóa siêu tuyệt của mình mà mang mặc cảm tự ti về khả năng kinh tế và kỹ thuật thấp ngang tầm cỏ. Khi hai mặc cảm ấy lại hòa làm một thì họ lấy nhiều rủi ro chết người".
Trả lờiXóaĐộc giả này không "mất nết" tí nào mà lại tinh đáo để vì nhìn ra cái câu chốt của mọi sự. Đây là người thấy ra "ngũ vị hương", năm mùi thơm của món "ngọc dương tần thuốc Bắc". Chúc mừng năm mới an vui cùng đám bạn già... N-XN
XóaCám ơn ông!
Trả lờiXóa