Nguyễn-Xuân Nghĩa - Người Việt Ngày 150413
"Hoa Kỳ Nhìn Từ Bên
Ngoài"
Náo nhiệt tưng bừng tranh cử Tống thống
* Đăng quang hơi sớm em ơi! Hý họa của The Economist *
Tuần qua, với việc
bốn chính khách chính thức mở cửa hàng mua phiếu, cuộc tranh cử Tổng thống Hoa
Kỳ đã bắt đầu. Chúng ta sẽ còn 18 tháng, 72 tuần, đầy huyên náo với chuyện bầu
cử tại Mỹ.
Sau hai nhiệm kỳ Barack Obama, cử tri Mỹ sẽ chọn một liên danh mới của hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ để sẽ lãnh đạo quốc gia từ đầu năm 2017 đến đầu năm 2021.
Từ
thời lập quốc, Hiến pháp có những quy định giới hạn quyền lực của Tổng thống. Cầm
đầu Hành pháp, Tổng thống Mỹ phải chia quyền với Lập pháp là lưỡng viện Quốc hội.
Hạ viện được bầu lại mỗi hai năm, với thẩm quyền lớn về ngân sách, tức là về chánh
sách nội trị. Mỗi hai năm được bầu lại một phần ba, Thượng viện có quyền không
kém Tổng thống về hồ sơ đối ngoại.
Bên
cạnh Quốc hội, Tổng thống còn bị một cơ chế chi phối là Tối cao Pháp viện, với
thẩm quyền suy diễn Hiến pháp mà Hành pháp khó bác bỏ. Sự suy diễn còn có thể mở
rộng quyền hạn đáng kể của 50 tiểu bang, với các Thống đốc cầm đầu Hành pháp của
từng tiểu bang mỗi hai năm lại bầu lại vài chục người. Từ trăm năm nay, một định
chế độc lập là Ngân hàng Trung ương cũng có ảnh hưởng lớn về kinh tế qua chánh
sách tiền tệ và tín dụng, nên giảm thiểu vai trò kinh tế của Tổng thống. Ngoài
ra, thị trường và doanh giới Mỹ cũng tác động mạnh vào kinh tế khiến Tổng thống
phải đắn đo cân nhắc.
Trong
hoàn cảnh đó, Tổng thống Mỹ chỉ có một ưu thế tương đối, là về ngoại giao và an
ninh đối ngoại. Khi ấy, người lãnh đạo nước Mỹ lại phải thỏa hiệp với thực tế của
địa cầu, là địa dư và cách ứng xử của các nước khác.
Dù
sao, ưu thế đó của Tổng thống, và nhất là sức nặng của Hoa Kỳ, vẫn khiến thế giới
quan tâm đến cuộc bầu cử tổng thống vì Hoa Kỳ thường thay đổi chánh sách ngoại
giao với một Chính quyền mới. Còn lại, các nước ít chú ý đến các cuộc bầu cử Quốc
hội ở địa phương. Sau đó mới khám phá là các cuộc bầu cử này lại ảnh hưởng bất
ngờ với quyền lực Hành pháp, vì có thể làm Tổng thống thay đổi lập trường khác
hẳn với chủ trương tranh cử ban đầu.
Nhiều
khi nước Mỹ mang tiếng lật lọng cũng vì cái thực tế bất ngờ ấy khi Tổng thống bị
Lập pháp cột tay.
***
Bên
phía Dân Chủ, trong cuộc bầu cử Tổng thống kỳ này, cựu Ngoại trưởng, Nghị sĩ và
Đệ nhất Phu nhân Hillary Clinton là ngôi sao sáng được cử tri Dân Chủ coi như tất
nhiên sẽ đưa đảng trở lại Tòa Bạch Ốc.
Đã tự chuẩn bị từ năm 2000 và bất ngờ thất bại năm 2008 ở vòng loại, Hillary là ứng cử viên kỳ cựu nhất, có bộ máy tranh cử và vận động tiền bạc mạnh nhất với khả năng huy động hai tỷ rưỡi cho trận đánh. Là khuôn mặt quen thuộc của chính trường từ khi ông Bill Clinton còn là Thống đốc Arkansas rồi Tổng thống hai nhiệm kỳ, Hillary thật ra vẫn là một ẩn số. Người ta biết quá nhiều về chi tiết phụ và về hình ảnh của một phụ nữ đầy khả năng và tham vọng, mà chẳng rõ là nếu là Tổng thống bà sẽ làm những gì.
Đã tự chuẩn bị từ năm 2000 và bất ngờ thất bại năm 2008 ở vòng loại, Hillary là ứng cử viên kỳ cựu nhất, có bộ máy tranh cử và vận động tiền bạc mạnh nhất với khả năng huy động hai tỷ rưỡi cho trận đánh. Là khuôn mặt quen thuộc của chính trường từ khi ông Bill Clinton còn là Thống đốc Arkansas rồi Tổng thống hai nhiệm kỳ, Hillary thật ra vẫn là một ẩn số. Người ta biết quá nhiều về chi tiết phụ và về hình ảnh của một phụ nữ đầy khả năng và tham vọng, mà chẳng rõ là nếu là Tổng thống bà sẽ làm những gì.
Cử
tri có 72 tuần để tìm hiểu chuyện đó, qua sự hướng dẫn của truyền thông, đa số
thiên tả và ủng hộ Hillary trong mọi trường hợp. Có lẽ vì ân hận là bỏ rơi bà tại
vòng sơ bộ lần trước vào Tháng Sáu năm 2008 mà phất cờ cho Obama và nay sẽ là bầy ong
thợ hút mật cho con ong chúa Hillary.
Đằng
sau Hillary còn có nhiều chính khách ngồi ghế dự bị để thay thế nếu bà gặp nạn,
hoặc để kiếm ghế ứng cử viên Phó Tổng thống sau khi bà được chọn làm ứng viên
chính thức. Đấy là đương kim Phó Tổng thống Joe Biden đã 72 tuổi mà vẫn hay nói
nhảm; là Thống đốc Martin O’Malley của Maryland; là cựu Nghị sĩ Jim Webb của
Virginia; và trí thức cục tả là Nghị sĩ Elizabeth Warren của Massachusetts dù bà
tuyên bố không ra tranh cử.
Trong
số này, Nghị sĩ Webb là chính khách độc đáo ở tinh thần không ưa chính trị mà muốn
tăng cường sức mạnh của nước Mỹ. Ở bên trong là với chánh sách kinh tế công bằng
hơn và triệt để giảm trừ ảnh hưởng của tài phiệt Wal Street. Đối ngoại là với
chánh sách cứng rắn hơn Obama về an ninh, nhất là tại Châu Á vì sự bành trướng
của Trung Quốc. Dân Việt chú ý đến ông vì có vị hôn phối gốc Việt và nhất là lập
trường dứt khoát với Trung Quốc.
Bên
đảng Cộng Hoà thì cuộc tranh cử lại náo nhiệt hơn vì có cả chục nhân vật đã lên
tiếng.
Trên
đại thể, phong trào Tea Party có ảnh hưởng mạnh từ cơ sở đã ráo riết ủng hộ ba
Nghị sĩ Ted Cruz của Texas, Rand Paul của Kentucky và Marco Rubio của Florida,
ba người đầu tiên nhảy vào vòng sơ bộ.
Tea Party là hiện tượng đặc thù của Mỹ với chủ trương tự do tuyệt đối libertarian về kinh tế xã hội, là giảm
thiểu vai trò nhà nước, giới hạn công
chi ngân sách và tăng cường kiểm soát bộ máy Chính quyền.
Trong
ý hướng đó, Tea Party có cái nét của quần chúng tự phát, đả kích các chính khách
chuyên nghiệp tại Thủ đô Washington và mang tiếng hay được tiếng là bảo thủ. Ly
kỳ nhất, Tea Party tấn công các chính khách Cộng Hòa có lập trường trung dung và
trở thành rào cản đáng kể bên Cộng Hòa. Không có hậu thuẫn của Tea Pary thì khó
lọt vòng sơ bộ, nếu lại là con tin của Tea Party thì chắc chắn mất phiếu ôn hòa
và thất cử vì phong trào này chỉ tranh thủ được 11% dân số Mỹ.
Về
đối ngoại thì Tea Party là một sự khó hiểu. Chủ trương libertarian khiến họ giới
hạn sự can thiệp của Hoa Kỳ vào thiên hạ sự đến độ phản chiến và tự cô lập. Nhưng
từ bên trong cũng có nhiều người yêu nước đến cực đoan chủ chiến. Nghị sĩ Rand
Paul là người chết kẹt giữa hai khuynh hướng đó nên từ chủ hòa đã nhảy vào giữa
để bắt cá hai tay và được tiếng là bất nhất!
Ngoài
dàn kèn hơi quái của Tea Party, Cộng Hòa còn nhiều ngôi sao sáng lẫn các đom đóm
lập lòe.
Sáng
như cựu Thống đốc Jeb Bush của Florida, Thống đốc Chris Christie của New Jersey
và Thống đốc Scott Walker của Wisconsin. Đom đóm là các chính khách có tinh thần
bảo thủ về xã hội và ảnh hưởng thụ hẹp ở một số địa phương. Họ là những người đáng
kính trọng nhưng chưa thể vào tòa Bạch Ốc. Nếu thành công thì chỉ đứng cùng liên
danh của đảng ở vị trí ứng cử viên Phó Tổng thống.
Trong
nửa năm tới, chúng ta sẽ nhìn thấy nhiều trận giao đấu bên Cộng Hòa để tìm ra một
liên danh có một chương trình hành động cụ thể và khả tín. Đấy là sự hỗn loạn cần
thiết để phe Cộng Hòa giải thích được với bên trong là mình muốn gì. Sau đó mới
là tranh thủ 10% số phiếu bên ngoài để chiếm được đa số 50% vào ngày Thứ Ba mùng
tám năm 2016.
Nhìn
từ bên ngoài thì sau tám năm của Hành pháp Dân Chủ, cử tri Hoa Kỳ có thể muốn đổi
ngựa nên các ứng viên Cộng Hòa có một chút ưu thế. Nhưng truyền thống của đảng
là cực đoan về chuyện vặt mà tự bắn vào chân nên chỉ còn hy vọng vào sự quá khích
không kém của xu hướng cực tả bên đảng Dân Chủ.
Dù
sao thì 72 tuần sắp tới là cơ hội bằng vàng cho truyền thông. Trong khi thực tế
của nước Mỹ lại có những điều vượt khả năng của Tổng thống. Nước Mỹ mắc nợ quá
nhiều. Trong ngân sách liên bang thì tới gần 60% là khoản chi “đương nhiên” về
xã hội và tiền lời của gánh công trái.
Chúng
ta còn cả năm để nói về nghịch lý ấy…
____
Chuyện chỉ
có tại nước Mỹ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét