* Biểu tình phản đối hiệp định TPP trước Quôc hội Mỹ ngày 23/06/2015. Reuters *
Ngày 24/06/2015, Thượng viện Mỹ thông qua việc đàm phán dự luật TPA với đa số rộng rãi 60 phiếu thuận và 38 phiếu chống. Nhờ vậy tổng thống Obama đã ban hành đạo luật này, bước đầu để hành pháp rộng đường thương thuyết với các đối tác trong vùng Thái Bình Dương và Châu Âu. Trong bối cảnh nước Mỹ bầu lại tổng thống năm 2016, đường còn dài trước khi Hoa Kỳ đạt được hai hiệp ước thương mại TPP và TTIP.
Sau ba năm
vận động với nhiều cản trở từ đảng Dân chủ, tổng thống Obama hy vọng
hoàn thành việc thương thuyết Hiệp ước TPP với 11 đối tác trong vành
cung Thái Bình Dương, như Nhật Bản, Canada, Úc, Việt Nam…, để mở ra kỷ
nguyên giao dịch tự do giữa các nước có sản lượng kinh tế 40% sản lượng
toàn cầu. Trung Quốc không tham gia Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình
Dương.
Để đạt được mục tiêu đó, chủ nhân Nhà Trắng đã vượt qua «cửa ải» Thượng viện, nhờ hậu thuẫn của các nghị sĩ Cộng Hòa chống
lại quan điểm của các nghị sĩ trong cùng đảng Dân Chủ với ông.
Ngày
29/06/2015, Barack Obama phê chuẩn luật trao quyền cho bên hành pháp
đàm phán nhanh theo thủ tục gọi là «fast track». Nguyên thủy luật này
có tên gọi là «Trade Priorities and Accountability Act». Với thời gian
luật TPA được gọi một cách đơn giản hơn là «Trade Promotion Authorithy».
Vào lúc dự án của Washington thành lập một khu vực tự do mậu
dịch với 11 đối tác trong vùng Thái Bình Dương lấn cấn vì những đấu đá
trên chính trường Mỹ, thì tại Bắc Kinh, nhà cầm quyền Trung Quốc liên
tục đẩy mạnh đối tác chiến lược với rất nhiều các đối tác từ Âu sang Á.
Từ
năm 2012 Trung Quốc xúc tiến đàm phán một Hiệp định Đối tác Kinh
tế Toàn diện - Regional Comprehensive Economic Partnership (RCEP) với 10
nước thành viên trong ASEAN cộng thêm Úc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và
New Zealand.
Trong lĩnh vực tài chính, sau các dự án thành lập
ngân hàng BRICS, lại cũng Bắc Kinh có sáng kiến lập Ngân hàng Đầu tư
Cơ sở Hạ tầng Châu Á AIIB. Sáng kiến này đã được 50 quốc gia ủng hộ,
trong đó có những đồng minh thân cận của Washington như Úc, Hàn Quốc hay
Anh, Pháp, Đức …
Tháng 5/2015, Hội đồng chính phủ Trung Quốc ban
hành kế hoạch «Made in China 2025» để tăng cường sức cạnh tranh của
doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực tiên tiến. Khi công bố kế hoạch, Bắc
Kinh nêu ra mối nguy từ Hiệp ước TPP do Mỹ đề xướng cùng các quốc gia
trên bốn lục địa quanh Thái Bình Dương, vì thứ nhất là nâng tiêu chuẩn
cạnh tranh trong các lãnh vực dịch vụ, sở hữu trí tuệ, luật lệ lao động
và bảo vệ môi trường. Thứ hai thu hẹp ưu thế giá rẻ của hàng công nghiệp
của Trung Quốc, và thứ ba khiến các doanh nghiệp của khó phát triển ra
ngoài.
Bắc Kinh đánh giá không sai mục tiêu của hiệp ước TPP là
liên kết các nền kinh tế vây quanh Trung Quốc vào một trận tuyến. Nếu kể
thêm Hiệp định Thương mại và Đầu tư Xuyên Đại Tây Dương - Transatlantic
Trade and Investment Partnership, gọi tắt là T-TIP, mà Mỹ đang đàm phán
với các nước Âu Châu, thì đây là một trận tuyến kinh tế mang tính chất
toàn cầu.
Có điều, 18 tháng trước khi tổng thống Barack Obama mãn
nhiệm kỳ, cả hai hiệp ước TPP với các nền kinh tế trong vùng Thái Bình
Dương và TTIP với các đối tác châu Âu vẫn dậm chân tại chỗ, do những
tranh cãi trên chính trường Mỹ.
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân
Nghĩa từ California giúp thính giả hiểu rõ hơn về những điều luật khá
rắc rối của Hoa Kỳ trong tiến trình đàm phán để đạt được một thỏa thuận
tự do mậu dịch và ông nhắc lại kinh tế, chính trị thường đi cùng với
nhau, như hai mặt của một đồng tiền.
Nguyễn-Xuân Nghĩa:
- Nhìn trên toàn cảnh, với hàng loạt sáng kiến của Bắc Kinh nào là về Con
Đường Tơ Lụa, hay Tân Ngân hàng Phát triển BRICS, Ngân hàng Đầu tư Hạ
tầng Cơ sở Á Châu AIIB, v.v… quả nhiên là ta thấy kinh tế cũng là chính
trị. Thương mại cũng là một trong nhiều diện đấu tranh, giữa hai khái
niệm về tổ chức và sinh hoạt chính trị ở hai bờ Thái Bình Dương.
Tuy
nhiên, y như một tổng thống Hoa Kỳ từ thời lập quốc là John Adams đã
phát biểu, rằng ông chưa thấy một nền dân chủ nào mà không có xu hướng
tự sát. Hoa Kỳ ngày nay đang đi vào trò chơi kỳ cục và nguy hại đó khi
chính trường Mỹ đi vào một mê cung quái đản với nhu cầu thông qua một
đạo luật ủy quyền thương thảo cho Hành pháp theo thủ tục nhanh gọn gọi
là “fast track”, tên chính thức là “Trade Priorities and Accountability
Act”, được viết tắt là TPA.
Từ sáu năm qua, chính quyền Obama kín
đáo vận động Quốc hội tái tục đạo luật TPA để có thể hoàn tất việc
thương thuyết và ký kết Hiệp ước TPP, cho đến khi hoàn tất thì xin Quốc hội
phê chuẩn trọn gói, thay vì từng bước can thiệp vào việc thương thuyết
với các nền kinh tế liên quan. Ông Obama kín đáo vì biết rắng yêu cầu này
sẽ gây phân hóa ngay trong đảng Dân chủ của ông. Nhưng sau sáu năm kín
đáo, năn nỉ thì ông đã công khai yêu cầu đảng Dân chủ ủy quyền thương
thảo nhờ đạo luật TPA mà cuối cùng lại được đảng Cộng hòa cứu nguy!
RFI: Một
cách cụ thể thì Thượng viện và Hạ viện Mỹ đồng ý là cho hành pháp quyền
đàm phán với 11 nước khác về bản Hiệp ước TPP theo thủ tục nhanh là
TPA. Nhưng vì sao Quốc hội Mỹ đã mất nhiều tháng - nếu không phải là
nhiều năm - tranh luận về TPA nhưng chuyện dài về TPP vẫn chưa tới hồi
kết?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Sau 20 vòng thương thuyết với 11 nước kể từ năm 2009, nếu việc đàm phán thành hình trong mùa thu này thì Quốc hội Mỹ có 90 ngày để duyệt xét những cam kết của Hành pháp. Thế rồi Ủy ban Thương mại Quốc tế trong Nội các của Obama có 105 ngày để trình bày với Quốc hội những lợi hại kinh tế của Hiệp ước trước khi văn bản chính thức được công bố như một Dự luật.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Sau 20 vòng thương thuyết với 11 nước kể từ năm 2009, nếu việc đàm phán thành hình trong mùa thu này thì Quốc hội Mỹ có 90 ngày để duyệt xét những cam kết của Hành pháp. Thế rồi Ủy ban Thương mại Quốc tế trong Nội các của Obama có 105 ngày để trình bày với Quốc hội những lợi hại kinh tế của Hiệp ước trước khi văn bản chính thức được công bố như một Dự luật.
- Sau
khi Dự luật TPP thành hình thì Hạ viện có 60 ngày để thẩm xét và phê
chuẩn. Sau đó, Thượng viện có thêm 30 ngày. Nếu cả hai viện cùng phê
chuẩn thì tổng thống mới được ban hành đạo luật TPP. Tức là trước khi có
TPP thì phải có TPA, mà sau khi hoàn thành Hiệp ước TPP thì cũng phải
mất từ 90 đến 120 ngày mới có hy vọng phê chuẩn và ban hành.
Nhưng Hoa Kỳ chưa đi tới ngày đó.
Sau
nhiều trận đánh liên miên về thủ tục, ngày 22/05/2015, Thượng viện Mỹ
thông qua dự luật TPA với tỷ lệ 62-37, bên trong, các Nghị sĩ Dân Chủ
gài sẵn vài điều kiện tiên quyết, như quyền điều tra về việc các nước
đối tác có hành vi lũng đoạn hối đoái để bán hàng rẻ hay không, là một
chuyện kỳ cục sau khi Hoa Kỳ ào ạt bơm tiền từ năm 2008 làm Mỹ kim sụt
giá và nay đòi hài tội Nhật Bản về cùng biện pháp đó. Tổng thống Obama
đã nói trước rằng nếu có điều khoản này thì ông sẽ phủ quyết, nhưng
không ngờ là một điều kiện cài đặt khác của đảng Dân Chủ trong dự luật
TPA mới là vấn đề.
Đó là đạo luật tăng cường nâng đỡ những ai có
thể bị mất việc vì đạo luật tự do thương mại TPP, có tên là "Trade
Adjustment Assistance Enhancement Act", hay TAA.
Đạo luật TAA là
một thủ thuật lâu năm của đảng Dân Chủ nhằm tranh thủ các nghiệp đoàn là
trích từ ngân sách liên bang một khoản trợ giúp thành phần bị mất việc
nếu doanh nghiệp phải cạnh tranh với hàng nhập cảng hoặc phải đóng cửa
và đầu tư ra ngoài. Từ nhiều năm rồi, cơ quan giám sát công quyền là GAO
đã thẩm xét kết quả của luật trợ giúp TAA và thấy một năm mất một tỷ đô
la là lãng phí.
Nhưng phe Dân Chủ vẫn đòi gài đạo luật TAA vào dự
luật TPA thì mới chịu. Hôm 12/06/2015, Tổng thống Obama đích thân vào
Hạ viện kêu gọi các dân biểu Dân chủ biểu quyết dự luật TPA mà lại bị
đâm vào lưng vì điều kiện TAA đó. Trưởng khối thiểu số bên đảng Dân dhủ
là bà Nancy Pelosi kêu gọi phe Dân Chủ hãy gạt điều kiện TAA ra ngoài để
không ủng hộ dự luật TPA.
Đển cuối tháng 6/2015 chính là đảng
Cộng Hoà tại Thượng viện mới nhảy vào cứu ông Obama khi tách riêng điều
kiện TAA trong dự luật TPA để đi tới việc phê chuẩn Hiệp ước TPP, với
lời hứa là sau này họ sẽ lại đưa điều kiện TAA vào trong một dự luật khác.
Ngày
xưa, hình như Otto Bismark có nói rằng việc làm luật cũng bẩn như nhồi
lạp xưởng, Quốc hội Mỹ đang chứng minh điều ấy là đúng.
RFI: Nếu
lưỡng viện Quốc hội Hoa Kỳ đồng thuận giữa hai đảng để thông qua đạo
luật TPA và Hành pháp Obama hoàn thành hiệp ước TPP vào cuối tháng
7/2015, thì tình hình sẽ ra sao?
Nguyễn-Xuân Nghĩa:
- Nếu cuối tháng 7/2015 chính quyền Obama hoàn thành được hiệp ước TPP
thì trận đánh về sự lợi hại của tự do mậu dịch còn kéo dài nhiều tháng,
lạc quan lắm có thể là giữa năm tới. Đấy là cao điểm của cuộc tranh cử
Tổng thống và nhiều dân biểu nghị sĩ sẽ còn viện dẫn chuyện chống hay
ủng hộ TPP để xin phiếu cử tri. Cho nên Hoa Kỳ đang chứng minh rằng mình
là một đối tác không đáng tin và lời cảnh báo của John Adams về khả
năng tự sát của các nền dân chủ là hữu lý. Trong khi Nhật Bản ngóng nhìn
thì chỉ có Trung Quốc là vui.
Theo như chuyên gia kinh tế Nguyễn
Xuân Nghĩa vừa phân tích, hiệp định TPP ít có triển vọng được hoàn tất
trước khi Tổng thống Barack Obama rời khỏi Nhà Trắng. Đây là một thất
vọng đối với nhiều đối tác của Washington, như Nhật Bản hay Việt Nam.
Cách
nay hơn một năm vào tháng 4/2014 quyền đại diện Thương mại Hoa Kỳ
Demetrios Marantis kết thúc chuyến công tác trong ba ngày tại Việt Nam
để thúc đẩy đàm phán gia nhập Hiệp ước Đối tác Xuyên Thái Bình Dương.
Cùng lúc Washington đồng ý mời Nhật Bản tham gia đàm phán TPP. Một khi
đi vào hoạt động TPP sẽ quy tụ 12 quốc gia kiểm soát đến 40 % GDP toàn
cầu.
TPP đang được đàm phán giữa Hoa Kỳ, Úc, Brunei, Canada, Chile, Malaysia,
Mêhicô, New Zealand, Peru, Singapore, Việt Nam và Nhật Bản
Việt
Nam vào tháng 11/2010 bắt đầu chính thức tham gia đàm phán TPP. Trước đó
Việt Nam có mặt với tư cách là thành viên liên kết. TPP tạo điều kiện
để Việt Nam tiếp cận với hai thị trường xuất khẩu lớn nhất: Mỹ và Nhật
Bản.
TPP thoạt đầu là sáng kiến của ba nước gồm Singapore, New
Zealand và Chilê ở ba châu lục khác nhau. Dự án đó đã nhanh chong được
Brunei ủng hộ. Sau 5 lần đàm phán, vào năm 2006 bốn nước kể trên đồng ý
xoá bỏ 90% hàng rào quan thuế và từng bước xóa bỏ hết mọi rào cản kể từ
năm 2015.
Năm 2008 Hoa Kỳ dưới thời tổng thống George Bush muốn
tham gia. Úc, Việt Nam, Peru và Malaysia cũng đặc biệt quan tâm đến đề
xuất này. Một số quốc gia khác được kết nạp với quy chế quan sát viên.
Đối tác Xuyên Thái Bình Dương xuất phát từ đó. Lên cầm quyền năm 2009,
hơn một năm sau, tại diễn đàn APEC tổ chức tại Nhật Bản, tổng thống
Barack Obama gây bất ngờ khi đề nghị mở rộng hợp tác sớm hoàn tất TPP
với 9 nước tham gia ban đầu (Singapore, Chile, New Zealand, Brunei, Mỹ,
Úc, Việt Nam, Peru và Malaysia).
Chủ nhân Nhà Trắng coi TPP là
một công cụ cho chính sách xoay trục của Mỹ về châu Á. Tuy nhiên tiến
trình đàm phán với các đối tác trong vùng Thái Bình Dương không đơn
giản. Đối với Nhật Bản chẳng hạn, Hoa Kỳ luôn gặp nhiều trở ngại. Tới
nay, hai cường quốc kinh tế này vẫn chưa hoàn toàn san bằng được những
bất đồng về nông nghiệp và ngành xuất khẩu xe hơi.
Với một số đối
tác còn chậm phát triển, khúc mắc tập trung vào các tiêu chuẩn bảo vệ
quyền sở hữu trí tuệ, quyền lao động, hay các chuẩn mực về bảo vệ môi
trường.
Em mong thầy Nghiã viết một bài phân tích về các vụ như APEC, TPP và RCEP. Nó có thực tế không, có khả thi không ạ.
Trả lờiXóaRồi còn Nam Hàn với Việt Nam thì được Liên hiệp Âu Châu cho vào thành viên gì đó nưã. Trong tất cả các hiệp định nói trên Việt Nam đều được là thành viên không bị loại trừ như một số nước khác. Bảnh thật ;)
Hoa Kỳ quả thật đã hành xử chẳng ra làm sao. Không trách thiên hạ đâm ra ưa thích Trung Quốc, bởi dù TQ chưa thật sự hoàn hảo, nhưng hễ nói là làm, làm liền thí điểm một con đường sắt xuyên Á-Âu nhanh chóng, thành công. Thầy Nghiã bớt chửi "người quân tử" chứ nhỉ. ;)
Thật ra nó có lợi và hại gì cho Hoa Kỳ và các nước thành viên, xin thầy Nghiã giải ảo cho độc giả biết. Poorshope rất mừng là thầy Nghĩa đã lập hẳn Youtube, mỗi ngày em đều vào chờ xem "Nhà Giải Ảo Online", xin kính chúc thầy an khang.