Nguyễn Xuân Nghĩa - Người Việt Ngày 20111122
"Hoa Kỳ Nhìn Từ Bên Ngoài"
Và sự bần thần của Liên Bang Hoa Kỳ
* Âu châu ba màu tươi sáng - hý họa của WSJ *
Mừng Lễ Tạ Ơn tại Mỹ, bài này kể chuyện vui vui mà gây ớn lạnh....
Tuần qua, Tổng thống Barack Obama có chín ngày rong ruổi Đông Á, với Thượng đỉnh APEC tại Honolulu rồi Thượng đỉnh AES tại Bali, thăm viếng Úc và Indonesia (không nói đến việc chớp nhoáng ghé San Diego ở miền Nam California).
Tại Hawaii, nơi Mỹ đăng cai tổ chức Thượng đỉnh APEC năm nay, ông tuyên bố là sinh tại Hawaii, ông là vị Tổng thống Á châu nhất của Mỹ. Giữa bao đề tài sôi nổi của các cuộc gặp gỡ quốc tế - kể cả "cuộc hội ngộ Mỹ-Hoa của thế kỷ" mà cột báo này đã viết hôm mùng bảy - chả ai phiền hà gì về chi tiết đó, trừ đài Fox News. Họ nhẹ nhàng châm biếm: là tiểu bang Hoa Kỳ từ 1959, Hawaii là quần đảo giữa Thái bình dương, chứ không là một phần của châu Á.
Chỉ là tiểu tiết mà cũng om xòm!
Chuyện lớn hơn vậy là sau nhiều lần thăm viếng và phát biểu dữ dội về Á châu của Ngoại trưởng Hillary Clinton và Tổng trưởng Quốc phòng Leon Panetta, Tổng thống Mỹ đến tận nơi dõng dạc khẳng định rằng Hoa Kỳ là cường quốc Á châu và còn ở đó. Việc ấy gây phiền hà không ít cho Trung Quốc.
Tại Bali, nhân Thượng đỉnh Đông Á, Tổng lý Quốc vụ viện của Bắc Kinh là Ôn Gia Bảo yêu cầu gặp riêng Tổng thống Mỹ. Giới chức Hoa Kỳ cho biết sau đó là Ôn Thủ tướng lại có lời lẽ ôn tồn, y như cách phát biểu trước lãnh đạo của 18 nước Đông Á. Sự ôn tồn này mới đáng chú ý và sẽ còn được bình luận trong thời gian tới.
Nhưng địa cầu vốn có hình tròn. Khi mặt trời ló dạng tại châu Á thì Âu châu chưa ra khỏi bóng tối.... Ở giữa, có Hoa Kỳ đối diện với cả hai mặt tối sáng của địa dư, hay nhân thế. Đó là bối cảnh.
***
Chúng ta bước qua chuyện vui.
Cùng ngày Thượng đỉnh Đông Á kết thúc, hôm Thứ Bảy 19, nhật báo The Wall Street Journal mở đầu mục "Review" rất nghiêm túc hàng tuần với bài viết của giáo sư Niall Ferguson, ở ngay trang C1.
Là học giả người Anh tốt nghiệp Oxford, đang giảng dạy tại hai đại học danh tiếng là Harvard của Mỹ và London School of Economics của Anh, về lịch sử, kinh tế, tài chánh, quản trị công quyền, v.v... ông đã biên soạn nhiều cuốn sách có giá trị và thường được truyền thông mời lên phỏng vấn. Thuộc xu hướng bảo thủ (hay tự do về kinh tế, tùy cách gọi), chuyên gia người Anh này còn là cố vấn của Nghị sĩ John McCain trong cuộc tranh cử Tổng thống Mỹ năm 2008.
Con người ấy quả là không thuộc về một nước hay một vùng địa dư. Cái nhìn của ông cũng thế.
Trong bài viết khá dài, Niall Ferguson nói chuyện vị lai, chưa tới, nhưng ở các ranh giới đã từng thấy trong lịch sử Âu châu. Ông thông báo sự hình thành của Liên bang Âu châu, United States of Europe, hình thái khác của United States of America. Từ nay, ngoài USA sẽ có USE. Thời điểm là năm 2021, 10 năm tới.
Trong bài viết khá dài, Niall Ferguson nói chuyện vị lai, chưa tới, nhưng ở các ranh giới đã từng thấy trong lịch sử Âu châu. Ông thông báo sự hình thành của Liên bang Âu châu, United States of Europe, hình thái khác của United States of America. Từ nay, ngoài USA sẽ có USE. Thời điểm là năm 2021, 10 năm tới.
Ông khơi khơi đứng từ thời điểm ấy mà nhìn lại bây giờ.
Từ nay đến đó là sự... phân rã Âu châu, khởi đi từ hai cái nôi của văn hoá Âu châu là Hy Lạp và La Mã, nơi mà hai Thủ tướng vừa phải từ chức. Từ nay đến đó có thêm 10 chính quyền Âu châu bị đổ, kể cả Tây Ban Nha (Chủ Nhật qua, dễ đoán quá!), Pháp (năm tới) và Đức vào năm 2013.
Người về từ tương lai là Ferguson còn báo trước: Thủ phủ Âu châu sẽ từ Bruxelles dời về Vienna, trù phú hơn trên một địa bàn thu hẹp.
Nhưng chuyện động trời là cùng Ireland, Anh sẽ ra khỏi Liên hiệp Âu châu thành một khối màu hồng của Vương quốc Tái thống nhất! Trong khi bốn nước Bắc Âu là Đan Mạch, Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan sẽ đứng riêng một cõi xanh rì cùng xứ Iceland, tiền trạm của nguồn hàng Trung Quốc!
Nhưng chuyện động trời là cùng Ireland, Anh sẽ ra khỏi Liên hiệp Âu châu thành một khối màu hồng của Vương quốc Tái thống nhất! Trong khi bốn nước Bắc Âu là Đan Mạch, Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan sẽ đứng riêng một cõi xanh rì cùng xứ Iceland, tiền trạm của nguồn hàng Trung Quốc!
Nói về lượng, Liên Âu của 27 quốc gia sẽ tiêu vong, mà Liên bang Âu châu lại có 29 thành viên. Khác biệt là sự tham gia của sáu nước trong khu vực Balkan thuộc Cộng hoà Nam Tư cũ, và của hai nước... Bỉ, dưới hai tên mới của hai sắc dân Flamand gần Hoà Lan và Wallon gần Pháp!
Với đa số dân Mỹ, những dự báo ấy quả lạ lùng, nếu không là xa lạ.
***
Nhưng tác giả không là thày bói, hoặc người khùng ưa báo trước ngày Tận thế.
Ông là chuyên gia kinh tế và sử gia, theo dõi từ thị trường trái phiếu đến sự vận hành của các nền văn minh hay đế quốc. Với văn phong dí dỏm ông giải thích sự tan rã tất yếu của Liên Âu, sự tồn tại của đồng Euro trong một khối kinh tế thu hẹp. Và sự tái xuất hiện của một Đế quốc trung tâm Âu châu, tương tự các Đế quốc Hung-Áo hay Áo-Phổ. Với nước Đức là trụ cột!
Vắn tắt thì Liên bang Âu châu đó có chánh sách thống nhất về ngân sách, với kỷ cương mang màu sắc Đức quốc.
* Ông chủ Đức nhàn hạ tắm nắng tại Ý Đại Lợi - Hý họa của WSJ *
Liên bang mơn mởn màu vàng vọt có các nước miền Nam như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Pháp, Ý, Hy Lạp và vài xứ khác, sẽ an dưỡng tuổi già dưới nắng ấm Địa trung hải, trên các cơ sở du lịch hoặc nhà nghỉ mát của chủ đầu tư người Đức. Miền Đông Bắc có Ba Lan và ba nước Cộng hoà Baltic là Lithuania, Latvia và Estonia, là trung tâm của kinh tế tự do, sức mạnh mới của đồng Euro mới. Ở giữa, Đức là trưởng tràng chính trị, sẽ đối thoại với Liên bang Nga về sự phân vùng Đông-Tây. Tương tự như một Hiệp ước Yalta của Thế kỷ 21.
Cũng là một dự đoán ly kỳ về lẽ hợp tan của Âu châu.
Nhưng Hoa Kỳ đứng đâu và làm gì trong "cựu thế giới" đó?
***
Nhìn từ năm 2021 về hiện tại, Niall Ferguson viết rằng thiên hạ lạc quan tếu về triển vọng dân chủ tại Bắc Phi và Trung Đông vào năm 2011! Vì sau đó, biến cố năm 2012 lại làm địa cầu rung chuyển.
Israel tấn công trung tâm nguyên tử của Iran và châm lửa vào cái thùng thuốc súng mà thiên hạ gọi là "Mùa Xuân Á Rập". Iran lập tức phản công với hai lực lượng đồng minh trên Dải Gaza và tại Lebanon (là Hamas và Hezbollah).
Cũng lạ là trong kịch bản, tác giả am hiểu về kinh tế như Ferguson lại không nói rõ hơn về một thế phản công khác của Iran. Đó là mở ra du kích chiến ngoài biển, để phong toả eo biển Hormuz. Khiến dầu thô bốc giá lên trời, làm kinh tế toàn cầu bò ngang mặt đất!
Chỉ vì Hoa Kỳ không ngăn được hành động của Israel nên lui về thế quan sát, cố bảo vệ luồng chuyển vận trên eo biển Hormuz mà tránh khai hỏa. Thực tế thì bất động vì thủy thủ đoàn của một chiến hạm Mỹ bị Vệ binh Cách mạng Iran bắt làm con tin! Hy vọng tái đắc cử của Tổng thống Obama bốc khói. Một tái diễn của bi kịch Jimmy Carter.
Thừa cơ, cường quốc Hồi giáo trong khu vực là Turkey ngả về phe Iran, bên trong thì xoá bỏ chủ trương của quốc phụ Mustapha Attaturk, là phân biệt pháp quyền nhà nước với đạo Hồi: Turkey sẽ theo chủ nghĩa Hồi giáo. Trong khi lực lượng Huynh đệ Hồi giáo lên cầm quyền tại Ai Cập, rồi bác bỏ hòa ước với Israel. Quốc vương Jordan đành bọc xuôi, Hoàng gia Saudi thì không thể bảo vệ Israel, nên chỉ than phiền là đáng lẽ phải ngăn kế hoạch hạch tâm của Iran. Israel bị cô lập....
Trong khi ấy, chính quyền của Hoa Kỳ xoay vào chấn chỉnh ngân sách ở bên trong!
***
Với giọng phớt tỉnh như người Anh, Niall Ferguson mỉa mai là vào lúc cuối Liên bang Âu châu bèn can thiệp để tránh kịch bản hãi sợ của dân Đức: lâm cơn tuyệt vọng, Israel chơi trò nguyên tử! Ông viết như diễu, rằng khi ấy, Ngoại trưởng Liên bang Âu châu phân trần trên đài truyền hình Al Jazeera của dân Á Rập: "ban đầu, chúng tôi sợ giá dầu thô làm sứt mẻ đồng Euro yêu quý. Nhưng hơn hết, chúng tôi sợ phóng xạ nguyên tử sẽ nhiễm độc các khu nghỉ mát ưa chuộng nhất của chúng tôi"....
Tưởng rằng Niall Ferguson là học giả, nào ngờ còn là kịch tác gia, lâu lâu soạn hài kịch quốc tế.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét