"Kinh
Tế Cũng Là Chính Trị"
Vì
Sao Kinh Tế Trung Quốc Bị Khủng Hoảng?
* Nhảy cao kỷ lục - rồi rớt xuống bục *
Bây
giờ thì mọi người đành nhận rằng kinh tế Trung Quốc đang suy trầm chứ hết đà tăng
trưởng ngoạn mục như trước. Nếu có khác biệt về dự đoán thì một số tin rằng
kinh tế xứ này sẽ “hạ cánh nhẹ nhàng”. Một số khác thì nói đến kịch bản “hạ cánh
nặng nề” hay là khủng hoảng. Người viết này thuộc trường phái “bi-lạc quan”, bi
quan về kinh tế mà… lạc quan về chính trị, nên từ lâu đã dự báo khủng hoảng
kinh tế sẽ dẫn tới khủng hoảng chính trị!
***
Mùa Thu năm 2009, khi mục “Kinh tế cũng là Chính trị” được mở ra trên cột báo này, bài ra mắt
vào đầu Tháng 10 với tựa đề “Trung Quốc
Sắt Thép - Lượng kinh tế và Phẩm chính trị” có giải thích chuyện ấy, với chủ đề tập trung vào ngành
thép và nạn thép ế của Trung Quốc. Ngày nay, thế giới đang la trời về chuyện Bắc
Kinh bán tháo thép ế với giá quá hạ.
Tại sao lại sản xuất thép dư thừa? Hoặc tại sao sau đó, từ
2011 đến 2013, trong có bốn năm Trung Quốc lại sử dụng một lượng xi măng đến
6,6 tỷ tấn?
Xin có vài chữ về cách đếm đã: một tấn là ngàn cân, ngàn tấn
hay triệu ký thì gọi là “kiloton”, một triệu tấn là “megaton”, và một tỷ tấn là
“gigaton”, hay 1012 ký lô. Nhiều ít thế nào
thì dễ nhớ lắm: gấp rưỡi tổng số xi măng Hoa Kỳ tiêu thụ suốt thế kỷ 20 (4,5
gigatons). Mà nước Mỹ quả là không nhỏ!
Trước số lượng khó mường tượng như vậy,
nhà báo nói đến “Vạn Vạn Lý Trường Thành” với sự khâm phục. Giới kinh tế thì hỏi
là để làm gì và do ai tài trợ? Đấy cũng là một nguyên nhân của khủng hoảng sắp
tới.
Xin nói về nhân quả mà bảo đảm là không đi lạc qua giáo lý nhà Phật: những nguyên nhân nhất định phải dẫn tới hậu quả nhất
định! Cái "duyên" là yếu tố làm cho quả rụng vào thời điểm ấy...
Thật ra, đấy là chuyện dễ hiểu vì đã
từng thấy bên Nhật khi cái quả là nạn khủng hoảng kinh tế từ năm 1991 - mà ta ít
chú ý vì tập trung vào vụ khủng hoảng chính trị tại Liên bang Xô viết. Gần đây
hơn, ta thấy cái nhân tại Hoa Kỳ và Âu Châu đã dẫn tới cái quả là khủng hoảng tài
chánh năm 2008.
Cái nhân là mặc sức đi vay để nâng sản
lượng bất chấp sự kiện là sản lượng gia tăng vẫn không đủ trả cho phí tổn đi
vay, làm hệ thống tài trợ sụp đổ dưới một núi nợ xấu, khó đòi và sẽ mất. Đó là
cái quả.
Chuyện nhân quả của Trung Quốc lại có
cái duyên hơi ác là khủng hoảng tài chánh tại Hoa Kỳ đã gây ra Tổng suy trầm toàn
cầu khiến lãnh đạo Bắc Kinh càng chất thêm núi nợ - mà cái gì nghiêng quá thì sẽ
lật. Hạ cánh tan tành là như vậy.
Bây giờ, xin đi vào thực tế của nhân
quả Trung Quốc với vài con số dễ nhớ.
***
Trong nhiều thập niên, Trung Quốc lấy
đầu tư làm lực đẩy cho tăng trưởng.
Thật ra nó chẳng khác gì các công trình
xây dựng Vạn lý Trường thành ngày xưa: giải quyết được nạn thất nghiệp! Còn chuyện
lao động lầm than, làm mà chẳng hưởng hay ký thác tiết kiệm vào ngân hàng của nhà
nước thì lãnh phân lời quá thấp, v.v… chuyện ấy khỏi bàn vì là xã hội chủ nghĩa
với màu sắc Trung Hoa.
Bắc Kinh gia tăng sản xuất như kẻ phóng
tay áo xô vì còn có thể xuất cảng ra ngoài. Thành tích biểu kiến làm thiên hạ hãi
sợ là trong bảy năm đầu của Thế kỷ 20 thì tỷ trọng xuất cảng trong Tổng sản lượng
đã tăng gần gấp đôi, nôm na là tăng 10% một năm.
Rồi nhờ thế độc quyền về hối đoái, Bắc
Kinh đem về một kho dự trữ ngoại tệ khổng lồ mà chẳng cho dân hưởng. Mặt trái của
chiến lược đó là tiêu thụ nội địa bị kềm hãm, có một tỷ trọng quá thấp so với Tổng
sản lượng mà còn giảm dần, nay chỉ ở khoảng 36-37% so với con số tương đối quân
bình là 50%.
Hậu quả của chiến lược xây “Trường thành
kinh tế” là cả nước thi đua sản xuất thừa - dù có thừa và ế mà vẫn được bút
ghi là “sản xuất” làm thế giới vô tâm cứ tưởng là thật. Người Việt ta kêu bằng "đổ... thừa!"
Như nhiều nhà kinh tế duy ý chí nên
nhìn sự đời bằng một mắt, lãnh đạo Trung Quốc chỉ ngó vào phần “tích sản” assets à lượng
tài sản mà họ toàn quyền vận trù chứ khỏi quan tâm đến phần “tiêu sản”, liabilities là từ đâu
mà có? Vay của ai và trả với giá nào là những câu hỏi thừa, những câu hỏi đã ám
ảnh Nhật Bản, Hoa Kỳ và Âu Châu trong các năm qua.
Khi thế giới bị Tổng suy trầm
(2008-2009) thì Trung Quốc còn lao về phía trước. Và đi vay, hay bơm tín dụng,
để tiếp tục sản xuất, rồi bắt kịp và qua mặt Nhật Bản vào năm 2010. Qua mặt cũng
có nghĩa là mắc nợ nhiều hơn Nhật. Trong sáu năm qua, tổng số nợ ngoài khu
vực công quyền tại Trung Quốc tăng gấp đôi và nay đã cao bằng Tổng sản lượng nội
địa. Nếu kể ra các loại nợ công và tư thì có thể lên tới 260 hay 280% Tổng sản
lượng.
Nói trừu tượng vậy vẫn chưa rõ: nợ
kinh doanh của Trung Quốc nay đã cao bằng Hoa Kỳ, dù chỉ có sản lượng kinh tế cỡ
phân nửa của Mỹ.
Vì ngần ấy nguyên nhân, kinh tế Trung
Quốc đang dẫn đầu thế giới với hai thành tích có ý nghĩa lịch sử là hàng ế và nợ
xấu. Giấy báo vốn đắt tiền (!) bài này xin miễn trình bày nhiều thống kê và số
liệu u ám về tình trạng ế ẩm nhà cửa, đường xá hay vật liệu xây dựng. Chỉ cần
nhắc người Hà Nội rằng thế giới càng nói đến “khủng hoảng của tư bản chủ nghĩa”
thì điều ấy càng có nghĩa là Trung Quốc khó tìm ra thị trường xuất cảng. Nên càng
chóng chết!
***
Lãnh đạo Bắc Kinh có hiểu ra điều ấy,
nhưng khó quản lý việc hạ cánh cho nhẹ nhàng, với đà tăng trưởng thấp hơn. Lý
do thứ nhất là kinh tế chỉ tăng trưởng là nhờ sản xuất của tư doanh, nay đang
chết ngộp dưới núi nợ kỷ lục. Nếu tiếp tục chiến lược nghiến răng đạp xe cho cỗ
xe khỏi đổ bằng cách bơm thêm tín dụng thì chỉ chất thêm nợ. Lý do thứ hai là
nghiến răng làm một cuộc giải phẫu tài chánh, là kiềm hãm và giảm bớt gánh nợ
thì cỗ xe đạp sẽ dừng chân tại chỗ!
Tức là đổ….
Vì giữ độc quyền
chính trị nên thản nhiên… ngồi xổm lên thị trường, lãnh đạo Bắc Kinh vẫn có thể
đóng cửa với bên ngoài và xả tiền từ công khố vào hệ thống tài trợ tín dụng, nôm
na là tung tiền bù vốn và đắp nợ trong vài năm để cầm hơi. Nhưng vẫn chẳng thể
nâng giá gia cư, địa ốc và thương phẩm, vốn dĩ bị hiệu ứng từ thị trường bên
ngoài. Mà các mặt hàng đó lại là tài sản thế chấp khi đi vay, là cái lõi của kén
nợ chồng chất. Khi lõi bị mục ở trong thì ta chỉ còn có kén nợ thối.
Giải pháp sau cùng
là từ bỏ chiến lược bóc lột kinh tế bằng cách chuyển lực đẩy từ đầu tư sang tiêu
thụ, nội dung của việc cải cách đề ra từ Hội nghị kỳ ba của Ban Chấp hành Trung
ương Khóa 12 vào đầu năm 2013. Nôm na là cho dân chúng được hưởng và nhờ đó nâng
mức cầu so với số cung ế ẩm.
Trở ngại kỹ thuật
ở đây là phải nâng cao và mở rộng hệ thống tín dụng tiêu thụ, vốn còn thô sơ và
chưa chi đã nghẽn vì nhiều hộ gia đình đã mắc nợ quá nhiều trong thực tế. Nợ đến
mức nào thì chưa ai rõ vì chẳng ai khai thật.
Và trong giả
thuyết nhà nước vẫn làm được việc chuyển hướng từ đầu tư qua tiêu thụ thì đà tăng
trưởng không thể là 7% như chỉ tiêu vừa thông báo. Cũng chẳng là 5-6% như các dự
đoán lạc quan. Mà có thể chỉ còn chừng 3-4% là nhiều, và trong nhiều năm liền!
Khủng hoảng kinh tế là vậy.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét