Hùng
Tâm - Hồ
Sơ Người-Việt 150325
Mục
tiêu thanh trừng của Tập Cận Bình
* Back to the future *
Giới
quan sát hiện tình Trung Quốc đang phân vân giữa hai cách giải thích khác biệt
về mục tiêu của Chủ tịch Tập Cận Bình khi từ chiến dịch thanh lọc hàng ngũ để
diệt trừ nạn tham nhũng lại gia tăng cường độ và mở rộng đối tượng thành một cuộc
thanh trừng. Những người lạc quan – vì vẫn tin tưởng vào việc Trung Quốc đóng góp
cho hoà bình và thịnh vượng của địa cầu - thì tin rằng ông ta phải gồm thâu quyền
lực về một mối thì mới có thể chuyển hướng và cải cách xứ sở ra khỏi những thử
thách nguy ngập hiện tại. Những người bi quan – vì để ý tới văn hóa tập quyền có
tính chất truyền thống của Trung Quốc – thì cho là Tập Cận Bình chỉ muốn củng cố
quyền lực vì là một lãnh tụ yếu thế trước nhiều sức ép muôn mặt trong hệ thống
chính trị Trung Quốc.
Hồ
Sơ Người-Việt xin trình bày lại bối cảnh của cả vấn đề này để độc giả thẩm xét.
Thời Sự Đáng Quan Tâm
Trước
khi đảng Cộng sản Trung Quốc tổ chức Đại hội cho Khóa 12 vào cuối năm 2012 để đưa
lên một tầng lớp lãnh đạo mới – thế hệ thứ năm sau thế hệ Mao Trạch Đông, Đặng
Tiểu Bình, Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào – thì có chuyện bất thường là Bí thư
Trùng Khánh Bạc Hy Lai bị hạ bệ và tống giam. Là người được Chu Vĩnh Khang nâng
đỡ để vào Thường vụ Bộ Chính trị là cơ chế quyền lực cao cấp nhất, Bạc Hy Lai có
hy vọng và tham vọng rất lớn nhờ thành tích “thanh hồng đả hắc” và phát triển
thành phố Trùng Khánh có hơn 30 triệu dân. Họ Bạc bị hạ là do tội ác của người
vợ bị một nhân vật thân tín là Vương Lập Quân phanh phui khi trốn vào Tổng lãnh
sự quán Hoa Kỳ tại thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên là Thành Đô. Đấy là bề mặt.
Khi
ấy rồi, tại Trung Quốc đã có tin đồn là Chu Vĩnh Khang, Bạc Hy Lai (và một số
tướng lãnh gần gũi với họ Bạc tại Vân Nam vì từng là thuộc cấp ngày xưa của thân
phụ là Bạc Nhất Ba) có âm mưu đảo chánh. Khó ai tin vào lời đồn đại ấy.
Tuần
qua, thời sự tại Trung Quốc lại có một chi tiết gián tiếp xác nhận chuyện này.
Sau
khi lên lãnh đạo (Tổng bí thư từ Khoá 18) và cầm quyền (Chủ tịch Nhà nước và Quân
ủy Trung ương từ đầu năm 2013) Tập Cận Bình đã mở chiến dịch diệt trừ tham nhũng
với ý chí “giết cọp đập ruồi”, là đảng viên lớn nhỏ gì cũng bị thanh lọc. Con cọp
lớn nhất bị vật chính là Chu Vĩnh Khang, Trưởng ban Chính pháp Trung ương, một
tay điều khiển hai bộ Công an và Quốc an lẫn bộ máy cảnh sát và toà án, và cả hệ
thống tình báo nội bộ.
Tuần
qua, Tối cao Nhân dân Pháp viện của Bắc Kinh ra thông cáo kết tội Chu Vĩnh
Khang là 1) “vi phạm luật lệ”, 2) “đe dọa sự đoàn kết trong đảng”, và 3) “hoạt động
chính trị ngoài tổ chức”.
Ta
có thể hiểu “phạm luật” là cách giải thích về tội tham nhũng khi họ Chu còn nắm
hệ thống an ninh, làm Bí thư Tứ Xuyên hay Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí CNPC lớn nhất
của xứ sở. Đến tội “gây chia rẽ trong đảng” thì dư luận ra khỏi chuyện tham ô
thường tình của một cơ chế độc tài và nghĩ đến vụ họ Chu cấu kết cùng Bạc Hy
Lai để giành quyền bính. Nhưng cái tội “hoạt động chính trị ngoài tổ chức” phải
dẫn chúng ta qua ngả khác: ngôn ngữ thư lại của bộ máy hành chánh công quyền
khiến kẻ lạc quan nhất cũng luận rằng Chu Vĩnh Khang không chỉ kéo bè kết cánh
(với Bạc Hy Lai chẳng hạn) mà còn có âm mưu nghiêm trọng hơn. Đó là tiến hành đảo
chánh trên thượng tầng để ngăn cản việc Tập Cận Bình lên lãnh đạo. Có khi để giữ
ghế lãnh tụ cho Bạc Hy Lai, bản thân Chu Vĩnh Khang thì làm Thái thượng hoàng, kingmaker.
Từ Thời Sự Ngày Nay Đến Chính Sự Ngày Xưa
Khi
hai nhân vật Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào được đưa lên lãnh đạo, người ta đều
thấy ra bàn tay của Đặng Tiểu Bình.
Là
nạn nhân của Mao Trạch Đông trong các âm mưu quyền bính (ba lần bị hạ phóng xuống
chuồng bò) rồi là công trình sư của việc cải cách kinh tế từ đầu năm 1979, Đặng
Tiểu Bình quan tâm đến ổn định chính trị. Ông là người mở cửa kinh tế mà lập tức
khóa cửa chính trị khi loại bỏ hai Tổng bí thư có hướng cải cách và cởi mở quá
mạnh như Hồ Diệu Bang và Triệu Tử Dương.
Sau
khi dẹp Triệu Tử Dương và cho quân đội vào tàn sát tại Thiên An Môn năm 1989, cũng
Đặng Tiểu Bình đã đưa Giang Trạch Dân lên lãnh đạo cùng Thủ tướng Lý Bằng, với
một nhân vật tương đối ôn hòa hơn là Kiều Thạch. Sau đó, khi họ Giang đang lãnh
đạo, cũng chính Đặng Tiểu Bình đã chọn Hồ Cẩm Đào lên kế vị sau hai đại hội đảng
trong 10 năm. Họ Đặng muốn có sự chuyển quyền êm ả để tránh những chấn động kiểu
Mao. Và khi lên cầm quyền, các lãnh tụ phải chấp nhận nguyên
Nhờ
vậy mà sau vụ Thiên An Môn, Trung Quốc đã có được mấy chục năm êm ả về chính trị.
Nhưng,
và đây là truyền thống văn hóa quyền bính của Trung Quốc, khi lên lãnh đạo,
Giang Trạc Dân đã mở rộng cơ sở quyền lực và xây dựng hệ thống nhân sự có khả năng
hậu thuẫn sự “đồng thuận” cần thiết ở trong đảng. Không những vậy, trước khi về
hưu để nhường chức cho Hồ Cẩm Đào, họ Giang còn gài vào cơ chế lãnh đạo (là Bộ
Chính trị có 25 Ủy viên, và trên cùng là Thường vụ Bộ Chính trị có chín Ủy viên)
những thành phần thân tín của mình. Đó là Tăng Khánh Hồng, Hoàng Cúc, Ngô Bang
Quốc, Giả Khánh Lâm hay Tăng Bối Viêm…. (Hồ Sơ Người-Việt xin miễn trình bày thêm
chi tiết về gốc gác hay phe cánh của các nhân vật này)
Riêng
bản thân, họ Giang còn giữ lại chức Chủ tịch Quân ủy hội gần hai năm sau khi hết
làm Tổng bí thư, rồi mới trao cho Hồ Cẩm Đào, là kẻ ngồi ghế lãnh đạo và vẫn ở
vị thế “thiểu số”.
Chẳng
những vậy, tại Đại hội 18, sáu trong bảy Ủy viên của Thường vụ Bộ Chính trị đều
là người được Giang Trạch Dân cất nhắc và cài đặt, kể cả Tập Cận Bình. Người còn
lại, duy nhất thuộc “phe Hồ Cẩm Đào”, là Thủ tướng Lý Khắc Cường, đứng hàng thứ
hai của Thường vụ.
Thân Thế Tập Cận Binh
Khi
nhìn lại chuyện “Trung Hoa ngàn đời”, ta có thể thấy ra vài đặc tính sau đây.
Tùy
thời thế mà các lãnh tụ đều dồn niềm tin của mình vào thân tộc, xuất xứ, địa phương
hay ngành nghề phục vụ. Chuyện ấy dễ hiểu vì cùng chia sẻ một quá khứ thì dễ đồng
ý về tương lai.
Từ
đó, trong hệ thống chính trị và cất nhắc nhân sự lãnh đạo tại Trung Quốc người
ta mới nói đến “Thái tử đảng” là con cháu các đại công thần thời Cách mạng; “Cánh
Thượng Hải” rất mạnh nhờ Giang Trạch Dân; “Đoàn phái” là đảng viên từng phục vụ
và lên chức từ Đoàn Thanh niên Cộng sản mà Hồ Cẩm Đào và Lý Khắc Cường là tiêu
biểu. Ngoài ra còn Cánh Thanh Hoa hay Bắc Đại của các Đại học Thanh Hoa và Bắc
Kinh, cánh Tứ Xuyên từ đất cũ của Đặng Tiểu Bình, v.v…
Cứ
theo truyền thống đó thì dù xuất thân từ đất Thiểm Tây, Tập Cận Bình có thể thuộc
nhiều phe một lúc: Thái tử đảng vì là
con của Tập Trung Huân, Đoàn phái vì từng sinh hoạt trong Đoàn Thanh niên, cánh
Thanh Hoa vì đi học nơi đó, rồi cánh Thượng Hải khi làm Bí thư sau khi Trần Lương
Vũ bị loại vì tham nhũng, chưa kể là họ Tập đã từng phục vụ tại Hà Bắc, Phúc Kiến
và Chiết Giang….
Nhưng,
thân thế đa năng ấy cũng phản ảnh một thực tế là họ Tập có nhiều bè mà thiếu bạn.
Nói theo ngôn ngữ chính trị Trung Hoa thì thiếu gốc và rễ, thiếu cơ sở quyền lực
bền vững trước mạng lưới chằng chịt của những người đi trước, nhất là của Giang
Trạch Dân.
Cho
nên, dù có được Giang Trạch Dân cất nhắc (cùng Chu Vĩnh Khang), Tập Cận Bình vẫn
phải học bài của vị tiền nhiệm là xoá bỏ mọi chướng ngại do người trước cài lại
và xây dựng thế lực cho mình. Vì vậy, Chu Vĩnh Khang, Tăng Khánh Hồng hay các như
Tướng Từ Tài Hậu và Quách Bá Hùng thuộc cánh họ Giang đều đã được chiếu cố. Thuộc
phe Hồ Cẩm Đào thì mới chỉ có nguyên bí thư riêng là Lệnh Kế Hoạch sa lưới…. Đấy
là phần “xoá”. Theo chiều hướng này thì chính Giang Trạch Dân cũng có ngày bị hỏi
han cho tuyệt nọc khuynh đảo.
Phần
“xây” là xây dựng vây cánh cùng thế lực là điều chắc chắn Tập Cận Bình đã kín đáo
thi hành mà người ta chưa biết được hết. Bước đầu có thể là tìm lại những người
đã từng ở tỉnh Thiểm Tây hay “Hoàng Thổ” của phụ thân là Tập Trung Huân, nơi họ
Tập khởi nghiệp và kết thân với nhiều đảng viên khác.
Đấy
là “đảngThiểm Tây” trong Bộ Chính trị. Trên cùng có Vương Kỳ Sơn và Du Chính
Thanh dù cả hai đều thuộc “Thái tử đảng” và được Giang Trạch Dân tín nhiệm. Vương
Kỳ Sơn nay đang chỉ đạo chiến dịch diệt trừ tham nhũng và Du Chính Thanh thì trù
hoạch việc cải cách trước khi có Đại hội 18. Ngoài ra còn có Lý Chiến Thư và
Triệu Lạc Tế. Trong Bộ Chính trị hiện nay, “đảng Thiểm Tây” đã có năm người. Chưa
kể bốn tướng lãnh mà ba người lại ở trong Quân ủy hội.
Vào
một kỳ khác, Hồ Sơ sẽ trình bày thêm về vây cánh đang hình thành của Tập Cận Bình….
____
Kết luận ở đây là gì?
Không nên coi thường bản sắc độc tài của
lãnh đạo Trung Quốc
Sau 10 năm động loạn vì Cách mạng Văn
hóa (1967-1976) cho tới khi Mao qua đời, Đặng Tiểu Bình mất nhiều năm mới loại
bỏ được bộ máy nhân lực của Mao (“Tứ Nhân Bang”, Hoa Quốc Phong và Uông Đông
Hưng) qua một cuộc đảo chính thầm lặng để tập trung quyền lực, rồi mới khởi sự
mở cửa từ đầu năm 1979.
Tập Cận Bình lãnh di sản mở cửa nên
không có nhiều năm như họ Đặng. Và 10 năm sau khi cải cách, Đặng Tiểu Bình vẫn
cho mở cuộc tàn sát tại Thiên An Môn. Tập Cận Bình có thể gồm thâu quyền lực
rồi sẽ cải cách như dự đoán lạc quan của quốc tế. Chẳng vì vậy mà không có đổ
máu!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét