Nguyện-Xuân Nghĩa - Tuần báo Sống Ngày 160119
Vùng Oanh Kích Tự Do
Chưa ra tay mà đã là thiên thần
* Người thành máy hay máy đã là người? *
Khách có người ỷ vào buổi đầu năm nên làm khó: “Cả năm nhà bác cứ oanh kích lung tung. "Có cách nào mà bác nói chuyện tử tế về một tương lai khá hơn quá khứ của mình không?”
Sao không?
Cận ngày Xuân mà nói đến việc kéo dài tuổi Xuân thì
ắt không thừa. Nhưng kéo dài tuổi bằng cách nghiên cứu loài vật có
nhiều tháng đông miên trong một năm và nhiều năm trong một đời thì đấy
là công trình của hai giáo sư về sinh học của Đại học Stanford ở California.
Không chỉ nghiên cứu, hai Tiến sĩ Craig Heller và Dennis Himhn đã tìm
ra giải đáp và phát minh ra những vật dụng có ích cho tuổi Xuân của
chúng ta.
Và Giáo sư Dennis Grahn là nhà nghiên cứu thâm niên
trong phân khoa Sinh học của trường Stanford với nhiều công trình đã
xuất bản. Còn Craig Heller là cựu Chủ tịch của phân khoa này và đã từng
cầm đầu cơ quan DARPA của Bộ Quốc phòng (Defense Advanced Research
Projects Agency) chuyên ứng dụng những phát minh mới nhất cho lãnh vực
quân sự. Chủ tịch DARPA hiện nay là một nữ giáo sư gốc Ấn Độ! Ôi nước Mỹ quái quỷ, cứ gom thiên tài của thế giới về cho mình...
Hai nhà bác học Heller và Grahn nghiên cứu hiện
tượng đông miên của loài có vú trong nhiều thập niên và ngạc nhiên về
khả năng điều tiết nhiệt độ cơ thể của súc vật khi nóng nhất và khi lạnh
nhất. Dùng phương tiện điện tử hiện đại, họ tìm ra đáp án cho một bí
mật y khoa khi người ta bắt đầu giảo nghiệm xác ướp thời cổ bên Ai Cập
và Hy Lạp. Tại sao trong lòng bàn tay và dưới gang bàn chân người ta lại có nhiều
mạch máu hơn nơi khác? Tại sao càng gần da thịt bên ngoài, là nơi dễ bị
thương tích nhất, thì cơ thể càng có nhiều mạch máu?
Họ tìm ra giải đáp khi nghiên cứu loài gấu và nhiều
súc vật vẫn ngủ qua mùa Đông trong tuyết lạnh.
Chẳng những cơ thể của
chúng được che chở dưới lớp mỡ và bộ lông khá dày ở ngoài da mà vì chúng
có một hệ thống tuần hoàn khác, để tự động bơm máu khi nhiệt độ thay
đổi. Loài người không là sinh vật có nhiều lông, nhưng bộ máy tuần hoàn
cũng phản ứng như vậy và đẩy dưỡng khí vào nơi cần sưởi nóng để điều hòa
nhiệt độ.
Nói dễ hiểu mà khỏi dùng danh từ chuyên môn khó dịch như "arteriovenous anastomose" hay AVA, thì khi nhiệt độ cơ thể tăng, máu tự động chảy vào mạch dày và mát hơn. Được "hạ nhiệt" như
vậy rồi máu mới chảy từ tứ chi về tim và bảo vệ các bộ phận ưu tiên
khỏi bị quá nóng. Ngược lại, nếu cơ thể bị lạnh thì bộ máy tuần hoàn
cũng tự động tăng sức nóng cho mạch máu ở trung tâm của cơ thể. Trung
tâm cốt lõi ấy được gọi là "core". Anh chàng TiXi (bố Trung Cộng của lũ ViXi) gọi là "hạch tâm"!
Sau khi tìm ra nguyên lý của tuần hoàn và tự điều
chỉnh nhiệt độ, hai nhà khoa học mới tìm cách nâng mức bén nhạy của
thông tin để chúng ta biết dừng trước khi quá trễ. Vì sức người có hạn
thì phải hỗ trợ cơ thể bị nhiệt bằng nước mát để từ tứ chi chạy thật
nhanh vào vùng trung ương của thân thể. Thời gian hồi phục và điều hòa
không là vài tiếng mà chỉ vài phút, và nhiệt độ của nước làm nguội cũng
được điều chỉnh cho thích hợp với nhu cầu.
Từ phát minh đó mới thấy xuất hiện công ty AVACore và nhiều máy điều
tiết nhiệt độ cho cơ thể. Nhờ vậy, từ lính chiến đến người lao lực, ai
cũng có thể thâu ngắn thời gian hồi phục nội lực. Vì khả năng điều hòa
nhiệt độ giảm dần với tuổi tác, những người lớn tuổi mà phải vật lộn
nhiều thì càng cần đến chuyện tiếp sức nội lực. Ta nên chú ý đến phát minh này. Tuổi Xuân nhờ đó kéo
dài mà khỏi dùng "steroids".
Được thành lập năm 1958, Defense Advanced Research Projects Agency
là cơ quan nghiên cứu của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, là một trong các tổ
chức tài trợ nhiều công trình nghiên cứu của nước Mỹ, nhưng nghiên cứu
về các lãnh vực tiên phong của khoa học kỹ thuật với mục tiêu ứng dụng
vào lãnh vực quốc phòng.
Từ nguyên ủy, sau khi Liên bang Xô viết phóng
vệ tinh Sputnik lên không gian vào năm 1957, Ngũ Giác Đài lập tức bảo
đảm là hệ thống quốc phòng Hoa Kỳ phải có những kỹ thuật tân tiến hơn
mọi đối thủ và DARPA trở thành một mũi nhọn quân sự tiên tiến của nước
Mỹ. Chính là DARPA phát minh ra Internet từ hơn 40 năm trước, khi đó còn
có tên là Arpanet, và đã mở rộng tầm hoạt động của mạng lưới điện toán
dân sự.
Sau nhiều lần đổi tên, ngày nay DARPA có ngân sách ba tỷ đô la và 240
nhân viên, đa số là các nhà khoa học thượng thặng. DARPA có quy chế biệt
lập với hoạt động nghiên cứu và phát triển (Research & Development)
của bộ Quốc phòng và chỉ phải chịu trách nhiệm với một giới chức cao cấp
của Ngũ Giác Đài.
Phù hiệu của DARPA
Nhưng thật ra ít ai biết rằng DARPA tiên tiến đến mức độ làm thay đổi con người.
Chúng ta biết khoa học điện toán hay công nghệ tín học có nhiều phương
tiện mạnh hơn, nhỏ hơn và ngày càng rẻ hơn. Nhìn quanh thì từ máy điện
toán gia dụng đến điện thoại tinh khôn cầm tay ta có thể thấy điều đó.
Nhưng DARPA đi xa hơn vậy. Chẳng hạn dự án Brain Interface Project của
họ (có thể tạm dịch là Giao diện Não bộ) đã tìm cách sản xuất máy điện
toán tế vi, với kích thước của một phân tử, chế tạo từ chất men (enzyms)
và di tố DNA thay vì bằng chất silicon. Họ dùng máy đó làm gì? Họ cấy
vào sọ của binh lính - hoàn toàn có thật! Máy điện toán phân tử đầu tiên đã xuất hiện
từ năm 2002 và được cải tiến năm 2004 để đạt kết quả y khoa dân sự là
chống bệnh nhờ những thông tin bất ngờ từ bộ não.
Chúng ta hãy đọc lại: từ hơn 10 năm trước DARPA đã gài máy điện tóan
nhỏ như một phân tử vào não bộ con người, nhờ đó nâng cao khả năng liên
tưởng, trí nhớ và… liên lạc bằng vô tuyến còn cao hơn máy móc. Diễn giải
cho dễ hiểu thì các máy điện toán ấy có thể trực tiếp liên lạc với nhau
với tốc độ tức thời. Người này nghĩ gì hay thấy gì thì người kia được
biết lập tức.
Một dự án khác của DARP là Silent Talk Project còn đi xa hơn:
cấy máy vào não bộ để giải mã dấu hiệu điện tử trong óc trước khi có ngôn ngữ,
tiếng nói. Người này chưa cần nói gì thì người kia và bộ máy ở trung
tâm cùng Internet đã hiểu. Một đơn vị tác chiến được cấy máy thì khỏi
dùng truyền tin, email hoặc ra dấu bằng thủ hiệu, mà mọi người kia đều
biết. Với đà này, vài năm nữa thôi, người ta đã tiến lên trình độ “thần giao cách cảm” giữa người cùng chia sẻ một mạng lưới liên lạc (“network-enabled telepathy”). Đó là tiêu chí của DARPA cho năm 2020 này!
Từ những phát minh ấy, người ta thấy được một trào lưu khoa học là
chế tạo máy điện toán có đặc tính sinh học của một bộ não. Khoa học điện
toán đang áp dụng sinh lý học và chế tạo người máy siêu cấp, là con
người thật nhưng có khả năng suy nghĩ, có sức phản ứng nhanh và mạnh hơn
máy. Chiều hướng ấy đang thành hình khi người ta sản xuất được DNA nhân
tạo và tiến thẳng vào khoa học giả tưởng!
Hoa Kỳ đang dẫn đầu cuộc cách mạnh trong các lãnh vực tiên tiến nhất
về di truyền học, trí thông minh nhân tạo, người máy tự động và
nanotechnology, là thuật lý cực tế vi, chỉ nhỏ bằng một phần triệu của
một ly.
Những tiến bộ ấy có thể xuất phát từ nhu cầu ưu tiên là quốc phòng,
nhưng những áp dụng dân sự từ các phát minh ấy sẽ làm đổi thay sinh hoạt
kinh tế, sản xuất hay kinh doanh và nhất là y tế. Cơ thể có bộ phận nào
hư thì đã có thể cấy vào một cái gì đó thay thế nên con người sống thọ
hơn.
Trước hết thì người ta không còn giao tranh như xưa và số lượng hay
quân số hết là yếu tố đáng kể. Một đơn vị biệt kích được trang bị từ bộ
não với áo giáp như vậy hiển nhiên là có khả năng tác chiến ít ai tưởng
tượng ra. Đây là ta chưa biết hết về các loại võ khí mới đang sản xuất….
Khách nổi điên với đám học trò múa tay từ 50 năm về trước. "Hay là phải
đánh cho chúng ngã bằng võ công quái dị?"
Người viết thì chỉ có thể bật
cười!
Em đọc những bài viết hay sách về Thiền Phật Giáo thì thấy "Tầm", "Tứ" thì chỉ như "Sóng" cuả "Nước". Chân Tâm không có võ công.
Trả lờiXóaVề khoa học kỹ thuật, Chính phủ có thể sáng tạo thì người khác cũng có thể sáng tạo được. HoaKỳ thì công khai áp dụng, những nước khác không công khai, nhưng biết đâu cũng đã áp dụng. Cổ súy cho kỹ nghệ này hay không, là câu hỏi cần suy nghĩ kỹ.
Poorshope không muốn satellite cuả ai chiếu vào thầy Nghiã...
Kinh tế, chính trị, lịch sử, khoa học, văn học, âm nhạc. Con nhớ cô Bích Trâm từng nói trong chương trình Bên Kia Màn Khói:"Biết đủ thứ chuyện trên đời". Thật sự con rất phục bác. Mong sau này con già con được 8 phần công lực như vậy cũng đáng cuộc đời :D
Trả lờiXóa