Vũ Linh - Việt Báo ngày 160322
... Dù sao thì dân Miến Điện cũng may mắn hơn dân ta rất nhiều...
* Lãnh tụ Aung San Suu Kyi - người tự cho là cao hơn Tổng thống *
Cả
nước Mỹ và thế giới đang bị cuốn hút vào cơn lốc vận động tranh cử đầy
chuyện … quái lạ, lột trần mặt trái của thể chế dân chủ “Made in USA”
cho cả thế giới ngơ ngác, gãi đầu gãi tai thắc mắc “đây là mô thức dân
chủ tiến bộ nhất cho nhân loại sao?”. Một thể chế dân chủ trong đó có
gần 350 triệu dân được coi như dân trí cao nhất hoàn cầu, đang chuẩn bị
lựa chọn người lãnh đạo tối cao giữa hai người, một bà lão mà 60% người
dân cho là không lương thiện, và ông già ngang tuổi, được hầu hết nhân
loại cho là mát giây và... ghét. Báo chí các nước độc tài, dẫn đầu là
Trung Cộng và CSVN, hoan hỷ loan tin không thiếu một chi tiết nào, đầy
đủ bằng chứng về tính bệnh hoạn của dân chủ Âu Mỹ so với thể chế “dân
chủ tập trung tuyệt hảo” của những “lãnh đạo đại tài”.
Trong khi đó, bên kia thế giới, có một quốc gia cũng đang tập tễnh những bước đầu vào chế độ dân chủ, chưa biết phải gọi là dân chủ kiểu gì.
Để thay đổi không khí, kẻ viết này xin mời quý độc giả bay một chuyến qua xứ Miến Điện xem họ đang làm trò trống gì bên đó.
Ngày thứ ba 15 tháng Ba, Hạ Viện Miến Điện chính thức bầu tổng thống và phó tổng thống. Theo Hiến Pháp lạ lùng có một không hai trên thế giới của Miến Điện, quốc hội bầu một tổng thống và ba phó tổng thống. Người đắc cử với nhiều phiếu nhất sẽ là tổng thống, ba người còn lại sẽ đều là phó tổng thống, chỉ ngồi chơi xơi nước, chẳng có quyền hành gì hết.
Bốn người này do bốn nhóm đề cử:
- Một người do Hạ Viện đề cử. Đảng Liên Đoàn Quốc Gia Cho Dân Chủ, National League For Democracy –NLD- đảng của bà Aung San Suu Kyi nắm tuuệ đại số nên sẽ đề cử và sẽ thắng dĩ nhiên;
- Một người do Thượng Viện đề cử, dĩ nhiên đảng NLD của bà Suu Kyi cũng nắm đa số tuyệt đối tại Thượng Viện nên cũng là người của đảng NLD luôn;
- Một người do khối quân lực nắm 25% đề cử;
- Một người do khối các dân tộc thiểu số đề cử.
Kết quả ai cũng biết trước từ lâu là người do NLD đề cử về nhất, đắc cử tổng thống, người do các tướng lãnh đề cử về nhì, làm Đệ Nhất PTT, người do Thượng Viện đề cử, cũng là NLD, về ba làm Đệ Nhị PTT, và đại diện khối dân tộc thiểu số làm Đệ Tam PTT. Cả bốn vị sẽ tuyên thệ nhậm chức ngày 1 tháng 4 tới.
Đắc cử tổng thống là ông Htin Kyaw, 69 tuổi. Ông được mô tả như là người hợp tác thân cận nhất từ hồi nào đến giờ của bà Suu Kyi. Việc bà đưa ông này ra coi như bà đã xác nhận ý định từ đầu của bà: không cho tôi làm tổng thống cũng chẳng sao hết, vì tôi sẽ còn ngồi cao hơn cả tổng thống, tôi sẽ đưa một người tuyệt đối nghe lời tôi ra làm tổng thống. Ông Htin Kyaw là một nhà văn, là cộng sự viên tâm phúc lâu năm của bà Suu Kyi. Thân sinh của ông Htin Kyaw là một nhà thơ, chẳng liên hệ gì đến chính trị, nhưng bố vợ là một trong những sáng lập viên của đảng NLD, từng hợp tác với thân sinh bà Suu Kyi, tướng Aung San. Bà vợ ông Htin Kyaw là một dân biểu của đảng NLD.
Báo Mỹ cho biết ông Htin Kyaw từng là người tâm huyết, bạn học cùng lớp thời trung học với bà Suu Kyi. Thật ra không đúng. Ông Htin Kyaw nhỏ hơn bà Suu Kyi hai tuổi, và quan trọng hơn nữa, bà Suu Kyi đi khỏi Miến Điện từ thời tiểu học, theo mẹ qua Ấn Độ khi bà mẹ được bổ nhiệm làm đại sứ tại đây. Sau đó đi thẳng qua Anh đến năm 1988 mới về nước. Chẳng khi nào học trung học tại Miến.
Ông Htin Kyaw tốt nghiệp điện toán đại học Yangon, sau đi du học bên Anh Quốc, đi làm công chức Bộ Thương Mại. Đến năm 1992, đi theo bà Suu Kyi, hoạt động trong NLD. Nhưng cũng không dính dáng gì nhiều đến chính trị, vì được bổ nhiệm phụ giúp việc quản lý – chứ không phải là tổng giám đốc như vài báo loan tin sai lầm - một quỹ nhỏ lo về công tác phước thiện của đảng.
Vai trò của ông Htin Kyaw trên chính trường Miến tuyệt đối hết sức lu mờ, chẳng ai biết, chẳng ai để ý, vì chẳng có gì. Thật sự ra, ông này chỉ là “trợ tá” đắc lực nhất của bà Suu Kyi, kiểu chỉ đâu đánh đó, bảo gì làm nấy. Có thời ông này là tài xế lái xe cho bà, khi bà còn chưa bị giam lỏng.
Việc ông Htin Kyaw được đưa ra làm tổng thống là quyết định tuyệt đối của bà Suu Kyi, khiến nhiều người ngạc nhiên, vì bà đã bỏ qua rất nhiều nhân vật lãnh đạo lớn, có uy tín của đảng, dọ đó tạo bất mãn không nhỏ trong đảng. Dù vậy, vì uy tín cá nhân của bà, tất cả dân biểu NLD đã đồng loạt bỏ phiếu cho ông Htin Kyaw.
Quyết định của bà Suu Kyi nói lên rất rõ ý định nắm quyền tuyệt đối của bà. Bà Suu Kyi giải thích bà lựa người theo tiêu chuẩn “trung thành với đảng và đường lối của đảng”, nhưng thực tế, ai cũng hiểu là “trung thành với cá nhân bà”. Tất cả mọi người đều nhìn thấy rõ ràng ông Htin Kyaw tuyệt đối không có một chút tài cán, khả năng, hay uy tín gì để làm tổng thống, mà chỉ là cánh tay nối dài và cái loa của bà Suu Kyi, một bù nhìn tuyệt đối, không hơn không kém.
Các tướng lãnh bất mãn ra mặt vì coi như bị bà Suu Kyi tát tai. Không cho tôi làm tổng thống, tôi cho tài xế của tôi làm tổng thống, các ông gặp sẽ phải cúi rạp người chào, dù không muốn tuân lệnh. Mọi thương thảo với các tướng lãnh trong mấy tháng qua đi đến tắc nghẽn ngay. Và nhiều người lo sợ sẽ đi xa hơn bế tắc, mà còn có thể có đụng độ lớn. Các tướng lãnh lúc đầu đã tìm cách chặn sự chỉ định này với lý do ông Htin Kyaw không phải là dân biểu, nên không có quyền làm tổng thống hay tham gia nội các như tất cả các bộ trưởng khác, nhưng nỗ lực này thất bại vì Hiến Pháp không có điều nào đòi hỏi tổng thống phải là dân biểu hết.
Các tướng cũng chỉ trích ứng viên của Thượng Viện thực sự cũng chẳng mang tính đại diện mà cũng chỉ là một tay chân thứ hai của bà Suu Kyi thôi. Nhưng chỉ than phiền thôi chứ với thế đa số áp đảo của đảng NLD trong Hạ Viện, các tướng lãnh chẳng làm gì khác được.
Các tướng lãnh xoay qua cách khác: đưa ông tướng coi về an ninh ra làm Đệ Nhất PTT, để cầm chân ông tổng thống của bà Suu Kyi. Việc bổ nhiệm ông này cũng là một cách “khều chân” chính quyền Mỹ vì ông tướng này nằm trong danh sách những nhân vật trong “sổ đen” của Mỹ, cấm không được vào Mỹ vì thành tích “vi phạm nhân quyền”. Ông tướng này có con rể quốc tịch Úc, nhưng cách đây ít tháng, đã chính thức từ bỏ quốc tịch Úc để ông bố vợ được bầu làm PTT.
Tương lai không sáng sủa lắm cho hy vọng đại đoàn kết. Một số các tướng trẻ hậm hực nhưng hai ông tướng cao nhất là đương kim tổng thống và tướng Tư Lệnh Quân Lực đều nhất quyết chấp nhận kết quả bầu cử, tuy vẫn không chấp nhận sửa Hiến Pháp cho bà Suu Kyi làm tổng thống.
Có nhiều tin hành lanh ngay từ sau ngày bầu cử là đã có những thương thảo giữa bà Suu Kyi và các tướng lãnh để hy vọng đi đến một giải pháp tốt đẹp, tất cả mọi người đều vui, nhưng cuộc thương thảo hoàn toàn thất bại, cả hai bên đổ thừa qua lại dĩ nhiên. Trên căn bản, các tướng lãnh chịu nhượng quyền, thay đổi Hiến Pháp để bà Suu Kyi ra làm tổng thống, bù lại, họ muốn có được những bảo đảm tối thiểu là sẽ không có trả thù, thanh toán, bắt họ, và không có chuyện đụng chạm đến các “quyền lợi kinh tế” của họ. Đàm phán thất bại vì hai bên không đồng ý đâu là giới hạn của mỗi bên, nhất là khi bà Suu Kyi công khai hứa sẽ truy lùng tham nhũng đến cùng, hiểu theo nghiã sẽ truy tố các ông tướng, họ hàng và bạn bè phe cánh của họ.
Sự chỉ định ông Htin Kyaw cũng đặt giới ngoại giao và thế giới vào thế … hơi kẹt. Đối tác Miến Điện của các tổng thống và thủ tướng trên thế giới bây giờ không ai khác hơn là … bác tài cũ của bà Suu Kyi!
Nhưng quan trọng hơn vậy, người ta không hiểu ông tổng thống này sẽ tham dự các hội nghị thượng đỉnh quốc tế như thế nào. Nếu như có phải thương thảo, lấy quyết định tối hậu tại các hội nghị đó thì chuyện gì sẽ xẩy ra? Không thể có chuyện Miến Điện tham gia các hội nghị thượng đỉnh với một tổng thống và một bà dân biểu ngồi sau lưng như Từ Hy Thái Hậu. Chẳng lẽ tổng thống của Miến Điện không bao giờ tham dự các hội nghị thượng đỉnh, mà nếu không tham gia thì ai thay thế? Hay chẳng lẽ tham gia chỉ để đọc diễn văn soạn sẵn, rồi chuyện gì cũng gật đầu, “tôi xin ghi nhận, để tôi tham khảo lại, sẽ trả lời quý vị sau”?
Đối nội cũng rắc rối không kém. Miến Điện không có chức thủ tướng. Tổng thống là người bổ nhiệm và đứng đầu nội các, lấy quyết định trong các buổi họp nội các. Thế thì bà Suu Kyi đứng hay ngồi ở đâu? Đứng ngoài thì làm sao họp nội các và quyết định? Còn như bà tham gia vào nội các với tư cách bộ trưởng gì đó thì làm sao tổng thống chủ tọa buổi họp được? Chẳng lẽ tổng thống chủ tọa họp nội các, mà chuyện gì cũng “dạ, xin mời bà bộ trưởng Suu Kyi quyết định”? Hay là “dạ, tôi xin ghi nhận ý kiến của nội các, để tôi thỉnh ý bà Suu Kyi rồi sẽ thông báo quý vị sau”?
Để giải tỏa những bế tắc thực tế này, nhiều nhà lập pháp Miến đang bàn về việc bổ nhiệm bà Suu Kyi làm thủ tướng, nắm thực quyền chính trị và ngoại giao hết, và tổng thống chỉ có vai trò biểu tượng. Ở đây, ta lại thấy một điểm đặc biệt khác của Hiến Pháp Miến: không ghi nhận chức thủ tướng, nhưng cũng không cấm. Do đó, lại là một chuyện khác mà bà Suu Kyi có thể sẽ phải điều đình với các ông tướng.
Nhìn vào quyết định đề cử tổng thống của bà Suu Kyi, rất nhiều người đã lo ngại ngay mầm móng độc tài, vì ý định nắm quyền tuyệt đối của bà, thay vì chia sẻ quyền hành với cấp lãnh đạo đảng. Trong nội bộ đảng, có thể đã có nhiều lo âu, nhưng không một ai dám lên tiếng vì uy thế của bà Suu Kyi.
Có một khía cạnh của bà Suu Kyi mà thế giới không dám nói đến. Bà Suu Kyi kiên trì chịu bị giam lỏng hai chục năm, mà không đi về Anh, dù chồng bị ung thư rồi qua đời luôn. Điều này thể hiện rõ sự can đảm và dấn thân của bà thật, nhưng cũng phản ánh rất rõ tính… ù lỳ tuyệt đối của bà.
Cả thế giới tôn sùng và thán phục bà, tặng bà giải Nobel Hoà Bình, nhưng quên mất khía cạnh… tự tin tuyệt đối, ngoan cố, không nhân nhượng đến cùng của bà. Đây là những cá tính có phần nguy hiểm ở người lãnh đạo, vì thường dễ biến thái thành một nhà độc tài. Bà Suu Kyi cũng ỷ vào uy tín rất lớn của mình để nhiều khi có thái độ khá phách lối. Như khi TT Obama thăm viếng Miến Điện, ông phải đích thân đến tận nhà riêng của bà Suu Kyi để gặp bà thay vì bà Suu Kyi đến yết kiến TT Obama tại dinh quốc khách. Có lẽ bà là nhân vật duy nhất trên thế giới mà tổng thống Mỹ phải đến tận nhà riêng để gặp.
Một khía cạnh khác nữa mà ít người chú ý: đó là quan điểm chính trị của bà.
Mới đây, dù chưa nắm quyền gì cả, bà Suu Kyi đã lên tiếng sẵn sàng thảo luận lại với Trung Cộng về những dự án viên trợ kinh tế lớn của TC bị các tướng lãnh bỏ ngang khi họ quyết định “thoát Tầu” chạy qua phiá Tây Phương và Mỹ. Miến Điện trong nửa thế kỷ trước đây bị cả thế giới tẩy chay, cấm vận, hoàn toàn sống nhờ sự bảo vệ và giúp đỡ của TC. Rồi mấy năm sau này, khi thấy Miến Điện lệ thuộc quá đáng vào ông đại đồng chí rất khó chịu và rất tham lam này, mà tình trạng kinh tế vẫn chẳng khấm khá hơn gì, các tướng lãnh quyết định chuyển hướng, mở cửa đi theo Tây Phương, tức là Âu Châu trước, rồi tới Mỹ sau. Họ tự ý cắt ngang nhiều công trình quy mô do TC đang tài trợ và tiến hành, như xa lộ và đường rầy xe lửa nối liền TC tới vùng biển của Miến Điện trong vịnh Bengal, hay những nhà máy điện, đập nước khác.
TC liền đáp ứng bằng cách làm sống lại các phong trào đòi tự trị vùng sát biên giới TC-Miến, và những nhóm du kích võ trang đòi tự trị trong vùng hoạt động mạnh lại, quậy phá các làng dọc biên giới. Bất thình lình, các nhóm này, nằm ngủ từ mấy chục năm nay, bộc phát lại, súng ống võ trang đầy đủ đánh lại quân Miến. Khi bị rượt, bỏ chạy qua biên giới TC là an toàn.
Bà Suu Kyi hợp tác lại với TC có thể là cách duy nhất mang ổn định lại trong vùng, vì bà cũng hiểu được công khai chống ông hàng xóm khổng lồ này không phải là chuyện dễ. Mặt khác, bà cũng có cảm tình đặc biệt với CS khi ông bố của bà, tướng Aung San chính là cha đẻ của đảng Cộng Sản Miến, được Mao tích cực giúp đỡ từ những ngày còn tranh đấu chống Anh để dành độc lập, tuy sau đó đảng này có vài đụng chạm với các tướng và bị các tướng loại ra ngoài vòng pháp luật. Sẽ không có gì đáng ngạc nhiên nếu đảng CS Miến được phép hoạt động trở lại sau khi bà Suu Kyi nắm thực quyền.
Nhiều người quá chú tâm vào cá nhân bà Suu Kyi mà không để ý đến quan điểm chính trị của bà. Truyền thông cấp tiến từ Âu Châu sang đến Mỹ đều nhất loạt tung hô bà lên tận mây xanh mà không thấy bất cớ một điểm nào đáng phân tích nhiều hơn ở bà Suu Kyi. Và các báo Việt trong cộng đồng tỵ nạn cũng mù tịt về chuyện này, chỉ lo ca tụng bà rập khuân theo đúng báo Mỹ.
Thực tế bà Suu Kyi là một lãnh tụ thiên tả nặng. Đi đến đâu bà cũng được khối dân nghèo tôn thờ, sùng bái như vị thánh sống. Và đi đến đâu, bà cũng hô hào chẳng những tự do dân chủ mà còn cả cải cách xã hội, chống tài phiệt, chống quân phiệt, giúp dân nghèo cùng đinh, mang lại công bằng, no ấm…
Tuyệt đại đa số dân Miến rất nghèo, mà cũng rất khổ sở sống dưới chế độ quân phiệt từ hơn nửa thế kỷ nay. Họ đều cảm phục tinh thần hy sinh đấu tranh cho họ của bà Suu Kyi, nhưng cũng mơ mộng, kỳ vọng rất nhiều vào những lời thề non hẹn biển của bà Suu Kyi và đảng NLD.
Lá cờ của đảng NLD rất giống cờ các nước CS: đỏ lòm với một ngôi sao. Khác ở hai điểm: sao trắng thay vì sao vàng, và có thêm con công là con vật biểu tượng cho Miến (một nhà báo Việt tỵ nạn nhìn không rõ, nhìn con công ra cái chổi, và rất sáng tạo, diễn giải cái chổi mang ý nghiã… quét rác rưởi xã hội!).
Giới khá giả có học và có hiểu biết hơn thì lại hy vọng bà Suu Kyi lên nắm quyền thì cả Tây Âu và Mỹ sẽ ào ào nhẩy vào giúp đỡ, tư bản Mỹ sẽ đổ xô đến, đô-la tràn ngập cả xứ, và chẳng mấy chốc, Miến Điện sẽ có đầy đủ hết, phú quý và dân chủ. Chỉ sợ là họ sẽ bị lay tỉnh rất sớm.
Nhiều người nhìn lại quá trình dân biểu từ năm 2011 của bà Suu Kyi và khó tìm ra được một thành quả cụ thể đáng nói nào. Trái lại trong suốt mấy năm làm dân biểu, bà Suu Kyi tỏ ra rất kín đáo, ít khi lên tiếng, kể cả khi có những cuộc xung đột đẫm máu giữa hai khối Phật giáo và Hồi giáo Rohingya, hay khi có những đợt dân Hồi giáo ào ào vượt biển chạy qua Thái, Mã Lai hay Úc Châu. Những người ủng hộ bà đã giải thích bà cố tình im hơi lặng tiếng để trấn an các tướng lãnh khi họ đang dè đặt chuyển hướng qua cởi mở.
Những khó khăn trước mắt của bà Suu Kyi nhiều và lớn vô kể, chưa ai biết đến mức nào, cũng như chẳng ai biết được khả năng kinh bang tế thế thực sự của bà Suu Kyi như thế nào. Quản lý một nước khác xa với tranh đấu trong nhà khi bị giam lỏng.
Dù sao thì dân Miến Điện cũng may mắn hơn dân ta rất nhiều. Tuy Miến Điện vẫn còn chập chững bước, nhưng ít ra họ cũng đang đi vào dân chủ trong khi các “lãnh đạo đại tài” của ta vẫn khư khư ôm cái đuôi “định hướng” vớ vẩn.
Trong khi đó, bên kia thế giới, có một quốc gia cũng đang tập tễnh những bước đầu vào chế độ dân chủ, chưa biết phải gọi là dân chủ kiểu gì.
Để thay đổi không khí, kẻ viết này xin mời quý độc giả bay một chuyến qua xứ Miến Điện xem họ đang làm trò trống gì bên đó.
Ngày thứ ba 15 tháng Ba, Hạ Viện Miến Điện chính thức bầu tổng thống và phó tổng thống. Theo Hiến Pháp lạ lùng có một không hai trên thế giới của Miến Điện, quốc hội bầu một tổng thống và ba phó tổng thống. Người đắc cử với nhiều phiếu nhất sẽ là tổng thống, ba người còn lại sẽ đều là phó tổng thống, chỉ ngồi chơi xơi nước, chẳng có quyền hành gì hết.
Bốn người này do bốn nhóm đề cử:
- Một người do Hạ Viện đề cử. Đảng Liên Đoàn Quốc Gia Cho Dân Chủ, National League For Democracy –NLD- đảng của bà Aung San Suu Kyi nắm tuuệ đại số nên sẽ đề cử và sẽ thắng dĩ nhiên;
- Một người do Thượng Viện đề cử, dĩ nhiên đảng NLD của bà Suu Kyi cũng nắm đa số tuyệt đối tại Thượng Viện nên cũng là người của đảng NLD luôn;
- Một người do khối quân lực nắm 25% đề cử;
- Một người do khối các dân tộc thiểu số đề cử.
Kết quả ai cũng biết trước từ lâu là người do NLD đề cử về nhất, đắc cử tổng thống, người do các tướng lãnh đề cử về nhì, làm Đệ Nhất PTT, người do Thượng Viện đề cử, cũng là NLD, về ba làm Đệ Nhị PTT, và đại diện khối dân tộc thiểu số làm Đệ Tam PTT. Cả bốn vị sẽ tuyên thệ nhậm chức ngày 1 tháng 4 tới.
Đắc cử tổng thống là ông Htin Kyaw, 69 tuổi. Ông được mô tả như là người hợp tác thân cận nhất từ hồi nào đến giờ của bà Suu Kyi. Việc bà đưa ông này ra coi như bà đã xác nhận ý định từ đầu của bà: không cho tôi làm tổng thống cũng chẳng sao hết, vì tôi sẽ còn ngồi cao hơn cả tổng thống, tôi sẽ đưa một người tuyệt đối nghe lời tôi ra làm tổng thống. Ông Htin Kyaw là một nhà văn, là cộng sự viên tâm phúc lâu năm của bà Suu Kyi. Thân sinh của ông Htin Kyaw là một nhà thơ, chẳng liên hệ gì đến chính trị, nhưng bố vợ là một trong những sáng lập viên của đảng NLD, từng hợp tác với thân sinh bà Suu Kyi, tướng Aung San. Bà vợ ông Htin Kyaw là một dân biểu của đảng NLD.
Báo Mỹ cho biết ông Htin Kyaw từng là người tâm huyết, bạn học cùng lớp thời trung học với bà Suu Kyi. Thật ra không đúng. Ông Htin Kyaw nhỏ hơn bà Suu Kyi hai tuổi, và quan trọng hơn nữa, bà Suu Kyi đi khỏi Miến Điện từ thời tiểu học, theo mẹ qua Ấn Độ khi bà mẹ được bổ nhiệm làm đại sứ tại đây. Sau đó đi thẳng qua Anh đến năm 1988 mới về nước. Chẳng khi nào học trung học tại Miến.
Ông Htin Kyaw tốt nghiệp điện toán đại học Yangon, sau đi du học bên Anh Quốc, đi làm công chức Bộ Thương Mại. Đến năm 1992, đi theo bà Suu Kyi, hoạt động trong NLD. Nhưng cũng không dính dáng gì nhiều đến chính trị, vì được bổ nhiệm phụ giúp việc quản lý – chứ không phải là tổng giám đốc như vài báo loan tin sai lầm - một quỹ nhỏ lo về công tác phước thiện của đảng.
Vai trò của ông Htin Kyaw trên chính trường Miến tuyệt đối hết sức lu mờ, chẳng ai biết, chẳng ai để ý, vì chẳng có gì. Thật sự ra, ông này chỉ là “trợ tá” đắc lực nhất của bà Suu Kyi, kiểu chỉ đâu đánh đó, bảo gì làm nấy. Có thời ông này là tài xế lái xe cho bà, khi bà còn chưa bị giam lỏng.
Việc ông Htin Kyaw được đưa ra làm tổng thống là quyết định tuyệt đối của bà Suu Kyi, khiến nhiều người ngạc nhiên, vì bà đã bỏ qua rất nhiều nhân vật lãnh đạo lớn, có uy tín của đảng, dọ đó tạo bất mãn không nhỏ trong đảng. Dù vậy, vì uy tín cá nhân của bà, tất cả dân biểu NLD đã đồng loạt bỏ phiếu cho ông Htin Kyaw.
Quyết định của bà Suu Kyi nói lên rất rõ ý định nắm quyền tuyệt đối của bà. Bà Suu Kyi giải thích bà lựa người theo tiêu chuẩn “trung thành với đảng và đường lối của đảng”, nhưng thực tế, ai cũng hiểu là “trung thành với cá nhân bà”. Tất cả mọi người đều nhìn thấy rõ ràng ông Htin Kyaw tuyệt đối không có một chút tài cán, khả năng, hay uy tín gì để làm tổng thống, mà chỉ là cánh tay nối dài và cái loa của bà Suu Kyi, một bù nhìn tuyệt đối, không hơn không kém.
Các tướng lãnh bất mãn ra mặt vì coi như bị bà Suu Kyi tát tai. Không cho tôi làm tổng thống, tôi cho tài xế của tôi làm tổng thống, các ông gặp sẽ phải cúi rạp người chào, dù không muốn tuân lệnh. Mọi thương thảo với các tướng lãnh trong mấy tháng qua đi đến tắc nghẽn ngay. Và nhiều người lo sợ sẽ đi xa hơn bế tắc, mà còn có thể có đụng độ lớn. Các tướng lãnh lúc đầu đã tìm cách chặn sự chỉ định này với lý do ông Htin Kyaw không phải là dân biểu, nên không có quyền làm tổng thống hay tham gia nội các như tất cả các bộ trưởng khác, nhưng nỗ lực này thất bại vì Hiến Pháp không có điều nào đòi hỏi tổng thống phải là dân biểu hết.
Các tướng cũng chỉ trích ứng viên của Thượng Viện thực sự cũng chẳng mang tính đại diện mà cũng chỉ là một tay chân thứ hai của bà Suu Kyi thôi. Nhưng chỉ than phiền thôi chứ với thế đa số áp đảo của đảng NLD trong Hạ Viện, các tướng lãnh chẳng làm gì khác được.
Các tướng lãnh xoay qua cách khác: đưa ông tướng coi về an ninh ra làm Đệ Nhất PTT, để cầm chân ông tổng thống của bà Suu Kyi. Việc bổ nhiệm ông này cũng là một cách “khều chân” chính quyền Mỹ vì ông tướng này nằm trong danh sách những nhân vật trong “sổ đen” của Mỹ, cấm không được vào Mỹ vì thành tích “vi phạm nhân quyền”. Ông tướng này có con rể quốc tịch Úc, nhưng cách đây ít tháng, đã chính thức từ bỏ quốc tịch Úc để ông bố vợ được bầu làm PTT.
Tương lai không sáng sủa lắm cho hy vọng đại đoàn kết. Một số các tướng trẻ hậm hực nhưng hai ông tướng cao nhất là đương kim tổng thống và tướng Tư Lệnh Quân Lực đều nhất quyết chấp nhận kết quả bầu cử, tuy vẫn không chấp nhận sửa Hiến Pháp cho bà Suu Kyi làm tổng thống.
Có nhiều tin hành lanh ngay từ sau ngày bầu cử là đã có những thương thảo giữa bà Suu Kyi và các tướng lãnh để hy vọng đi đến một giải pháp tốt đẹp, tất cả mọi người đều vui, nhưng cuộc thương thảo hoàn toàn thất bại, cả hai bên đổ thừa qua lại dĩ nhiên. Trên căn bản, các tướng lãnh chịu nhượng quyền, thay đổi Hiến Pháp để bà Suu Kyi ra làm tổng thống, bù lại, họ muốn có được những bảo đảm tối thiểu là sẽ không có trả thù, thanh toán, bắt họ, và không có chuyện đụng chạm đến các “quyền lợi kinh tế” của họ. Đàm phán thất bại vì hai bên không đồng ý đâu là giới hạn của mỗi bên, nhất là khi bà Suu Kyi công khai hứa sẽ truy lùng tham nhũng đến cùng, hiểu theo nghiã sẽ truy tố các ông tướng, họ hàng và bạn bè phe cánh của họ.
Sự chỉ định ông Htin Kyaw cũng đặt giới ngoại giao và thế giới vào thế … hơi kẹt. Đối tác Miến Điện của các tổng thống và thủ tướng trên thế giới bây giờ không ai khác hơn là … bác tài cũ của bà Suu Kyi!
Nhưng quan trọng hơn vậy, người ta không hiểu ông tổng thống này sẽ tham dự các hội nghị thượng đỉnh quốc tế như thế nào. Nếu như có phải thương thảo, lấy quyết định tối hậu tại các hội nghị đó thì chuyện gì sẽ xẩy ra? Không thể có chuyện Miến Điện tham gia các hội nghị thượng đỉnh với một tổng thống và một bà dân biểu ngồi sau lưng như Từ Hy Thái Hậu. Chẳng lẽ tổng thống của Miến Điện không bao giờ tham dự các hội nghị thượng đỉnh, mà nếu không tham gia thì ai thay thế? Hay chẳng lẽ tham gia chỉ để đọc diễn văn soạn sẵn, rồi chuyện gì cũng gật đầu, “tôi xin ghi nhận, để tôi tham khảo lại, sẽ trả lời quý vị sau”?
Đối nội cũng rắc rối không kém. Miến Điện không có chức thủ tướng. Tổng thống là người bổ nhiệm và đứng đầu nội các, lấy quyết định trong các buổi họp nội các. Thế thì bà Suu Kyi đứng hay ngồi ở đâu? Đứng ngoài thì làm sao họp nội các và quyết định? Còn như bà tham gia vào nội các với tư cách bộ trưởng gì đó thì làm sao tổng thống chủ tọa buổi họp được? Chẳng lẽ tổng thống chủ tọa họp nội các, mà chuyện gì cũng “dạ, xin mời bà bộ trưởng Suu Kyi quyết định”? Hay là “dạ, tôi xin ghi nhận ý kiến của nội các, để tôi thỉnh ý bà Suu Kyi rồi sẽ thông báo quý vị sau”?
Để giải tỏa những bế tắc thực tế này, nhiều nhà lập pháp Miến đang bàn về việc bổ nhiệm bà Suu Kyi làm thủ tướng, nắm thực quyền chính trị và ngoại giao hết, và tổng thống chỉ có vai trò biểu tượng. Ở đây, ta lại thấy một điểm đặc biệt khác của Hiến Pháp Miến: không ghi nhận chức thủ tướng, nhưng cũng không cấm. Do đó, lại là một chuyện khác mà bà Suu Kyi có thể sẽ phải điều đình với các ông tướng.
Nhìn vào quyết định đề cử tổng thống của bà Suu Kyi, rất nhiều người đã lo ngại ngay mầm móng độc tài, vì ý định nắm quyền tuyệt đối của bà, thay vì chia sẻ quyền hành với cấp lãnh đạo đảng. Trong nội bộ đảng, có thể đã có nhiều lo âu, nhưng không một ai dám lên tiếng vì uy thế của bà Suu Kyi.
Có một khía cạnh của bà Suu Kyi mà thế giới không dám nói đến. Bà Suu Kyi kiên trì chịu bị giam lỏng hai chục năm, mà không đi về Anh, dù chồng bị ung thư rồi qua đời luôn. Điều này thể hiện rõ sự can đảm và dấn thân của bà thật, nhưng cũng phản ánh rất rõ tính… ù lỳ tuyệt đối của bà.
Cả thế giới tôn sùng và thán phục bà, tặng bà giải Nobel Hoà Bình, nhưng quên mất khía cạnh… tự tin tuyệt đối, ngoan cố, không nhân nhượng đến cùng của bà. Đây là những cá tính có phần nguy hiểm ở người lãnh đạo, vì thường dễ biến thái thành một nhà độc tài. Bà Suu Kyi cũng ỷ vào uy tín rất lớn của mình để nhiều khi có thái độ khá phách lối. Như khi TT Obama thăm viếng Miến Điện, ông phải đích thân đến tận nhà riêng của bà Suu Kyi để gặp bà thay vì bà Suu Kyi đến yết kiến TT Obama tại dinh quốc khách. Có lẽ bà là nhân vật duy nhất trên thế giới mà tổng thống Mỹ phải đến tận nhà riêng để gặp.
Một khía cạnh khác nữa mà ít người chú ý: đó là quan điểm chính trị của bà.
Mới đây, dù chưa nắm quyền gì cả, bà Suu Kyi đã lên tiếng sẵn sàng thảo luận lại với Trung Cộng về những dự án viên trợ kinh tế lớn của TC bị các tướng lãnh bỏ ngang khi họ quyết định “thoát Tầu” chạy qua phiá Tây Phương và Mỹ. Miến Điện trong nửa thế kỷ trước đây bị cả thế giới tẩy chay, cấm vận, hoàn toàn sống nhờ sự bảo vệ và giúp đỡ của TC. Rồi mấy năm sau này, khi thấy Miến Điện lệ thuộc quá đáng vào ông đại đồng chí rất khó chịu và rất tham lam này, mà tình trạng kinh tế vẫn chẳng khấm khá hơn gì, các tướng lãnh quyết định chuyển hướng, mở cửa đi theo Tây Phương, tức là Âu Châu trước, rồi tới Mỹ sau. Họ tự ý cắt ngang nhiều công trình quy mô do TC đang tài trợ và tiến hành, như xa lộ và đường rầy xe lửa nối liền TC tới vùng biển của Miến Điện trong vịnh Bengal, hay những nhà máy điện, đập nước khác.
TC liền đáp ứng bằng cách làm sống lại các phong trào đòi tự trị vùng sát biên giới TC-Miến, và những nhóm du kích võ trang đòi tự trị trong vùng hoạt động mạnh lại, quậy phá các làng dọc biên giới. Bất thình lình, các nhóm này, nằm ngủ từ mấy chục năm nay, bộc phát lại, súng ống võ trang đầy đủ đánh lại quân Miến. Khi bị rượt, bỏ chạy qua biên giới TC là an toàn.
Bà Suu Kyi hợp tác lại với TC có thể là cách duy nhất mang ổn định lại trong vùng, vì bà cũng hiểu được công khai chống ông hàng xóm khổng lồ này không phải là chuyện dễ. Mặt khác, bà cũng có cảm tình đặc biệt với CS khi ông bố của bà, tướng Aung San chính là cha đẻ của đảng Cộng Sản Miến, được Mao tích cực giúp đỡ từ những ngày còn tranh đấu chống Anh để dành độc lập, tuy sau đó đảng này có vài đụng chạm với các tướng và bị các tướng loại ra ngoài vòng pháp luật. Sẽ không có gì đáng ngạc nhiên nếu đảng CS Miến được phép hoạt động trở lại sau khi bà Suu Kyi nắm thực quyền.
Nhiều người quá chú tâm vào cá nhân bà Suu Kyi mà không để ý đến quan điểm chính trị của bà. Truyền thông cấp tiến từ Âu Châu sang đến Mỹ đều nhất loạt tung hô bà lên tận mây xanh mà không thấy bất cớ một điểm nào đáng phân tích nhiều hơn ở bà Suu Kyi. Và các báo Việt trong cộng đồng tỵ nạn cũng mù tịt về chuyện này, chỉ lo ca tụng bà rập khuân theo đúng báo Mỹ.
Thực tế bà Suu Kyi là một lãnh tụ thiên tả nặng. Đi đến đâu bà cũng được khối dân nghèo tôn thờ, sùng bái như vị thánh sống. Và đi đến đâu, bà cũng hô hào chẳng những tự do dân chủ mà còn cả cải cách xã hội, chống tài phiệt, chống quân phiệt, giúp dân nghèo cùng đinh, mang lại công bằng, no ấm…
Tuyệt đại đa số dân Miến rất nghèo, mà cũng rất khổ sở sống dưới chế độ quân phiệt từ hơn nửa thế kỷ nay. Họ đều cảm phục tinh thần hy sinh đấu tranh cho họ của bà Suu Kyi, nhưng cũng mơ mộng, kỳ vọng rất nhiều vào những lời thề non hẹn biển của bà Suu Kyi và đảng NLD.
Lá cờ của đảng NLD rất giống cờ các nước CS: đỏ lòm với một ngôi sao. Khác ở hai điểm: sao trắng thay vì sao vàng, và có thêm con công là con vật biểu tượng cho Miến (một nhà báo Việt tỵ nạn nhìn không rõ, nhìn con công ra cái chổi, và rất sáng tạo, diễn giải cái chổi mang ý nghiã… quét rác rưởi xã hội!).
Giới khá giả có học và có hiểu biết hơn thì lại hy vọng bà Suu Kyi lên nắm quyền thì cả Tây Âu và Mỹ sẽ ào ào nhẩy vào giúp đỡ, tư bản Mỹ sẽ đổ xô đến, đô-la tràn ngập cả xứ, và chẳng mấy chốc, Miến Điện sẽ có đầy đủ hết, phú quý và dân chủ. Chỉ sợ là họ sẽ bị lay tỉnh rất sớm.
Nhiều người nhìn lại quá trình dân biểu từ năm 2011 của bà Suu Kyi và khó tìm ra được một thành quả cụ thể đáng nói nào. Trái lại trong suốt mấy năm làm dân biểu, bà Suu Kyi tỏ ra rất kín đáo, ít khi lên tiếng, kể cả khi có những cuộc xung đột đẫm máu giữa hai khối Phật giáo và Hồi giáo Rohingya, hay khi có những đợt dân Hồi giáo ào ào vượt biển chạy qua Thái, Mã Lai hay Úc Châu. Những người ủng hộ bà đã giải thích bà cố tình im hơi lặng tiếng để trấn an các tướng lãnh khi họ đang dè đặt chuyển hướng qua cởi mở.
Những khó khăn trước mắt của bà Suu Kyi nhiều và lớn vô kể, chưa ai biết đến mức nào, cũng như chẳng ai biết được khả năng kinh bang tế thế thực sự của bà Suu Kyi như thế nào. Quản lý một nước khác xa với tranh đấu trong nhà khi bị giam lỏng.
Dù sao thì dân Miến Điện cũng may mắn hơn dân ta rất nhiều. Tuy Miến Điện vẫn còn chập chững bước, nhưng ít ra họ cũng đang đi vào dân chủ trong khi các “lãnh đạo đại tài” của ta vẫn khư khư ôm cái đuôi “định hướng” vớ vẩn.
------
Dainamax xin giới thiệu cái nhìn của Vũ Linh. Quý độc giả có thể liên lạc với tác giả để góp ý qua email: Vulinh11@gmail.com. Bài của tác giả được đăng trên Việt Báo mỗi thứ Ba.
Poorshope không thích bài viết này:
Trả lờiXóa1."Để thay đổi không khí, kẻ viết này xin mời quý độc giả bay một chuyến qua xứ Miến Điện xem họ đang làm trò trống gì bên đó." -- dùng từ "trò trống" là không tôn trọng sự kiện này cuả nước Miến Điện, bông đuà mua vui không đúng chỗ, trong khi bao nhiêu người cuả họ đã bị giết, bản thân bà Suu Kyi nhiều năm bị quản thúc.
2. Ông Ktin Kyaw cũng có học hành về Kinh tế và computer, không phải chỉ viết văn. "Vai trò của ông Htin Kyaw trên chính trường Miến tuyệt đối hết sức lu mờ, chẳng ai biết, chẳng ai để ý, vì chẳng có gì." Nếu ông không chịu lu mờ, hoá ra ông muốn cạnh tranh với sức toả sáng đang lên cuả người bạn thân thiết cuả mình là Suu Kyi? Và chở bạn hay cộng sự cuả mình trên xe thì không nhất thiết phải bị gọi là "tài xế".
3. Bà Suu Kyi bị một điều kiện ràng buộc, là nếu bà rời Miến Điện sẽ vĩnh viễn không được phép trở về nước nưã, cho nên bà đã đành lòng không đi gặp chồng. Phải hiểu đó là một nỗi đau khổ rất kinh khủng mà bà chấp nhận gánh chịu, sao người viết có thể buông một lời chê bai vô nghiã là "ù lì tuyệt đối"? Cộng đồng tị nạn cũng đã từng "nghìn trùng xa cách" với người thân dĩ nhiên hiểu "Trong đất trời nhau mình vẫn gần", chứ mà nhờ bác Vũ Linh "khai sáng" thêm chắc còn "ù lì" hơn cả bà ta.
4. Khi xung đột Phật-Hồi giáo xẩy ra, bà có lên tiếng kêu gọi hoà giải và đoàn kết dân tộc cho nên các sư Miến Điện đã chỉ trích bà kịch liệt, gọi ý tưởng dân chủ cuả bà là "useless".
5. Không phải cứ cánh phải là tốt, hoàn hảo, chí thánh. Tuỳ vào hoàn cảnh cuả một xã hội, đất nước mà hành xử chứ rập khuôn theo "mô hình" cuả các phê bình gia, là... tiêu, phải không ạ?
6. Điểm thích nhất cuả bài này là đã gợi ý cho Miến điện đề bạt bà vào một chức vự để bà có thể trực tiếp tham gia chính sự. Và... họ đã lắng nghe lời cuả Thánh Vũ Linh. Congrat.